Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 56 - 65)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

DVBTNT là một dải đất hẹp chạy dọc ven biển của ba tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh thuộc phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ với diện tích tự nhiên là 4.889,7 km2, chiếm 14,5% diện tích toàn tiểu vùng phía Bắc của BTB. Dân số năm 2011 là 2.551,8 nghìn người, chiếm 33,6% dân số ba tỉnh TNT. Đây là dải bao gồm 15 huyện, thị xã giáp biển kéo dài từ Bắc xuống Nam gồm có: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh [19],[21],[26].

DVBTNT kéo dài từ 17054’ đến 20040’ vĩ độ Bắc và từ 103018’25’’đến 106030’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Ninh Bình; phía Nam giáp Quảng Bình; phía Tây giáp các huyện, thị khu vực nội địa của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ với chiều dài đường bờ biển 321 km [19],[21],[26].

Với vị trí nêu trên, DVBTNT được coi như là một hành lang thương mại quan trọng, một hệ thống cửa mở của các nước phía Tây như Lào, Đông Bắc Thái Lan và xa hơn là Mianma. Các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản đang giành nhiều sự quan tâm đến phát triển khu vực Nam Lào - Đông Bắc Cămpuchia và miền Trung Việt Nam gắn với việc mở đường xuyên Á, mở các lối ra biển gần nhất cho khu vực này. Đồng thời, vị trí kết hợp với hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, có nhiều dãy núi ăn sát ra biển, nhiều cửa sông, xen kẽ là các đồng bằng, các vịnh biển…rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu. Các cảng biển của DVBTNT đã được đưa vào danh sách lựa chọn làm cửa ngõ ra biển cho các nước phía Tây. Sự quan tâm đó đã, đang và sẽ có tác động đến việc hình thành các cửa vào - ra ở miền Trung và đẩy mạnh phát triển kinh tế của khu vực.

DVBTNT nằm không xa so với Trung Quốc. Biển Đông đối với Trung Quốc là địa bàn chiến lược về thương mại quốc tế. Hiện nay, có hơn 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và 29/39 tuyến đường hàng hải quốc tế của Trung Quốc đi qua biển Đông; Hơn nữa, Trung Quốc hiện nay là nước có chiến lược phát triển kinh tế biển mạnh mẽ, là một trong những nước thành công nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng duyên hải.

DVBTNT còn nằm trên các trục giao thông chính Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đồng thời, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là nơi bắt đầu thắt lại của dải đất miền Trung, một trong những yết hầu trên con đường xuyên Việt, án ngữ sau lưng là dải Trường Sơn hùng vĩ, trải ra trước mặt là biển Đông rộng lớn.

Với đặc điểm vị trí và lãnh thổ nói trên, DVBTNT có điều kiện giao lưu thuận lợi với các DVB, các vùng kinh tế khác trong cả nước, với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới, dần trở thành đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, với vị trí này làm cho tự nhiên ở DVBTNT mang tính chất trung gian chuyển tiếp giữa khu vực Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Thượng Lào, Bắc Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ. Khí hậu mạng tính chất nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiều tai biến thiên nhiên: gió Phơn Tây Nam, bão, sương muối, sương mù... gây khó khăn rất lớn cho hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động kinh tế khai thác biển.

2.1.2. Tự nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Địa hình ở DVBTNT rất đa dạng và phức tạp, thuộc dạng địa hình đồng bằng ven biển, với đặc trưng hẹp ngang và dốc ra biển với độ nghiêng khá lớn, phân hóa theo chiều Bắc - Nam.

- Ở Thanh Hoá trên dạng địa hình ven biển có vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Mã, sông Yên...Vùng đất cát ven biển nằm phía trong của bãi cát có độ cao trung bình từ 3 - 6m, ở phía Nam Tĩnh Gia chúng có dạng sống trâu do các dãy đồi kéo dài ra biển.

Dải đất này về đại thể được hình thành như sau: với các đảo đá vôi rải rác ngoài vụng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các vùng cửa sông đã tạo nên những thành tạo trầm tích dưới dạng mũi tên cát, cô lập dần dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau được phù sa sông lấp dần còn những mũi tên cát thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dạng xoè nan quạt. Chiều rộng của các bãi cát, cồn cát duyên hải ở phía Bắc rộng đến hơn 5 km, nhưng ở phía Nam chỉ còn khoảng 1,5 km.

