6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
2.2.2.2. Ngành nôn g lâ m thủy sản
a. GTSX, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX
Nông - lâm - thủy sản giữ vai trò chủ đạo trong đời sống KT - XH của DVBTNT. Năm 2011, mặc dù tỷ trọng của nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm 27,4% GTSX, thu hút tới 53,5% lao động của toàn dải.
Bảng 2.12. Giá trị và cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011
1. GTSX (tỉ đồng - giá 1994) 3.799,7 4.140,5 6.507,8 6.753,6
- Tốc độ tăng trưởng (%) 7,1 6,1 2,6 3,4
2. GTSX (tỉ đồng - thực tế) 4.779,2 10.246,2 21.873,9 25.325,3
- So với GTSX nông - lâm - thủy sản 3 tỉnh TNT (%) 26,6 45,2 41,8 28,7 4. Cơ cấu GTSX 100 100 100 100 - Nông nghiệp 75,3 74,2 76,2 72,7 - Lâm Nghiệp 4,5 2,4 1,7 1,9 - Thủy sản 20,2 23,4 22,1 25,4 Nguồn: Tính toán từ [19] đến [26],[103] đến [136]
Tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm - thủy sản không ổn định và thấp nhất so với ngành công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2000 - 2011 đạt 3,4%/năm ; trong đó năm 2000 tăng trưởng cao nhất, đạt 7,1% do được mùa trong sản xuất cây lương thực (đặc biệt là lúa), trong ngành thủy hải sản, lại không bị thiên tai đe dọa. Nguyên nhân của sự tăng trưởng không ổn định là do ngành nông - lâm - thủy sản phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên, sản xuất manh mún...
Trong cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản, nông nghiệp vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm. Năm 2000, nông nghiệp chiếm 75,3% đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn 72,3%; lâm nghiệp có xu hướng giảm rõ rệt từ 4,5% xuống còn 1,9%; thủy sản là lĩnh vực mũi nhọn của dải, được mở rộng về diện tích và cả đầu tư thâm canh, nuôi trồng đa dạng nên tỉ trọng ngày càng tăng lên trong cơ cấu từ 20,2% lên 25,4%.
Hình 2.3. Năng suất lao động ngành nông - lâm - thủy sản ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011
NSLĐ ngành nông - lâm - thủy sản ở DVBTNT cao hơn so với ba tỉnh TNT và có xu hướng ngày càng tăng. Nếu như năm 2000, NSLĐ chỉ đạt 6,2 triệu đồng/lao động thì đến 2005 tăng 2,2 lần với 13,5 triệu đồng/lao động và năm 2011 tăng 5,1 lần với 31,4 triệu đồng/lao động, bằng 111% so với NSLĐ nông - lâm - thủy sản của ba tỉnh TNT. Tuy nhiên, so với NSLĐ ngành công nghiệp và dịch vụ thì NSLĐ nông - lâm - thủy sản vẫn thấp hơn nhiều do đặc điểm sản xuất nông nghiệp, do đất đai manh mún, phân tán, yếu tố đầu vào như phân bón, vật tư nông nghiệp tăng cao, khả năng áp dụng cơ giới hóa thấp, các chuỗi giá trị ngành hàng có khả năng cạnh tranh và gia tăng giá trị kém...
c. Các ngành nông - lâm - thủy sản * Nông nghiệp
- GTSX và cơ cấu GTSX
Đây vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng của DVBTNT. Mặc dù tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp không lớn nhưng nhân dân ở đây đã khai thác tối đa những khu vực có điều kiện để sản xuất. Bình quân thời kỳ 2000 - 2011 GTSX nông nghiệp ven biển tăng 4,6%/năm.
Bảng 2.13. Giá trị và cơ cấu GTSX nông nghiệp ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011
1. GTSX (Tỉ đồng, giá hiện hành) 3.493,7 7.606,6 16.668,9 18.403,0
- So với GTSX nông nghiệp ba tỉnh TNT
(%) 32,7 41,6 39,0 25,7 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 - Trồng trọt 73,4 64,5 58,0 57,6 - Chăn nuôi 24,7 32,8 39,4 39,1 - Dịch vụ 1,9 2,7 2,6 3,3 Nguồn: Tính toán từ [19] đến[26],[103] đến [136]
2011 tăng lên 18.403,0 tỉ đồng, gấp 5,7 lần và chiếm 25,7% GTSX nông nghiệp của ba tỉnh TNT. Tuy nhiên, so với GTSX nông nghiệp của ba tỉnh TNT thì tỷ trọng GTSX của DVBTNT có xu hướng giảm do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến đổi khí hậu, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp giảm.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm, song còn chậm. Lĩnh vực trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng thời kỳ 2000 - 2011 có xu hướng giảm (từ 73,4% năm 2000 xuống còn 57,6% năm 2011). Tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng lên. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của nước ta.
