6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
2.2.2.3. Ngành dịch vụ
a. GTSX, tốc độ tăng GTSX
Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng của DVBTNT. Năm 2011, GTSX dịch vụ đạt 23.660,1 tỉ đồng, chiếm 25,6% GTSX DVBTNT, với tốc độ tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2000 - 2011 là 12,7%/năm. Các ngành dịch vụ quan trọng, nổi bật và đem lại giá trị tương đối cao cho DVBTNT phải kể đến là giao thông vận tải và du lịch.
b. Giao thông vận tải (GTVT)
GTVT của DVBTNT có nhiều điều kiện để phát triển. Hệ thống GTVT trên toàn dải ngày càng được hoàn thiện; trong đó nâng cấp và xây mới nhiều loại hình vận tải. Trong những năm gần đây, ngành GTVT đã chuyên chở một khối lượng hàng hoá và hành khách rất lớn. Toàn dải có hầu hết các loại hình vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường ống.
Bảng 2.25. Tình hình vận tải ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011
Tiêu chí Đơn vị tính 2000 2005 2010 2011
1. Vận tải hành khách
- Số lượt vận chuyển Triệu lượt người 6,9 12,4 25,5 28,7 - Số lượt luân chuyển Triệu lượt người.km 376,3 878,3 1.824,4 2.134,7
2. Vận tải hàng hóa
- Khối lượng vận chuyển Triệu tấn 8,4 19,5 35,6 40,2 - Khối lượng luân chuyển Triệu tấn.km 797,4 1.666,2 3.103,5 4.000,3
Nguồn [19],[21],[26] từ [103] đến [136]
Từ năm 2000 đến 2011, về vận tải hành khách, số lượt vận chuyển tăng từ 6,9 triệu lượt người lên 28,7 triệu lượt người, số lượt luân chuyển tăng từ 376,3 triệu lượt người.km lên 2.134,7 triệu lượt người.km, với tốc độ tăng trưởng trung bình tương ứng là 13,8%/năm và 17,1%/năm; về vận tải hàng hóa, khối lượng vận chuyển tăng từ 8,4 triệu tấn lên 40,2 triệu tấn, khối lượng luân chuyển tăng từ 797,4 triệu tấn.km lên 4.000,3 triệu tấn.km, tốc độ tăng tương ứng 15,3%/năm và 15,8%/năm.
Về cơ cấu vận tải, trong các loại hình vận tải có ở DVBTNT, vận tải đường bộ chiếm ưu thế tuyệt đối do những cải tiến quan trọng về phương tiện vận tải, về hệ thống đường, tính cơ động cao, hành khách và hàng hóa có thể chủ động về thời gian, giá cả ngày càng hợp lý. Năm 2011, loại hình vận tải này chiếm 98,6% số lượng hành khách vận chuyển, 99% số lượng hành khách luân chuyển, 86,8% khối lượng hàng hóa
vận chuyển, 55,6% khối lượng hàng hóa luân chuyển. [Phụ lục 2.9]
Trong ngành GTVT ở DVBTNT, phải kể đến là lĩnh vực vận tải đường biển. Ở đây có các cảng ra vào rất thuận lợi với năng lực bốc dỡ tương đối lớn, đồng thời hệ thống tàu thuyền có khả năng cho phép vận chuyển một khối lượng hàng hoá lớn và chi phí vận chuyển không quá cao.