Bờ biển của đồng bằng Thanh Hoá là bờ biển phẳng với thềm lục địa tương đối rộng. Ở Bắc Nga Sơn, phù sa sông Hồng, sông Đáy đổ về làm cho đất liền tiến ra biển với tốc độ lớn không thua kém gì vùng bờ biển Ninh Bình nhưng từ Nam Nga Sơn trở vào các cồn cát đã nối liền những mũi đá nhô ra biển lại với nhau, tạo thành các bãi

biển phẳng và dài như ở Lạch Trường, Sầm Sơn, Khoa Giáp (Tĩnh Gia).

Trên địa hình ven biển này có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn. Đứng ở bờ biển Sầm Sơn có thể nhìn thấy Hòn Nẹ, Hòn Mê (cao 231m) nổi lên ngoài bờ biển, canh giữ một vùng hải phận nổi tiếng của Tổ quốc.

- Đến Nghệ An, địa hình bờ biển thuộc loại bờ biển thấp, bằng phẳng, có nhiều cửa sông cắt xẻ và một số nhánh núi đâm ra sát biển (tạo thành mũi Cửa Lò, mũi Lồi, mũi Ròn...), phía ngoài biển sát bờ có các đảo như Lan Châu, Song Ngư, Hòn Mắt...Ngoài ra, còn có các bãi biển khác như Quỳnh Phương, Cửa Hội...

- Vào Hà Tĩnh, địa hình duyên hải với Vũng Áng, Vũng Sơn Dương có nhiều điều kiện để thiết lập cảng. Vũng Áng là vịnh không lớn, được che chắn bởi ba phía: phía Tây có núi Cửa Khẩu cao trên 200m, phía Đông và Đông Nam là múi Mũi Ròn có mõm Đỉnh Chùa cao 320m, phía Nam là đỉnh Rú Sơn cao 370m, ở phía Bắc và Đông Bắc vịnh thông ra biển Đông. Toàn bộ mặt nước của vịnh rộng 200 ha, độ sâu trung bình từ 6 - 8m, tại cửa vịnh sâu 12m. Sát chân núi mũi Ròn có độ sâu từ 8 - 10m, thuận tiện cho việc xây dựng cầu tàu. Phần trên bờ của vịnh, chủ yếu là khu đất phía Nam rộng khoảng 250 ha, khá bằng phẳng, thuận tiện cho việc xây dựng kho bãi cũng như KCN.

Vũng Sơn Dương có tổng diện tích mặt nước khoảng 1.200 ha, độ sâu trung bình từ 8 - 12m, có chỗ sâu tới 20m. Địa hình trên bờ chia làm 2 khu; khu Bắc là suờn núi dốc đứng, nằm sát mép nước, khu Nam là vùng đất bằng phẳng và rộng. Gần mép nước là bãi cát rộng xen lẫn rừng Phi Lao chắn cát.

Các bãi tắm nổi tiếng ở đây là: Xuân Thành, Thiên Cầm, Mũi Đao.

Như vậy, địa hình thuận lợi là điều kiện để DVBTNT phát triển ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng các cảng biển, KCN, phát triển du lịch, dịch vụ...

Tuy nhiên, địa hình DVBTNT khá nông, vào những lúc triều kiệt gây khó khăn cho tàu thuyền cập bến, nhiều đoạn bờ biển bị xói lở mạnh đã dẫn đến tình trạng phải di dân, việc xây dựng đê, kè chắn sóng, bão gặp nhiều khó khăn và tốn kém.

2.1.2.2. Khí hậu

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động đan xen của nhiều yếu tố như: vị trí địa lí, hoàn lưu gió mùa, sự tương tác biển và lục địa, điều kiện địa hình, đặc điểm đường bờ biển... DVBTNT có khí hậu rất đặc sắc của chế độ khí hậu miền duyên hải với sự phân hoá sâu sắc của chế độ nhiệt và chế độ ẩm.

a. Chế độ nhiệt

DVBTNT kéo dài từ 17054’ đến 20040’ Bắc nên chế độ nhiệt có sự phân hoá theo không gian và thời gian. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mùa mưa và mùa lạnh trùng với mùa khô. Đặc biệt, trong mùa nóng có sự xuất hiện của gió Tây vào đầu mùa. Đây là DVB chịu ảnh hưởng rất lớn của gió Phơn Tây Nam. Hàng năm

có tới 20 - 30 ngày có gió Tây khô nóng.