- Trồng trọt
+ GTSX và cơ cấu GTSX
Đây là ngành sản xuất chính và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GTSX nông nghiệp. DVBTNT là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một hệ cây trồng đa dạng.
Bảng 2.14. Giá trị và cơ cấu GTSX ngành trồng trọt ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011 Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011 1. GTSX (Tỉ đồng, giá hiện hành) 2.564,4 4.906,3 9.668,0 10.600,1 - So với GTSX trồng trọt của ba tỉnh TNT (%) 32,0 40,2 36,0 31,7 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 - Cây lương thực 68,4 66,9 62,6 62,2
- Cây công nghiệp 17,0 18,5 20,7 20,9
- Cây rau, đậu 11,5 12,2 14,9 15,2
- Cây khác 3,1 2,4 1,8 1,7
Nguồn: Tính toán từ [19] đến[26],[103] đến[136]
Năm 2000, GTSX đạt 2.564,4 tỉ đồng, năm 2011 tăng lên 10.600,1 tỉ đồng, chiếm 57,6% GTSX của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, so với GTSX ngành trồng trọt của 3 tỉnh TNT thì ở DVBTNT có xu hướng giảm do đây là vùng thường xuyên bị thiên tai, dịch bệnh đe dọa, đồng thời là dải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho diện tích có khả năng trồng trọt giảm.
Trong cơ cấu GTSX ngành trồng trọt, cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm, từ 66,8% năm 2000 xuống còn 60,2% do trong cây lương thực, cây lúa là cây trồng chính nhưng GTSX giảm. Tỷ trọng của các loại cây khác tăng, đặc biệt là cây công nghiệp và cây rau đậu do việc phát triển đem lại hiệu quả cao hơn và có giá trị hàng hóa lớn.
+ Diện tích và sản lượng và năng suất trồng trọt
nhiễm mặn vùng ven biển nên khó canh tác. Năm 2011, diện tích gieo trồng giảm 4,3 nghìn ha so với năm 2010 do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trồng cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm bị mặn hóa ven biển sang nuôi trồng thủy hải sản và sang nhóm đất phi nông nghiệp. [phụ lục 2.5]
Năng suất và sản lượng trồng trọt tăng đều qua các năm, đặc biệt là cây lương thực và cây rau đậu do dải đồng bằng hẹp ven biển của dải có chất đất tốt, nguồn nước dồi dào, lại được đầu tư thâm canh, tăng vụ nên đem lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng nhóm cây công nghiệp có xu hướng giảm do có nhiều loại cây, đặc biệt là cây công nghiệp hàng năm hiệu quả sản xuất không cao nên giảm diện tích trồng trọt. [phụ lục 2.5]
+ Về hiệu quả sản xuất, tất cả các loại cây trồng đều có GTSX/1 ha đất canh tác tăng nhanh. Năm 2011 tăng gấp 4,1 lần so với năm 2000. Trong đó, nhóm cây rau, đậu có GTSX/ha cao nhất với 65 triệu đồng/ha năm; nhóm cây công nghiệp tăng nhanh và đạt giá trị tương đối cao với 42,9 triệu đồng/ha; nhóm cây lương thực đạt 34 triệu đồng/ha và các loại cây khác chiếm giá trị thấp nhất, với 32,8 triệu đồng/ha.
Bảng 2.15. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất của các loại cây trồng ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011
Đơn vị: triệu đồng/ha
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011
1. GTSX/ha đất trồng 9,3 15,8 34,5 38,4
- Cây lương thực 8,3 15,0 30,7 34,0
- Cây công nghiệp 10,4 14,2 38,0 42,9
- Cây rau, đậu 20,6 27,9 58,3 65,0
- Cây khác 12,8 18,4 31,1 32,8
Nguồn: Tính toán từ [19] đến[26],[103] đến[136]
+ Cây lương thực
Cây lương thực là cây trồng chính của DVBTNT vì đây là dải có những đồng bằng hẹp chạy dọc ven biển. Mặc dù diện tích trồng cây lương thực chỉ chiếm 29,4% diện tích cây lương thực của ba tỉnh TNT và có xu hướng ngày càng giảm trong cơ cấu nhưng nhờ những lợi thế thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước, đầu tư thâm canh nên sản lượng, năng suất lương thực cao và tăng nhanh, chiếm 30,1% sản lượng, bằng 102,6% năng suất lương thực của ba tỉnh TNT. Năm 2011, bình quân lương thực trên đầu người đạt 1.296,5 kg/người, gấp 4,2 lần so với năm 2000. [Phụ lục 2.6]
Các huyện có diện tích, sản lượng và năng suất lương thực cao là: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Thạch Hà, Cẩm Xuyên.