Trên toàn dải có ba cảng lớn: cảng Nghi Sơn, cảng Cửa Lò, cảng Vũng Áng; ngoài ra còn có nhiều cảng nhỏ như: cảng Lạch Hới, Lạch Bạng, cảng Lễ Môn, cảng Xuân Hải…
- Cảng Nghi Sơn được khởi công vào tháng 12/2000, hoàn thành vào tháng 6/2006. Cảng gồm có hai bến: bến số 1 khởi công vào tháng 12/2000 và hoàn thành vào tháng 12/2002 với tổng mức đầu tư 198 tỷ đồng, công suất thiết kế 500.000 tấn/năm; bến số 2 cảng Nghi Sơn khởi công vào tháng 4/2004 và hoàn thành vào tháng 6/2006 với tổng mức đầu tư 273,6 tỷ đồng, công suất thiết kế 900.000 tấn/năm. Với sự có mặt của cảng Nghi Sơn ở đây đã hình thành nên một KCN lớn của cả vùng: KCN Nghi Sơn - Tĩnh Gia (vật liệu xây dựng, dịch vụ cảng biển, chế biến hải sản, cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền...). Năm 2011, khối lượng hàng hoá thông qua cảng là 320 tỉ tấn; trong đó hàng xuất khẩu chiếm 13,4%, hàng nhập khẩu chiếm 0,6%, còn lại phần lớn là hàng nội địa (85,9%). [152]
- Cảng Cửa Lò được khánh thành và đưa vào khai thác từ năm 1980 với công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm. Hiện nay, được sự đầu tư nâng cấp công suất cảng đã tăng lên 2 - 2,5 triệu tấn/năm, với tổng số cầu cảng là 4 và một đê chắn cát chạy dọc ven bờ Nam của luồng tàu. Năm 2012, khối lượng hàng hoá thông qua cảng là 1,9 triệu tấn (đạt hơn 70% năng lực); trong đó hàng xuất khẩu chiếm 50,9%, hàng nhập khẩu chiếm 2%, còn lại phần lớn là hàng nội địa (47,1%). Hàng hoá nhập từ cảng bao gồm: than, phân bón, sắt thép, xe máy..., hàng xuất khẩu qua cảng chủ yếu là gỗ quá cảnh từ Lào, ngoài ra còn có nông sản, thuỷ sản và khoáng sản. [153]
- Cảng Vũng Áng (Kỳ Anh) cũng là một trong những cảng biển quan trọng của vùng. Cảng có độ sâu tự nhiên để tàu lớn hàng chục vạn tấn ra vào được. Đến nay, cảng Vũng Áng sẽ có công suất 2,6 - 3,9 triệu tấn. Năm 2010 khối lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 815.000 tấn. [154]
Như vậy, với hệ thống cảng quan trọng của vùng đã hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả, làm cho khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển bằng đường biển của toàn dải tăng lên qua các năm, đem lại một doanh thu lớn cho DVBTNT nói riêng và ba tỉnh TNT nói chung.
Bảng 2.26. Khối lượng hàng hoá vận chuyển, luân chuyển và doanh thu bằng đường biển ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011
Hàng hoá vận chuyển (Nghìn tấn) 429,0 1.036,0 3.727,5 4.192,0 Hàng hoá luân chuyển (Triệu tấn.km) 354,7 798,5 1.483,6 1.695,0
Doanh thu (Tỉ đồng) 150,5 184,4 628,2 664,0
Nguồn: Tính toán từ [19],[21],[26]
Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng từ 429 nghìn tấn năm 2000 lên 4.192 nghìn tấn năm 2011, gấp gần 9,8 lần, chiếm 4,8% khối lượng hàng hóa vận chuyển của ba tỉnh TNT. Khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng từ 354,7 triệu tấn.km năm 2000 lên 1.695 triệu tấn.km năm 2011, gấp 4,8 lần, chiếm 37,7% khối lượng hàng hóa luân chuyển của ba tỉnh TNT.
Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển chủ yếu là hàng: vật liệu xây dựng, hàng nông sản, thiết bị máy móc, phân đạm…
Cùng với sự phát triển của hệ thống cảng biển, sự gia tăng của luồng hàng vận tải biển, doanh thu đã tăng lên đáng kể. Doanh thu vận tải biển đã tăng 4,4 lần trong 11 năm qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân 14,4%/năm. Cơ cấu doanh thu vận tải biển chủ yếu vẫn là vận tải hàng hóa, chiếm gần 80,0%, còn lại là hoạt động bốc xếp hàng hóa.
Các tuyến đường biển của DVBTNT ngày càng được mở rộng trên phạm vi cả nước và khắp nơi trên thế giới. Điển hình như các tuyến: Nghi Sơn - Cửa Lò - Vũng Áng - Đà Nẵng - Quy Nhơn; Nghi Sơn - Hải Phòng - Quảng Ninh; Vũng Áng - Sài Gòn; Nghi Sơn - Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc; Cửa Lò - Nhật Bản; Vũng Áng - Trung Quốc…
Nhìn chung, ngành vận tải biển ở DVBTNT đã có sự chuyển biến rõ rệt. Trong thời gian tới, đây là một loại hình vận tải đầy triển vọng khi các KKT tổng hợp được đầu tư và hoàn thiện đi kèm với việc hình thành và phát triển các ngành kinh tế đặc thù ở DVBTNT.
Nói tóm lại, sự phát triển của mạng lưới GTVT ở DVBTNT đã hình thành nên những đầu mối giao thông quan trọng, giúp cho quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và hình thành nên các liên kết không gian trong phạm vi toàn dải và với các vùng khác trong cả nước.
c. Du lịch
Du lịch DVBTNT dựa vào tiềm năng của mình đã có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 20%/năm và đã khẳng định được vị trí số một của mình trong cơ cấu du lịch của ba tỉnh TNT. Năm 2011, doanh thu du lịch chiếm 90,9% doanh thu du lịch ba tỉnh TNT.
