a. Đô thị
3.2.2.6. Đối với các khukinh tế
- Phát triển KKT phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương và của toàn dải theo hướng CNH - HĐH; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền vững; phát triển KKT phải hướng tới hiện đại; đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian của KKT, phải hướng tới hình thành khu chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng. Điều đó còn gắn liền với vùng lãnh thổ liền kề KKT, hệ thống trị trấn, thị tứ của quá trình CNH nông thôn, của vùng ngoại vi nông nghiệp của các đô thị ở DVBTNT.
- Phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các KKT ở DVBTNT, trong đó xác định chức năng của từng KKT; KKT Nghi Sơn chuyên về hóa lọc dầu và sản xuất xi măng; KKT Vũng Áng phát triển công nghiệp luyện kim và cơ khí; KKT Đông
Nam tập trung vào công nghiệp đóng mới và sữa chữa tàu thuyền, công nghiệp hàng tiêu dùng, điện tử, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu với chức năng phụ trợ cho KKT Vũng Áng và Nghi Sơn.
- Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tính hệ thống trong quy hoạch KKT và hệ thống đô thị ven biển đồng bộ trong không gian môi truờng - kinh tế - xã hội. Quy hoạch các KKT phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu đô thị. Quy hoạch KKT không chỉ nói chung về bố trí địa điểm, vị trí của khu, mà còn phải tính tới cả hướng bố trí ngành công nghiệp, sản phẩm sẽ sản xuất, phù hợp với đặc điểm dân cư, khả năng đất đai, tài nguyên, giá cả lao động và yêu cầu về môi trường của từng khu vực. Điều đáng nói ở đây là cần phải xác định rõ quy mô hợp lý của các KKT, xác định rõ có định lượng và dự báo quy mô cũng như chức năng hợp lý của các đô thị ven biển trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên và không gian của DVBTNT .
- Không nên coi KCN nằm trong các KKT là chỉ có sản xuất công nghiệp và cần phải có hàng rào riêng. Đặc biệt là, xây dựng KCN hiện nay, không phải chỉ với mục tiêu thu hút bằng mọi cách vốn đầu tư, mà còn phải đặt ra những yêu cầu về tính hiệu quả, tính bền vững và khả năng lan toả cho các khu vực khác.
- Phát triển các mô hình KKT mới phải gắn với cơ chế chính sách đặc thù theo hướng mở (ví dụ như: thành phố công nghiệp) để tạo bước đột phá phát triển cho các KKT; trước mắt, lựa chọn KKT Nghi Sơn và KKT Vũng Áng, có khả năng tạo sức phát triển lan toả mạnh để thí điểm theo định hướng cụ thể là: chuyển từ KKT mang tính tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tư thuộc nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau với mục tiêu lấp đầy KKT thành những KKT mang tính sản xuất và chế biến chuyên môn hoá ngày càng cao và với mục tiêu hiệu quả kinh tế đặt ra là chủ yếu.
- Cần phải có những chính sách cụ thể, triển khai xúc tiến đầu tư bằng mọi phương thức và phương tiện cụ thể. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đối với các dự án trọng điểm có sản phẩm chủ lực, mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện mục tiêu quy hoạch như các dự án khai thác chế biến đá ốp lát, đá thủ công mỹ nghệ và bột đá siêu mịn, xây dựng cảng nước sâu, cảng container, xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử, vi điện tử, điện dân dụng, các thiết bị phụ trợ công nghệ cao, các dự án xây dựng khu du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng…
- Các KKT DVBTNT cần mở rộng và khai thác lợi thế “ba ven” của mình: ven biển, ven sông và ven biên giới nhằm góp phần vào sự hoàn thiện và phát triển công cuộc mở cửa. Bởi vùng ven biển có ưu thế về kỹ thuật, kinh tế, còn vùng ven sông và ven biên giới có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên.
Đối với ven biển cần hình thành một dải mở từ Bắc xuống Nam nhằm mục tiêu xây dựng cơ cấu ngành sản xuất và khai thác thị trường thế giới, thúc đẩy nâng cấp kỹ thuật. Đối với ven sông cần tiến hành khai thác trọng điểm một số khu vực ven sông như: khai thác cát, nguồn nước, khai thác thủy điện. Đối với ven biên giới, khai thác mối quan hệ với Lào, xa hơn nữa là vùng Đông Bắc của Thái Lan để tìm kiếm thị trường và tài nguyên.