Bảng 2.1. Một số đặc trưng về nhiệt độ của DVBTNT năm 2011

Đặc trưng Trạm Quảng Xương (DVB Thanh Hóa) Trạm Quỳnh Lưu (DVB Nghệ An) Trạm Kỳ Anh (DVB Hà Tĩnh

Nhiệt độ trung bình năm 230C 23,10C 230C

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29,10C 29,60C 29,50C Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 140C 14,30C 14,30C

Nhiệt độ tối cao 380C 390C 39,10C

Nhiệt độ tối thấp 50C 5,60C 5,80C

Biên độ nhiệt độ ngày và đêm 7,50C 7,60C 7,70C Nguồn: Tính toán từ [19],[21],[26]

Nhiệt độ trung bình năm của DVBTNT là 230C. Trong đó, hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III). Tháng lạnh nhất là tháng I với nhiệt độ trung bình khoảng 14,20C. Tháng nóng nhất là tháng VI, VII khi gió Tây mang hiệu ứng Phơn làm cho nhiệt độ tăng đột ngột, có lúc lên đến 39 - 400C gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng.

Hàng năm, DVB nhận được một lượng bức xạ mặt trời khá phong phú với tổng lượng bức xạ là 131,8 kcal/cm2/năm và cán cân bức xạ là 87,3 kcal/cm2/năm. Tổng nhiệt trong năm vượt quá 8.5000C. Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.600 - 1.800 giờ. Thời kỳ ít nắng là những tháng mùa đông, từ tháng XI đến tháng II năm sau, vào khoảng 90 - 100 giờ mỗi tháng; thời kỳ nhiều nắng từ tháng V đến tháng VIII với số giờ nắng mỗi tháng khoảng 220 đến 250 giờ.

b.Chế độ gió

DVBTNT chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc về mùa đông, gió Tây và Tây Nam về mùa hạ. Gió mùa Đông Bắc thường bắt đầu vào tháng X và kết thúc vào tháng III năm sau; mùa gió Tây và Tây Nam từ tháng V đến tháng VIII. Các tháng IV và IX được coi là thời kỳ chuyển tiếp giữa các mùa gió. Tuy nhiên, ở ven biển Hà Tĩnh do ảnh hưởng của địa hình dãy Trường Sơn nên thịnh hành gió Tây Bắc vào mùa đông.

Về mùa hạ, chịu ảnh hưởng của gió Tây mang theo không khí khô và nóng do hiệu ứng Phơn gây ra, làm cho thời tiết bất lợi; gió Tây Nam với tần suất trên 50%, tốc độ gió khá lớn, trung bình năm khoảng 1,5 - 2,5 m/s.

c. Chế độ mưa, ẩm

Mưa ở đây khá lớn từ 1.800 - 4.500 mm/năm nhưng phân bố không đều. Chế độ mưa chia làm hai mùa rõ rệt, vào đầu hè lượng mưa thường tăng nhưng khi gió mùa Tây Nam hoạt động ổn định, mưa lại giảm dần và xuất hiện một mùa khô nhỏ. Tuy

nhiên, lượng mưa giữa hai mùa chênh nhau không lớn, mùa mưa chỉ chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa cả năm.

Mùa mưa bắt đầu từ giữa hè và kéo dài 5 đến 6 tháng cho đến cuối tháng XII hoặc tháng I năm sau. Các tháng mưa nhiều là VII, VIII, IX với lượng mưa trung bình mỗi tháng là 300 - 760 mm. Các tháng mưa ít nhất là I, II, III, XII với lượng mưa trung bình mỗi tháng là 2 - 84 mm và số ngày mưa là 5 - 7 ngày. Chế độ mưa biến động mạnh từ năm này qua năm khác. Phạm vi giao động lượng mưa cả năm lên tới trên dưới 1.500 mm xung quanh giá trị trung bình. [Phụ lục 2.1]

Độ ẩm không khí ở DVBTNT cũng khá lớn, trung bình khoảng 82 - 84%. Các tháng có độ ẩm cao nhất là II, III, VIII, IX với độ ẩm trung bình mỗi tháng từ 85 - 90%. Các tháng có độ ẩm thấp nhất là VI, XII ở Thanh Hoá với lượng ẩm 75 - 76%; V, VI ở Nghệ An và Hà Tĩnh với lượng ẩm 76 - 77%. [Phụ lục 2.1]

d. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Đặc điểm nổi bật ở DVBTNT là chịu ảnh hưởng lớn của hạn hán, lũ lụt, bão, gió Tây khô nóng, mưa đá…

Hạn hán thường diễn ra vào giữa mùa hạ, mạnh nhất là tháng VI, VII. Vào thời kỳ này độ ẩm xuống rất thấp chỉ từ 75% - 77%, ruộng đồng thiếu nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sồng.