* Thị trường khách du lịch
Trong những năm gần đây, do đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu du lịch, trong đó du lịch biển ngày càng tăng. Lượng khách du lịch đến
DVBTNT ngày càng nhiều và tăng nhanh.
Bảng 2.27. Số lượng khách du lịch ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011
Số lượng khách (nghìn lượt) 1.100,6 2.537,5 6.468,3 7.638,9 So với Thanh - Nghệ - Tĩnh (%) 97,3 84,1 80,6 83,0
Trong đó: - Khách nội địa 1.078,2 2.490,5 6.337,3 7.486,7
- Khách quốc tế 22,4 47,0 131,0 152,2 Nguồn: Tính toán từ [66] đến[69],[86],[103] đến[136]
Lượng khách du lịch đến DVBTNT trong 11 năm qua có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, bình quân giai đoạn 2000 - 2011 là 19,3%/năm, tuy nhiên, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của du lịch 3 tỉnh TNT (21,0%/năm). Năm 2011, DVBTNT đón 7.638,9 nghìn lượt khách, chiếm 83,0% so với khách du lịch của ba tỉnh TNT.
Trong số lượt khách du lịch đến DVBTNT, số lượng khách quốc tế chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ song có xu hướng tăng nhanh qua các năm, từ 22,4 nghìn lượt người vào năm 2000 đã tăng lên 47,0 nghìn lượt năm 2005 và 152,2 nghìn lượt năm 2011. Tuy số lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh qua các năm nhưng đây vẫn là một con số rất nhỏ so với các DVB khác của cả nước, đồng thời thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế rất ngắn, thường không quá 2 ngày. Mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở đây thấp, từ 500.000 - 1.000.000 đồng/ngày/người.
Đại bộ phận khách du lịch đến DVBTNT là khách nội địa, chiếm trên 97% và ngày càng đông, mục đích chính là tắm biển và nghỉ dưỡng rồi kết hợp với tham quan danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử của TNT. Thời gian lưu trú trung bình của khách nội địa là 2 - 3 ngày, mức chi tiêu từ 300.000 - 600.000 đồng/ngày/người.
Do điều kiện thời tiết của vùng nên khách du lịch đến DVBTNT tập trung theo mùa. Khách quốc tế phần lớn đến tập trung vào tháng 6,7, rải rác vào các tháng 4,5 và 8,9. Khách nội địa đến đây cao điểm nhất vào các tháng 5,6,7. Do du lịch ở đây mang tính thời vụ nên số ngày khai thác du lịch trong năm không cao, thường chỉ chiếm 30 - 35% số ngày trong năm.
* Cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch - Cơ sở lưu trú
Do số lượng khách đến ngày càng đông, nhu cầu lưu trú ngày càng lớn nên từ năm 2000 đến nay số lượng cơ sở lưu trú tăng rất nhanh, từ 103 cơ sở năm 2000 tăng lên 364 cơ sở năm 2005 và 711 cơ sở vào năm 2011, tốc độ tăng bình quân là 19,2%/năm.
Bảng 2.28. Số cơ sở lưu trú ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011
Đơn vị: cơ sở
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011
Thanh - Nghệ - Tĩnh 176,0 767,0 1.036,0 1.103,0
DVBTNT 103,0 364,0 698,0 711,0
- Số phòng nghỉ
- Số giường 4.877,0 11.674,0 26.483,0 26.964,0
Nguồn: Tính toán từ [66] đến[69],[86],[103] đến[136]
Khả năng cung ứng số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh nhưng công suất khai thác phòng và giá cả lại chưa hợp lý. Vào các tháng cao điểm của du lịch biển, công suất sử dụng phòng đạt gần 100%, đặc biệt là ở các đô thị du lịch Sầm Sơn và Cửa Lò, giá phòng bị đẩy lên rất cao, trung bình từ 250.000 - 850.000 đồng/phòng/ngày đêm. Còn vào những tháng khác, công suất sử dụng phòng chỉ đạt 30 - 40%, thậm chí còn thấp hơn nữa, giá phòng theo đó cũng giảm đi rất nhiều.
Hiện nay, phần lớn số cơ sở lưu trú là của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân còn các doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm khoảng 28%. Điều này làm cho khả năng ổn định và cân đối về giá cả cũng rất khó khăn trong công tác quản lý hệ thống cơ sở lưu trú.
