6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
a. Dân cư
- DVBTNT có dân số đông, năm 2011, dân số của toàn dải là 2.551,8 nghìn người, chiếm 33,6% dân số của TNT.
Bảng 2.3. Dân số DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011 Tiêu chí 2000 2005 2010 2011 Dân số (Nghìn người) - So với 3 tỉnh TNT (%) 2.798,236,3 2.756,036,2 2.502,633,1 2.551,833,6 Mật độ dân số (Người/km2) - So với 3 tỉnh TNT (%) 551,5 240,9 543,2 239,6 511,8 227,5 521,9 231,3
Tỉ suất gia tăng dân số (%) Tỉ suất gia tăng tự nhiên (%) Tỉ suất gia tăng cơ học (%)
1,8 1,4 0,4 - 4,0 1,1 - 5,1 -1,0 1,0 - 2,0 2,0 0,9 1,1 Nguồn: Tính toán từ [19],[21],[26]
Mật độ dân số cao với 521,9 người/km2, gấp 2,3 lần mật độ dân số của ba tỉnh TNT. Nơi có mật độ dân số cao nhất phải kể đến là Sầm Sơn (3.038 người/km2), Cửa Lò (1.882 người/km2), Hậu Lộc (1.152 người/km2), Quảng Xương (1.127 người/km2), Hoằng Hóa (1.098 người/km2).
Gia tăng dân số ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011 có nhiều biến động phức tạp, biến động cơ học quá lớn. Năm 2005, dân số giảm mạnh, tỉ lệ gia tăng dân số -4,0%, mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn cao (1,1%). Dân số giảm mạnh vào năm 2005 là do tình trạng thiếu việc làm, cộng với thu nhập từ nghề đi biển bấp bênh, mạo hiểm và tư tưởng muốn thoát nghèo nhanh nên phần lớn lao động DVBTNT đã xuất cư đi đến những vùng khác trong cả nước, nhất là đi vào vùng Đông Nam Bộ nơi có nhiều KCN, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ; một bộ phận không nhỏ lao động ra nước ngoài làm công nhân cho các nhà máy, xí nghiệp thuộc các nước châu Á…Sau năm 2005, tình hình xuất cư có xu hướng giảm, năm 2010 tỉ lệ gia tăng cơ học chỉ còn - 2,0%. Đến năm 2011, dân nhập cư lại lớn (1,1%) do nhiều chính sách thu hút nhân tài đi kèm với sự phát triển của công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ làm cho gia tăng dân số dương.
Một trong những đặc điểm của dân cư DVBTNT là sống chủ yếu bằng các ngành nghề liên quan trực tiếp với biển, nhất là các ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản, nghề làm muối…; vẫn còn một số lượng không nhỏ dân cư sinh sống không ổn định theo kiểu du cư trên thuyền, bè ở các vùng cửa sông…vì vậy, việc kiểm soát, quản lý công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Số con trong các gia đình sinh sống bằng nghề sông nước thường đông hơn nhiều so với các gia đình khác sống ổn định trên đất liền nên đã góp phần tăng đáng kể vào sự gia tăng dân số nhanh ở DVBTNT.
Dân số tập trung đông đã tạo điều kiện cho việc khai thác tối đa lãnh thổ của DVBTNT nhưng cũng tạo ra sức ép lên tài nguyên thiên nhiên, môi truờng và chất
lượng cuộc sống ở DVBTNT. b. Nguồn lao động * Số lượng lao động
- Nguồn lao động ở khu vực này khá dồi dào. Năm 2011, dân số trong độ tuổi lao động của DVBTNT là 2.075,0 nghìn người, chiếm 81,3% dân số của toàn dải và 39,6% dân số trong độ tuổi lao động của ba tỉnh TNT. [Tính toán từ [103] đến [136]]
- Về cơ cấu lao động theo độ tuổi cho thấy, phần lớn lao động ven biển thuộc loại khỏe, trẻ và có khả năng lao động tốt. Hiện tại có gần 70% số lao động trong vùng ở độ tuổi dưới 45, trong đó nhóm tuổi từ 15 - 24 chiếm 29,5%; nhóm tuổi từ 25 - 35 chiếm 27% và nhóm tuổi từ 36 - 45 chiếm 43,5%. Đây là một lợi thế lớn của DVBTNT trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. [Tính toán từ [103] đến [136]]
- Về cơ cấu lao động theo ngành, khu vực nông - lâm - thủy sản lớn nhất với 807,6 nghìn người, chiếm 53,5% tổng số lao động hoạt động trong các ngành kinh tế; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tương ứng là 306,5 nghìn người và 20,3%; khu vực dịch vụ chiếm số lượng và tỷ lệ tương đối cao, tương ứng 395,3 nghìn người và 26,2% [Phụ lục 2.2]
* Chất lượng lao động
DVBTNT nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, nơi có nguồn lao động được đào tạo tương đối tốt về cả trình độ chuyên môn và lao động kỹ thuật. Trong vùng có rất nhiều cơ sở đào tạo lao động với sự đa dạng hóa về ngành nghề và trình độ.
Đặc biệt, lao động ở DVBTNT có đặc tính trẻ, khoẻ, cần cù, chịu khó, có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới đặc biệt là có kinh nghiệm khai thác biển lâu đời được tính luỹ qua nhiều thế hệ, giá nhân công lao động rẻ, đây là yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành kinh tế mới.