Gió Phơn Tây Nam (gió Lào) là một đặc trưng điển hình ở DVBTNT. Không ở đâu trên dải đất miền Trung hoạt động của loại gió này lại mạnh mẽ và có tác động sâu sắc đến mọi hoạt động của dân cư như ở DVBTNT. Gió Phơn Tây Nam thường xuất hiện vào cuối tháng III, đầu tháng IV đến tháng VIII, mạnh nhất vào tháng V và VI. Hàng năm có khoảng 55 - 60 ngày có gió Phơn Tây Nam khô nóng, vào thời gian này nhiệt độ không khí có thể lên đến 38 - 400C, có lúc lên đến 420C, độ ẩm xuống rất thấp 30 - 400C, lượng bốc hơi rất lớn. Trong toàn DVBTNT, DVB Nghệ An chịu ảnh hưởng mạnh nhất.

Bão và áp thấp nhiệt đới là thiên tai gây thiệt hại nặng nề cho DVBTNT. Trung bình mỗi năm có vài cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển của vùng, bão thường tập trung vào các tháng VIII - IX. Riêng ở Nghệ An là nơi hay có bão. Chỉ tính riêng những cơn bão đổ bộ thì năm ít có 1 - 2 cơn, năm nhiều có 3 - 4 cơn. Bão xuất hiện sớm nhất vào tháng VI, bão thường có cường độ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống và sản xuất.

Cơn bão số 10 có tên là Wutip đổ bộ vào khu vực BTB ngày 30/9/2013 vừa qua được xem là cơn bão mạnh nhất trong 7 năm qua tại miền Trung, nó được gọi là siêu bão vì vùng tâm bão có gió giật mạnh lên cấp 17. DVBTNT nói riêng và vùng BTB nói chung bị ảnh hưởng nặng nề, hàng chục nghìn ngôi nhà chìm trong nước, nhiều

người dân lâm vào cảnh khốn cùng, trắng tay, mất người thân…ước tính tổng thiệt hại lên tới gần 11.000 tỉ đồng. Riêng DVBTNT, tổng thiệt hại lên tới gần 2.000 tỉ đồng, vùng thiệt hại nặng nề nhất kéo dài từ Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu cho đến Kỳ Anh, có hàng nghìn ha lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản, hơn 3.000 ngôi nhà bị nhấn chìm, nhiều tài sản bị cuốn trôi.

Lũ lụt xảy ra hàng năm ở DVBTNT. Với đặc trưng của hệ thống dòng chảy ngắn, dốc nên trong mùa mưa bão, nước sông dâng lên rất nhanh, nhất là khi có triều cường. Nước lũ dâng cao đột ngột gây thiệt hại rất lớn cho dân cư vùng ven biển.

e. Biến đổi khí hậu đối với dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh

Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến DVBTNT. Biểu hiện ở sự thay đổi về lượng mưa, về chế độ nhiệt, thay đổi về hệ sinh thái (nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn), xuất hiện hiện tượng sạt lở bờ biển và đặc biệt là xuất hiện ngày càng nhiều và sâu sắc các hiện tượng thời tiết cực đoan.

* Sự thay đổi về lượng mưa

So sánh lượng mưa trung bình giữa các thập kỷ có thể thấy rằng: có sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa năm cũng như lượng mưa tháng. Lượng mưa ở DVBTNT trong 3 thập kỷ cuối thế kỷ XX có xu thế chung là giảm dần. Tại các trạm thủy văn Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Cẩm Xuyên tổng lượng mưa ở thập kỷ 70 dao động trong khoảng 16.000 - 17.000 mm nhưng đến thập kỷ 90 trở lại đây đã giảm còn 1.400 - 1.500 mm. Số ngày có lượng mưa lớn thập kỷ 80 là 46 ngày, với lượng mưa trung bình 200 - 600 mm/ngày; thập kỷ 90 tương ứng là 42 ngày và trung bình 100 - 400

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w