- Xây dựng các tuyến giao thông ven biển nối liền các KKT làm cơ sở để tạo mối liên kết, tương hỗ lẫn nhau giữa các KKT, làm tiền đề hình thành trục động lực phát triển ven biển, trong đó có sự phân công chặt chẽ trong phát triển ngành, lĩnh vực giữa các KKT. Huy động tổng hợp các nguồn vốn (ODA, FDI, Ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ) để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong các KKT để tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các KKT. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia cho các KKT trên tầm toàn DVBTNT tại nước ngoài vào thời điểm thích hợp, trước mắt có thể xây dựng trang Web chung cho các KKT để quảng bá thương hiệu KKT DVBTNT.
Tiểu kết chương 3
Thế kỷ XXI là thế kỷ của biển và đại dương, tất cả các quốc gia có biển đều phải hướng tới một mục tiêu là khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển bền vững. Đặc biệt, khi nguồn lợi biển ngày càng cạn kiệt, khi môi trường biển có nguy cơ ô nhiễm, khi biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng mà dải ven biển là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vì vậy, phát triển kinh tế DVB có hiệu quả, hợp lý là mục tiêu quan trọng không chỉ của DVBTNT mà cả Việt Nam.
Kinh tế DVBTNT trong thời gian tới cần hướng tới tạo mối liên kết chặt chẽ theo ngành và không gian, giữa sản xuất và tiêu thụ; khai thác hợp lý các loại tài nguyên có ý nghĩa của khu vực; tăng cường nâng cao năng lực để thu hút đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực…
Để phát triển nhanh và bền vững kinh tế DVBTNT một cách cân đối, hoàn chỉnh và hiệu quả, cần phải phối hợp đồng thời tất cả các chính sách và giải pháp. Trong đó, giải pháp nguồn nhân lực có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo được nguồn lao động dồi dào về số lượng và nâng cao về chất lượng để đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao trong các hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, đặc biệt là trong ngành công nghiệp. Giải pháp về khoa học và công nghệ có ý nghĩa cực kì quan trọng nhằm đảm bảo được hiệu quả hoạt động sản xuất cũng như năng suất lao động xã hội, tránh lãng phí tài nguyên cũng như hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường sinh thái. Giải pháp về thu hút đầu tư và thị trường cần được chú trọng nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn cho phát triển các ngành kinh tế, đồng thời tìm được đầu ra cho các sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh trên toàn DVBTNT. Các giải pháp cụ thể cho các ngành có vai trò quan trọng góp phần định hướng phát triển kinh tế DVBTNT trong tương lai.
KẾT LUẬN
1. Luận án đã phân tích rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế DVB như: các quan niệm và phạm vi DVB, quan điểm và cách tiếp cận nghiên cứu DVB, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế DVB, xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế DVB. Trong đó, luận án đã xác định: vùng biển và DVB có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia. Tùy vào quan niệm của mỗi nước mà cách tiếp cận biển và DVB có sự khác nhau giữa các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, DVB có vai trò quan trọng cả về kinh tế và an ninh quốc phòng, là địa bàn thuận lợi để thu hút đầu tư, làm động lực thúc đẩy và lôi kéo các vùng khác phát triển theo hướng CNH - HĐH.
2. Luận án đã đánh giá đúng tiềm năng, các nhân tố ảnh hưởng và phân tích rõ thực trạng phát triển kinh tế DVBTNT trong những năm gần đây. Trong đó, luận án đã phân tích một số nội dung cụ thể như:
- DVBTNT có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế một cách hợp lý, trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa bàn trong dải về: vị trí, tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên du lịch biển, tài nguyên khoáng sản, lực lượng lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật tương đối đầy đủ, môi trường và chính sách đang ngày càng thông thoáng để hấp dẫn các nhà đầu tư, thị trường đang được mở rộng... Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức trong phát triển cũng không nhỏ: thiên tai, biến đổi khí hậu, khả năng khai thác các loại tài nguyên, chất lượng lao động, trình độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ...
- Kinh tế DVBTNT thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng: + Tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình giai đoạn 2000 - 2011 đạt 16,6%/năm. Trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng 21,3%/năm, dịch vụ tăng trưởng 12,7%/năm, nông - lâm - thủy sản tăng trưởng 3,4%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2011 so với năm 2000, công nghiệp - xây dựng tăng 8,1%, dịch vụ tăng 2,1%, nông - lâm - thủy sản giảm 1,2%.
Công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GTSX DVBTNT, 47,0% năm 2011; có nhiều ngành công nghiệp gắn với lợi thế của biển và ven biển được chú trọng phát triển như: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, công nghiệp khai thác mỏ.
Nông - lâm - thủy sản mặc dù có xu hướng giảm trong cơ cấu nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao, 27,4% GTSX của DVBTNT. Các ngành có lợi thế phát triển lớn nhất phải kể đến: trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc, khai thác hải sản.
Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng. Năm 2011, chiếm 25,6% GTSX DVBTNT. Các ngành dịch vụ có đóng góp quan trọng phải kể đến là giao thông vận tải và du lịch biển, đảo.
+ Không gian kinh tế của DVBTNT cũng có nhiều biến đổi sâu sắc. Các hình thức TCLTKT theo ngành và theo không gian ngày càng hợp lý, phát huy tương đối hiệu quả tiềm năng và lợi thế của DVBTNT như KCN (công nghiệp), hộ gia đình và vùng chuyên canh (nông - lâm - thủy sản), đô thị du lịch (dịch vụ) và hình thức KKT ven biển.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế ở DVBTNT vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: tính bền vững trong tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, các ngành kinh tế mũi nhọn chưa hình thành một cách rõ nét, chủ yếu khai thác tự nhiên năng suất thấp. Vai trò của DVB trong kinh tế của ba tỉnh TNT chưa nổi bật, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của một vùng động lực cũng như yêu cầu chung của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước...
3. Trên cơ sở nêu lên những quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế DVBTNT trong thời gian tới là: ưu tiên phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn gắn với biển, có lợi thế cảng biển như công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp chế biến kim loại và cơ khí, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp vật liệu xây dựng,
công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và thực phẩm, phát triển dịch vụ vận chuyển và dịch vụ cảng biển, phát triển du lịch biển, xây dựng hệ thống các đô thị, phát triển các KKT, hành lang kinh tế....
Luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế DVBTNT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm hai nhóm giải pháp chủ yếu là nhóm các giải pháp chung và nhóm các giải pháp cụ thể đối với ngành và không gian. Trong đó, luận án nhấn mạnh, để phát triển bền vững kinh tế DVBTNT đến năm 2020, cần ưu tiên cho giải pháp khoa học kĩ thuật và đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Có công nghệ và lao động chất lượng cao sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế DVBTNT phát triển hợp lí, đạt hiệu quả cao và bền vững.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN I. Các bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí.
[1]. Hoàng Phan Hải Yến, năm 2007, “Kinh tế ngư nghiệp ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh thời kỳ 2000 - 2005”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Vinh, Số 4B, Tr 71 - 78.
[2]. Hoàng Phan Hải Yến, năm 2008, “Một số giải pháp phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh đến năm 2015”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Vinh, Số 4B, Tr 93 - 101.
[3]. Hoàng Phan Hải Yến, năm 2009, “Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Vinh, Số 4B, Tr 99 - 106.
[4]. Hoàng Phan Hải Yến, Nguyễn Thị Gấm, năm 2011, “Thực trạng phát triển kinh tế thủy sản huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Vinh, Số 1A, Tr 66-73.
[5]. Hoàng Phan Hải Yến, năm 2011, “Khai thác hải sản vùng biển tỉnh Nghệ An và một số vấn đề đặt ra”, Kỉ yếu Hội thảo “Nghiên cứu khoa học và đào tạo giáo
viên Địa lí”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Tr 393 - 399.
[6]. Hoàng Phan Hải Yến, năm 2012, “Xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm cho phát triển khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An”, Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam, số 142, Tr 32 - 35.
[7]. Hoàng Phan Hải Yến, năm 2012, “Du lịch dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh và một số vấn đề đặt ra”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 6, Huế 9. Tr 769 - 774
[8]. Hoàng Phan Hải Yến, năm 2012, “Sức hút đầu tư ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2, Tr 153-160.
[9]. Hoàng Phan Hải Yến, năm 2013, “Đánh giá tổng hợp các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh giai đoạn 2000 - 2012”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2S, Tr 252-260.
[10]. Hoàng Phan Hải Yến, năm 2013, “Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển ba khu kinh tế ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 10, Tr 116 - 123.
II. Các đề tài khoa học đã thực hiện
[1]. Hoàng Phan Hải Yến (chủ nhiệm đề tài), năm 2007, “Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh”, mã số T2007 - 15 - 07, Trường đại học Vinh.
[2]. Hoàng Phan Hải Yến (chủ nhiệm đề tài), năm 2008, “Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn dải ven biển tỉnh Nghệ An”, mã số T2008-15-07, Trường Đại học Vinh.
[3]. Hoàng Phan Hải Yến (chủ nhiệm đề tài), năm 2009, “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp ở dải ven biển tỉnh Nghệ An”, mã số T2009 - 15 - 07, Trường Đại học Vinh.
[4]. Hoàng Phan Hải Yến (chủ nhiệm đề tài), năm 2010, “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế dải ven biển”, mã số SPHN-10-600NCS, Trường Đại