Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 41 - 43)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

1.1.6.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo lãnh thổ

a. Các hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành * Công nghiệp

- KCN

+ Diện tích đất tự nhiên và diện tích đất có thể cho thuê: phản ánh quy mô và khả năng quỹ đất cho phát triển và mở rộng sản xuất của KCN.

+ Tỉ lệ lấp đầy (T): được tính bằng tương quan giữa diện tích đất đã cho thuê (Tđ) với diện tích đất có thể cho thuê (Tc), phản ánh mức độ sử dụng đất cho sản xuất kinh doanh và một phần hiệu quả phát triển của KCN.

Công thức tính: T =

Tc

x100%

+ Số dự án, vốn đầu tư, vốn đầu tư bình quân trên dự án và trên diện tích đất cho thuê: các chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hút đầu tư, quy mô đầu tư của dự án, khả năng khai thác tiềm năng, đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như trang bị KH - CN trong các KCN.

+ Số lượng lao động: Tiêu chí đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm của KCN.

+ GTSX (GKCN), tốc độ gia tăng và cơ cấu: thể hiện quy mô sản xuất, mức độ đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất KCN cũng như hướng sản xuất chính của KCN.

+ Doanh thu (DKCN) và tốc độ tăng doanh thu: phản ánh quy mô và mức độ mở rộng sản xuất kinh doanh của KCN.

- Hộ nông - lâm - thủy sản: là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất nông - lâm - thủy sản.

+ Cơ cấu hộ theo loại hình: là tổng thể các loại hình hộ nông - lâm - thủy sản với tỷ trọng tương ứng của từng loại hình, phản ánh số lượng, vị trí, tỉ trọng từng loại hộ trong sản xuất nông - lâm - thủy sản, được tính bằng đơn vị %.

+ Quy mô sản xuất kinh doanh hộ: Chỉ tiêu phản ánh mức độ hộ nông - lâm - thủy sản được phát triển, con số càng lớn càng chứng tỏ tính hiệu quả và vai trò quan trọng của hộ trong khai thác lãnh thổ và phát triển KT - XH.

+ Bình quân lao động/diện tích đất sản xuất của mỗi hộ là chỉ tiêu phản ánh quy mô lao động, không gian cho sản xuất hàng hóa và khả năng thu hút đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa.

- Vùng chuyên canh

+ Mức độ liên kết với công nghiệp chế biến: Mối quan hệ giữa vùng chuyên canh với các cơ sở chế biến chặt chẽ hay lỏng lẻo (từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ).... thể hiện qua chỉ tiêu khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến

+ Khả năng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến được tính bằng tỷ lệ giữa sản lượng sản phẩm của vùng chuyên canh cung cấp cho nhà máy với công suất thiết kế của nhà máy.

* Dịch vụ

Trên địa bàn DVBTNT, TCLTDL có các hình thức rất đa dạng: điểm, tuyến, khu, đô thị du lịch…Trong luận án, chúng tôi lựa chọn hình thức đô thị du lịch (ĐTDL) để tập trung đánh giá do hiệu quả rõ nét của nó trong khai thác và phát triển ngành du lịch ở DVBTNT.

+ Tỷ trọng khách so với tổng lượng khách toàn dải: đây là chỉ tiêu phản ánh về đóng góp về số lượng khách của đô thị du lịch trong du lịch DVBTNT.

+ Cơ cấu khách du lịch: thể hiện sức hấp dẫn đối với các thị trường khách du lịch khác nhau

+ Thời gian lưu trú: thể hiện sự hấp dẫn của lãnh thổ du lịch, khả năng tăng trưởng doanh thu trong mối tương quan với chi phí và tác động môi trường.

+ Cơ cấu chi tiêu: phản ánh sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ du lịch, sự hài lòng của du khách.

+ Lao động: số lượng, thu nhập bình quân: phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cũng như khả năng giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của ngành du lịch trong đô thị.

+ Tỷ trọng của doanh thu du lịch trong tổng GTSX của đô thị du lịch: phản ánh vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch đối với nền kinh tế chung của đô thị. vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch đối với nền kinh tế chung của đô thị.

b. Các hình thức tổ chức lãnh thổ theo không gian

TCLTKT DVBTNT theo không gian có nhiều hình thức như : khu kinh tế, trung tâm kinh tế và tiểu vùng kinh tế. Nhưng nổi bật nhất ở đây vẫn là sự ra hình thành và hoạt động của hình thức khu kinh tế (KKT).

- Diện tích đất tự nhiên và diện tích đất có thể cho thuê: phản ánh quy mô và khả năng quỹ đất cho phát triển và mở rộng sản xuất của KKT.

- Tỉ lệ lấp đầy (T): được tính bằng tương quan giữa diện tích đất đã cho thuê (S- đ) với diện tích đất có thể cho thuê (Sc), phản ánh mức độ sử dụng đất cho sản xuất kinh doanh và một phần hiệu quả phát triển của KKT.

Công thức tính: T =

Sc x100(%)

- Số dự án, vốn đầu tư, vốn đầu tư bình quân trên dự án: các chỉ tiêu phản ánh khả năng, quy mô thu hút đầu tư trên dự án của các KKT, khả năng khai thác đất đai, đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như trang bị KH - CN trong KKT….

- Quy mô vốn đầu tư/doanh nghiệp: phản ánh mức độ đầu tư và khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Vốn đầu tư/diện tích đất cho thuê: phản ánh khả năng khai thác các tiềm năng trong KKT.

- Số lượng lao động: Tiêu chí đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm của KKT.

- Giá trị sản xuất (GKKT), tốc độ gia tăng và cơ cấu: thể hiện quy mô sản xuất, mức độ đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất KKT cũng như hướng sản xuất chính của KKT.

- Năng suất lao động: là tương quan giữa giá trị sản xuất so với lao động của KKT, biểu hiện hiệu suất lao động cũng như trình độ KH - CN ở đây.

- Doanh thu (DKKT) và tốc độ tăng doanh thu: phản ánh quy mô và mức độ mở rộng sản xuất kinh doanh của KKT.

- Giá trị xuất khẩu (XKKT): thể hiện sự mở rộng thị trường ra bên ngoài của KKT. - Tỉ trọng giá trị xuất khẩu (TXKKT): là tương quan giữa XKTK với GKKT, phản ánh xu hướng phát triển thị trường (khả năng hướng ngoại của sản phẩm hàng hóa) ở KKT.

Công thức tính: KKT 100(%)

KKT KKT XG

T = ×

- Nộp ngân sách: Thể hiện vai trò và nghĩa vụ cũng như phản ánh thực trạng hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của KKT đối với sự phát triển kinh tế chung của nhà nước.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w