Cùng với sự tăng nhanh của sản lượng lương thực, các cây trồng có giá trị kinh tế cao khác cũng đang được DVBTNT chú trọng đầu tư, phát triển. Ngoài ra,
DVBTNT còn chú trọng xây dựng các vùng chuyên canh trong ngành trồng trọt và đang thực sự là những mô hình phát triển mạnh ở nhiều địa phương ven biển. Trong nhóm cây lương thực, lúa và ngô là hai cây trồng chính.
Lúa: là cây trồng chủ yếu và quan trọng nhất của DVBTNT. Diện tích gieo trồng giao động trong khoảng 170 - 200 nghìn ha, chiếm 31,7% diện tích lúa của ba tỉnh TNT. Trong những năm qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chuyển một phần đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp nên diện tích có xu hướng giảm xuống từ 202,5 nghìn ha năm 2000 xuống còn 171,7 nghìn ha năm 2011. Tuy nhiên, với sự đầu tư, thâm canh cao nên sản lượng, năng suất lúa đều tăng. Năm 2000, sản lượng lúa đạt 800,4 nghìn tấn, đến năm 2011 tăng lên 903,1 nghìn tấn; năng suất đạt tương ứng 39,5 tạ/ha lên 52,6 tạ/ha. Những huyện có diện tích, sản lượng lúa cao nhất trong DVBTNT phải kể đến: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Thạch Hà, Cẩm Xuyên; đặc biệt huyện Cẩm Xuyên có diện tích và sản lượng lúa cao nhất tỉnh Hà Tĩnh [Phụ lục 2.7].
Ngô: là một trong những cây trồng cho năng suất và sản lượng lớn, được trồng ở những bãi bồi ven sông, những vùng gò đồi của các huyện thị ở DVBTNT. Đây là cây trồng dễ tính, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu, đặc biệt điều kiện đất đai, khí hậu của DVBTNT rất thích hợp để cây ngô sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, do có sự thay đổi về cơ cấu chăn nuôi, tập quán ăn uống của dân cư, biến động của thị trường nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô biến động lớn và có xu hướng giảm. Năm 2011 diện tích trồng ngô là 22,5 nghìn ha (giảm 2,7 nghìn ha so với năm 2010), sản lượng đạt 91,7 nghìn tấn (giảm 12,1 nghìn tấn so với năm 2010), năng suất đạt 40,7 tạ/ha (giảm 0,4 tạ/ha so với năm 2010), chiếm 18,8% diện tích, 20,4% sản lượng và bằng 116% năng suất ngô của ba tỉnh TNT. Các huyện trồng ngô và cho sản lượng cao nhất là Hoằng Hóa, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Nghi Lộc, chiếm 68,3% diện tích và 70,2% sản lượng ngô của toàn dải. Đặc biệt, huyện Hoằng Hóa có diện tích và sản lượng trồng ngô lớn nhất tỉnh Thanh Hóa. [Phụ lục 2.8]
+ Cây công nghiệp
Do đặc điểm về địa hình, đất đai và khí hậu nên ở DVBTNT chủ yếu phát triển cây công nghiệp hàng năm với các cây trồng điển hình như: cói, vừng và lạc.
Cói là cây trồng đặc trưng nhất của DVBTNT, nhất là ở DVB Thanh Hóa. Giai đoạn 2000 - 2011, diện tích và sản lượng cói có xu hướng tăng lên, do đây là cây trồng cho giá trị kinh tế tương đối cao, trồng cói giúp mở rộng diện tích ra phía biển; hiện nay nhà nước đang quy hoạch thành các vùng sản xuất cói tập trung làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Năm 2011, diện tích trồng cói là 4,6 nghìn ha, sản lượng đạt 32,1 nghìn tấn, tăng 0,9 nghìn ha và 7,1 nghìn tấn so với năm
2000; chiếm 88,3% diện tích và 88,4% sản lượng cói của ba tỉnh TNT. Nga Sơn là huyện trồng cói lớn nhất, nổi tiếng nhất không chỉ của DVBTNT mà cả vùng Bắc Trung Bộ và cả nước; cói ở đây có sợi nhỏ, dai, óng mượt, đặc biệt ít có nơi nào có thể trồng được loại cói dài như ở vùng này, loại cói chuyên dùng để dệt nên những loại chiếu vừa đẹp lại vừa bền; chiếu cói Nga Sơn là một sản phẩm nổi tiếng của vùng đất ven biển, được lưu truyền qua bao đời, bao thế hệ trên khắp mọi miền đất nước, nó nổi tiếng đến mức đã đi vào cả trong ca dao và tục ngữ của người Việt Nam; năm 2011 diện trồng cói của Nga Sơn là 3,3 nghìn ha, sản lượng đạt 23,6 nghìn tấn, chiếm 71,7% diện tích, 73,5% sản lượng cói của DVBTNT.
