Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 149 - 150)

a. Đô thị

3.3.1.2. Cơ chế chính sách

a. Chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng ven biển và biển

- Đối với việc phát triển mạng lưới giao thông: có chính sách hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhằm hoàn thiện các tuyến đường ven biển và mạng kết nối với nội địa; cảng biển, sân bay.

+ Đường bộ: Hỗ trợ xây dựng tuyến đường giao thông ven biển đã được quy hoạch đến năm 2020, nối các huyện, thị của DVBTNT; hỗ trợ xây dựng và hoàn thành đường cao tốc Bắc - Nam đoạn: Thanh Hóa - Vinh, Vinh - Hà Tĩnh; hỗ trợ nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện các tuyến đường cũ, đường đang xây dựng, mặt khác tiến hành xây mới một số tuyến đường như: đường nối quốc lộ 45 (Thanh Hoá), Quốc lộ 47 với quốc lộ 48 (Nghệ An); cầu vượt đường sắt trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 7, 8…

+ Đường sắt: hỗ trợ nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia và khu vực, triển khai đường sắt đôi khổ 1.435 mm đoạn Hà Nội - Vinh; xây dựng đường sắt cao tốc Vinh - Hà Nội.

+ Hỗ trợ hoàn thành nâng cấp các cảng tại các KKT như: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng.

+ Hỗ trợ hoàn thành xây dựng sân bay Sao Vàng (Thanh Hóa), hiện đại hóa sân bay Vinh.

- Hỗ trợ để hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật các hành lang kinh tế gắn kết các đô thị, cảng biển, sân bay với các KKT như hành lang kinh tế Thanh Hóa - Sầm Sơn, Vinh - Cửa Lò - Bến Thủy, Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình và các hành lang kinh tế Đông - Tây nối các cửa khẩu phía Tây ra các cửa biển phía Đông.

- Đối với hệ thống điện: cần có chính sách hỗ trợ thực hiện tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; đầu tư xây dựng các nhà máy phong điện, cơ sở phát điện bằng sóng biển, thủy triều…; hỗ trợ xây

dựng mới, cải tạo nâng cấp mạng đường dây và trạm biến áp theo quy hoạch, đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh.

- Hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong các KKT, KCN để thu hút đầu tư làm tăng tỷ lệ lấp đầy, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu; phát triển có trọng điểm các KKT.

b. Chính sách phát triển các công trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

DVBTNT là dải hứng chịu thiên tai với tần suất cao, mức độ thiệt hại lớn so với các dải khác trong cả nước. Với tình hình môi trường ngày càng xấu đi, tạo điều kiện cho dải phòng chống giảm nhẹ thiệt hại thiên tai là nhu cầu cần thiết nhằm bảo vệ những thành quả phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy cần có quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; phát triển các công trình thủy lợi lớn nhằm ngăn chặn hậu quả các trận lũ lụt, hạn hán, hệ thống thủy lợi còn rất quan trọng cho phát triển thủy điện, nước sinh hoạt và phát triển công nghiệp của dải.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w