Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 27 - 28)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về cơ cấu kinh tế. Trong từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.[dẫn theo 95]

Trong ba chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế được xem như là chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể chế…Trong đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Một trong những tính chất quan trọng của cơ cấu kinh tế là tính lịch sử. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử do các yếu tố cấu thành nên nó không phải là bất biến. Đó chính là sự thay đổi về số lượng và tương quan tỉ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Sự thay đổi diễn ra không phải đơn thuần về mặt vị trí mà cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba biểu hiện (ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) nhằm hướng tới sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được đề ra cho từng thời kỳ cụ thể. [95]

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nó giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và mặt khác có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 27 - 28)