Vừng và lạc là hai cây trồng đặc trưng của DVBTNT, chúng được sản xuất để lấy dầu và là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm (chủ yếu là thức ăn nhanh) và ép dầu. Năm 2011, vừng chiếm 77,7% diện tích và 76,4% sản lượng vừng của ba tỉnh TNT; lạc chiếm 56,3% diện tích và 56,5% sản lượng lạc của ba tỉnh TNT. Vừng và lạc được trồng nhiều nhất ở các huyện Tĩnh Gia, Diễn Châu, Nghi Lộc, Kỳ Anh vì đây là các cây trồng thích hợp với đất phù sa ven sông và các loại đất cát và cát pha. Đặc biệt, Tĩnh Gia, Kỳ Anh và Nghi Lộc là các huyện có diện tích và sản lượng trồng lạc nhiều nhất của ba tỉnh TNT; Diễn Châu là vùng trồng vừng nhiều nhất của tỉnh Nghệ An.
+ Cây rau, đậu: đây là nhóm cây trồng chiếm 15,2% GTSX của ngành trồng trọt ở DVBTNT nhưng cho hiệu quả sản xuất cao nhất so với các nhóm cây trồng khác, năm 2011 GTSX/ha trồng trọt đạt 65 triệu đồng/ha, gấp 1,9 lần nhóm cây lương thực, 1,5 lần nhóm cây công nghiệp; năng suất đạt cao nhất với 74,2 tạ/ha. Nhóm cây rau đậu bao gồm có rau và đậu các loại, trong đó rau chiếm phần lớn diện tích. Năm 2011, rau đậu chiếm 38,8% diện tích, 40,2% sản lượng rau đậu của ba tỉnh TNT. Các huyện trồng nhiều rau, đậu là Quảng Xương, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Thạch Hà, nơi đây có các vườn ươm cây giống, hàng năm cung cấp giống cho các huyện, thị của ba tỉnh TNT.
- Chăn nuôi
+ Chăn nuôi ngày càng được chú trọng phát triển ở DVBTNT. Mặc dù chưa thật ổn định nhưng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu GTSX nông nghiệp có xu hướng tăng từ 24,7% năm 2000 lên 39,1% năm 2011, chiếm 38,8% GTSX ngành chăn nuôi ba tỉnh TNT.
Bảng 2.16. Giá trị và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011
- So với GTSX chăn nuôi ba tỉnh TNT (%) 35,6 43,4 44,7 38,8
2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100
- Gia súc 54,7 65,8 58,5 55,6
- Gia cầm 43,4 32,5 39,6 42,4
- Không qua giết mổ và chăn nuôi khác 1,9 1,7 1,9 2,0
Nguồn: Tính toán từ [19] đến[26],[103] đến[136]
+ Trong cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm từ 58,5% năm 2010 xuống còn 55,6% năm 2011 do các đồng cỏ ở trên toàn dải giảm diện tích đáng kể; đồng thời do chính sách của ba tỉnh TNT, chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc ở các vùng phía Tây và phát triển tập trung trong các trang trại ở miền núi; hơn nữa nhu cầu về sức kéo và phân bón giảm hẳn. Trong chăn nuôi gia súc của DVBTNT, thế mạnh lớn nhất là chăn nuôi bò, lợn.
Chăn nuôi bò: có xu hướng giảm do số lượng đồng cỏ tự nhiên ngày càng thu hẹp, chăn nuôi chủ yếu để lấy thịt và phục vụ cho nhu cầu trong nội vùng. Năm 2000, số lượng đàn bò 231,9 nghìn con đến năm 2011 giảm xuống còn 212,0 nghìn con, chiếm 27,5% đàn bò của ba tỉnh TNT. Các huyện nuôi nhiều bò nhất là Tĩnh Gia, Diễn