Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 150 - 152)

a. Đô thị

3.3.1.3. Nguồn nhân lực

Đây là một trong những nội dung quan trọng đảm bảo việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu cũng như định hướng phát triển kinh tế DVBTNT đến năm 2020. Vì vậy, cần phải có và cụ thể hoá các chính sách sử dụng và phát triển nguồn nhân lực.

So với các địa phương khác, đặc biệt trong vùng BTB, nguồn nhân lực ở DVBTNT có nhiều ưu điểm, đáp ứng tương đối tốt nhu cầu phát triển của nhiều địa phương trên phạm vi toàn dải cũng như của các vùng khác trong cả nước. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, nguồn nhân lực có tay nghề còn thấp, trình độ lao động qua đào tạo còn chiếm tỉ lệ nhỏ, chưa có những nhà lãnh đạo giỏi hay những người công nhân thật sự thạo việc, giỏi về chuyên môn, kỹ thuật trong xu hướng chuyển giao khoa học công nghệ cũng như đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài tại DVBTNT hiện nay.

a. Đào tạo và bồi dưỡng

- Trước mắt phải có các chính sách đào tạo lại, bồi dưỡng và sử dụng tốt nguồn nhân lực hiện có của toàn dải. Đồng thời phải đặc biệt chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng chuyên gia kỹ thuật, các nhà doanh nghiệp và đội ngũ lao động có kỹ năng tay nghề cao, gắn với nội dung phát triển kinh tế - xã hội của DVBTNT.

- Đào tạo nguồn nhân lực gắn với các ngành kinh tế đặc thù của biển như: hàng hải (vận tải biển, đóng tàu biển, cảng biển); đánh bắt và nuôi trồng hải sản (đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng,…); du lịch biển v.v..

- Mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc các lớp bồi dưỡng định kỳ để đào tạo và nâng cao năng lực lãnh đạo cho các nhà quản lý các công ty lớn, các chủ doanh nghiệp, các chủ trang trại, chủ hộ gia đình.... giúp họ có thể quản lý tốt hơn công ty của mình trước những ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội bên ngoài; đồng thời giúp họ am hiểu pháp luật và những chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghĩa vụ thuế cũng như quyền lợi của người lao động dưới quyền quản lý của mình.

b. Khuyến khích và thu hút nhân tài

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi từ ngàn xưa đã sinh thành nên những bậc hiền tài, những danh nhân văn hoá thế giới và hôm nay cũng vậy, thế hệ trẻ của vùng đã có mặt ở hầu khắp đất nước và có rất nhiều nhân tài trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong phần lớn số lao động giỏi, có năng lực chuyên môn lại được đào tạo bài bản thì có rất ít người trở về phục vụ quê hương. Điều này một phần do DVBTNT chưa phải là nơi có môi trường thuận lợi để họ cống hiến, chưa có những chính sách thực sự hấp dẫn để thu hút nhân tài. Trong thời gian tới, với sự phát triển của các ngành kinh tế đòi hỏi chất xám, DVBTNT cần phải tạo ra môi trường và các chính sách hợp lý trong thu hút nhân tài; học hỏi các chính sách thu hút nhân tài ở nhiều địa phương khác trong cả nước đã thực hiện thành công như Đà Nẵng, Bình Dương và một số tỉnh của vùng Đông Nam Bộ khác áp dụng cho thực tiễn địa phương mình.

c. Đổi mới cơ cấu nguồn nhân lực

Trên cơ sở phát triển về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chung trong các ngành kinh tế - xã hội. Mặt khác, phải thu hút bớt một phần lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở DVBTNT theo xu hướng tăng lao động có tay nghề kỹ thuật qua đào tạo, giảm lao động giản đơn.

d. Phát triển nguồn nhân lực gắn với các vấn đề xã hội

Chú trọng việc đào tạo nâng cao dân trí cho các xã vùng ven biển, bãi ngang, nhất là một số xã ven biển của huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên. Quá trình phát triển nguồn nhân lực phải gắn với thay đổi các tập quán lạc hậu của một bộ phận dân cư ven biển. Đồng thời với việc phát triển nhân lực biển phải đặc biệt coi trọng phát triển xã hội ở vùng ven biển; chú ý tới đời sống và tính mạng của những người hoạt động trên biển và người dân ở những vùng thường bị thiên tai.

Xã hội hoá công tác đào tạo nói chung và công tác đào tạo nghề nói riêng với mục đích đón đầu nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình CNH - HĐH.

Trang bị cho người dân những kiến thức cơ bản trước những thiên tai đến từ biển để họ có khả năng thích ứng và phản xạ nhanh khi có các sự cố xảy ra. Đặc biệt,

khi biến đổi khí hậu đang biểu hiện rõ nét (mà DVBTNT là một trong bốn vùng của cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất) thì đây là điều cần thiết.

3.3.1.4. Khoa học - công nghệ

- Ứng dụng khoa học công nghệ vào tất cả các ngành kinh tế góp phần rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất và sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này rất cần thiết đối với các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ biển, ngành nông nghiệp thâm canh.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ từ tỉnh đến huyện, nhất là phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp - nông thôn ở DVBTNT.

- Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, áp dụng khoa học công nghệ để nghiên cứu, đánh giá tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên nhất là các tài nguyên từ biển, các mỏ khoáng sản; đánh giá tác động môi trường các khu vực cảng biển, dự báo các tai biến tự nhiên nhằm giảm nhẹ thiên tai.

- Nhanh, nhạy tiếp nhận các thành tựu KHCN cao và sớm ứng dụng vào sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm từ biển như: công nghệ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, công nghệ sinh học biển, công nghệ dược phẩm biển, công nghệ hoá học, phát triển nguồn năng lượng thuỷ triều và năng lượng sóng biển,...

- Tăng cường ứng dụng và đổi mới KHCN trong các ngành, lĩnh vực kinh tế biển và ven biển như: công nghệ cơ khí chế tạo tàu biển, công nghệ vận tải biển, xây dựng công trình trên biển, ven biển, công nghệ xử lý chất thải, vv,..

- Tăng cường đào tạo đội ngũ lao động làm công tác khoa học công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ, quản trị, kinh doanh, bảo vệ môi trường; đầu tư trang thiết bị phục vụ khoa học, đổi mới công tác nghiên cứu và cơ chế quản lý khoa học.

- Tập trung nâng cao năng lực để tiếp thu, chuyển giao và làm chủ công nghệ, đặc biệt là công nghệ qua các dự án FDI. Để làm được điều đó, UBND các huyện phải thành lập Phòng đánh giá, chuyển giao và thương mại hóa công nghệ với mục đích tăng cường đối tác (với doanh nghiệp, trường đại học và viện, các cơ quan chính phủ quốc tế khác), việc chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước, phối hợp với các cơ sở khác như sở Khoa học - Công nghệ để đánh giá các công nghệ tiềm năng khác nhau có liên quan đến các ngành then chốt và đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp trong dải.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 150 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w