Dân trí và trình độ lao động ở đây đang ngày càng nâng cao, so với các địa bàn khác trong cả ba tỉnh thì dân trí ở DVBTNT là tương đối cao: tỷ lệ dân số biết chữ chiếm 95%, 100% các huyện, thị ven biển đã hoàn thành phổ cập tiểu học, 15/15 huyện, thị xã của toàn dải đã hoàn thành phổ cập THCS. Hằng năm, có trên 95% học sinh các cấp thi đỗ tốt nghiệp, 20 - 25% thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng. Mỗi năm xuất khẩu hàng nghìn lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỷ lệ hộ nghèo ven biển đã giảm xuống dưới 10%, thu nhập đầu người của dân cư ven biển không ngừng tăng. Công tác đào tạo nghề nghiệp được chú trọng ở từng đơn vị đã góp phần nâng cao lực lượng lao động qua đào tạo ở đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên thì nguồn nhân lực ở DVBTNT còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và mạnh của nền kinh tế:
ở các huyện ven biển, đặc biệt là lực lượng lao động nữ trong các làng chài thiếu việc làm thường xuyên.
+ Chất lượng lao động ven biển còn thấp so với nhu cầu phát triển, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở các huyện ven biển còn cao: >85%. Trong thời gian tới, việc phát triển các KCN, khu đô thị, khu du lịch ven biển sẽ tạo điều kiện để nguồn lao động này có thể tham gia vào lao động công nghiệp và dịch vụ song vấn đề đào tạo nghề nghiệp lại gặp rất nhiều khó khăn.
+ Dân cư DVBTNT mặc dù chịu khó, có kinh nghiệm khai thác biển lâu đời song lại thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, các hoạt động đều kém tính chuyên nghiệp và hiện đại, tính năng động táo bạo trong cơ chế thị trường còn thấp.
+ Đời sống của dân cư ven biển còn thấp đặc biệt là các xã vùng bãi ngang, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
* Văn hóa - lịch sử
- Các di tích lịch sử, văn hóa: DVBTNT in đậm dấu ấn văn hoá lịch sử của đất nước trong suốt cả quá trình dựng nước và giữ nước. Là nơi đã sản sinh ra nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hoá nổi tiếng như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ (Thanh Hoá), Mai Hắc Đế, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Chí Minh (Nghệ An), Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Trần Phú, Lý Tự Trọng, Lê Hữu Trác, Nguyễn du, Nguyễn Công Trứ ( Hà Tĩnh)...
Trên địa bàn DVBTNT có nhiều di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan, trong đó có một di tích quốc gia đặc biệt: khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du (làng Tiên Điền, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân). Ngoài ra, ở đây còn có nhiều di tích, tiêu biểu như:
+ Động Từ Thức còn gọi là Động Bích Đào, là một hệ thống hang động núi đá vôi với nhiều nhũ đá được gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên. Động nằm trên địa bàn xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn
+ Đền Bà Triệu (làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc) được dựng trên núi Gai (núi Tùng) thờ tướng lĩnh Triệu Thị Trinh.
+ Đền Cuông (xã Diễn An, huyện Diễn Châu) thờ Thục Phán An Dương Vương
+ Đền Cờn (xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu). Đền được xây dựng kiên cố từ thế kỷ XV, hội tụ nhiều nét văn hoá đương thời. Đây là nơi thờ tứ vị Thánh Nương, Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tá Phù.
+ Đền thờ Nguyễn Xí (xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc) được xây dựng dưới thời nhà Lê (năm 1467) theo lệnh của vua để thờ Cương quốc công Nguyễn Xí
Ngoài các di tích lịch sử văn hoá vùng ven biển, ba tỉnh TNT còn có rất nhiều di tích có giá trị lớn như: Khu di tích Lam Sơn (quê hương của vị anh hùng Lê Lợi), khu di tích thành nhà Hồ (di sản văn hóa vật thể của thế giới); khu di tích Kim Liên - Nam Đàn (quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh), Hang Thẩm Ồm (di chỉ khảo cổ học), khu di tích Mai Hắc Đế, thành cổ Vinh, đền Hoàng Mười, khu di tích ngã ba Đồng Lộc, nghĩa trang liệt sỹ Việt - Lào, khu di tích Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Hải Thượng Lãn Ông... là cơ sở để tạo nên các mối liên kết không gian giữa DVBTNT với các địa bàn khác trong phát triển du lịch.
- Các lễ hội truyền thống: DVBTNT là nơi có rất nhiều lễ hội diễn ra vào các tháng trong năm như: lễ hội đền Lê, đền Cờn, đền Cuông, đền Nguyễn Xí, đền Nguyễn Sư Hồi, lễ hội làng Quỳnh, đặc biệt là các lễ hội diễn ra vào mùa du lịch biển như lễ hội sông nước Cửa Lò, lễ hội cầu Ngư…
- Các điệu hò
Truyền thống văn hoá của vùng rất phong phú, được thể hiện một cách sâu sắc nhất ở những điệu hò (sông Mã, hò xứ Nghệ...), hát trống quân, hát phường vải, phường củi, phường nón, hát dân ca, hát ví, hát dặm, múa Đông Anh....
- Các làng nghề: hiện nay, các làng nghề thủ công cũng là đối tượng thu hút khách du lịch. Ở đây, có các làng nghề tiêu biểu như: chiếu cói, chạm khắc đá, gốm, mộc, dệt, chế biến nước mắm....
Nói tóm lại, với nguồn lao động dồi dào kết hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử và kinh nghiệm sản xuất có từ lâu đời sẽ là một nguồn lực quan trọng mang tính chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, kinh tế DVBTNT nói riêng với điều kiện chất lượng lao động phải không ngừng được nâng cao hơn nữa.