- Cơ sở phục vụ ăn uống
Bên cạnh sự gia tăng của các cơ sở lưu trú, các cơ sở phục vụ ăn uống cũng tăng rất nhanh và có xu hướng tăng nhanh hơn các cơ sở lưu trú. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở lưu trú kinh doanh kết hợp với phục vụ ăn uống.
- Cơ sở dịch vụ du lịch khác
Các cơ sở dịch vụ khác như: cơ sở dịch vụ vận chuyển khách; cơ sở vui chơi giải trí; các cơ sở kinh doanh hàng lưu niệm, chụp ảnh, cho thuê đồ tắm, ghế nằm, phao bơi, thuyền đưa khách đi thăm đảo, ngắm biển...đều phát triển rất hạn chế, chưa có sự đa dạng hoá và hấp dẫn khách tham quan. Chính vì vậy mà đây là một hạn chế lớn đối với việc giữ chân khách du lịch lưu trú dài ngày.
* Doanh thu du lịch
Lượng khách đến du lịch, số ngày lưu trú, mức chi tiêu của khách, các cơ sở kinh doanh du lịch tăng lên nên doanh thu du lịch DVBTNT cũng tăng lên rất nhanh
Hình 2.5. Doanh thu du lịch ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011
Năm 2000, doanh thu du lịch DVBTNT đạt 267,0 tỉ đồng, đến năm 2011 tăng gấp 11,7 lần, đạt 3.112,7 tỉ đồng, chiếm 93,3% tổng doanh thu du lịch của TNT, tốc độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2011 là 25,0%/năm
Trong cơ cấu doanh thu du lịch của toàn dải, doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó đến doanh thu từ dịch vụ ăn uống và các doanh thu dịch vụ khác. Ngày nay, khách du lịch đến với DVBTNT ngày càng được hưởng thụ những dịch vụ đa dạng, phong phú và chất lượng hơn.
* Hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng.
Sản phẩm du lịch đặc trưng của dải là du lịch biển, đảo; du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa, lịch sử, lối sống địa phương.
* Địa bàn trọng điểm du lịch của dải là: Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng - sông Lam…
Du lịch trong những năm vừa qua thực sự là ngành đem lại giá trị to lớn cho DVBTNT; bên cạnh những đóng góp lớn cho GDP, du lịch còn góp phần làm thay đổi không gian sinh thái của DVBTNT, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm đa dạng hóa và tạo đà phát triển cho các ngành kinh tế biển khác như kinh tế cảng, kinh tế thủy hải sản, nông nghiệp…Tuy nhiên, so với các DVB khác, phát triển du lịch ở DVBTNT vẫn còn nhiều bất cập.
- Hoạt động du lịch ở DVBTNT mang tính mùa vụ, thời gian khai thác du lịch rất ngắn dẫn đến tình trạng quá tải vào mùa du lịch nhưng lại lãng phí vào mùa không khai thác. Hơn nữa, thời tiết khắc nghiệt gần như quanh năm với gió mùa Đông Bắc và gió Phơn Tây Nam, chịu ảnh hưởng nhiều của bão và áp thấp nhiệt đới gây lũ lụt và nhiều thiệt hại lớn.
- Hạ tầng phục vụ du lịch mặc dù đã có rất nhiều cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế, chất lượng phục vụ còn thấp, công tác quảng bá xúc tiến du lịch còn yếu, sản phẩm còn đơn điệu; Một số dự án đầu tư lớn mới đăng ký và đang trong quá trình bắt đầu đầu tư nhưng gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nước suy giảm (ví dụ: Dự án sân Golf 18 lỗ, khu khách sạn nhà nghỉ cao cấp của Công ty Cổ phần Golf biển Cửa Lò với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỉ đồng, dự án khu Bãi Lữ Resort (Nghi Yên) với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, dự án tổ hợp khách sạn cao cấp 2- 5 sao của Công ty cổ phần Du lịch - Thương mại Hà Nội, khu du lịch cao cấp 17 ha tại đảo Lan Châu, khu du lịch đảo Ngư…)
- Sự phối hợp giữa các địa phương trong toàn dải còn chưa cao, chưa tạo ra được mối liên kết chặt chẽ với các DVB khác, với các nước lân cận trong tuyến du lịch quốc gia và quốc tế để phát triển du lịch.
- Du lịch DVBTNT chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các DVB lân cận thuộc DVB miền Trung.
- Nguy cơ ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển: Các bãi biển du lịch của