Phương thức giao dịch nghiệp vụ thị trường mở

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 92 - 185)

Các giao dịch thị trường mở thường được thực hiện thông qua 3 phương thức: giao dịch song phương, đấu thầu đó là đấu thầu bằng khối lượng và đấu thầu lãi suất mà các NHTW thế giới đã thực hiện một cách phổ biến nhưng không phải nước nào cũng vận dụng giống nhau. Đối nước CHNDND Lào qui mô thị trường nhỏ bé, tình hình kinh tế trong giai đoạn đang phát triển, vậy phương thức giao dịch nghiệp vụ thị trường mở phải vận dụng cho thích hợp với điều kiện thị trường tài chính - tiền tệ trong nước.

Trong giai đoạn đầu triển khai nghiệp vụ thị trường mở (năm 2005- 2010), NHTW thông báo cho các thành viên thị trường mở tham gia mua

T

k

hoặc bán tín phiếu của Chính phủ hoặc tín phiếu NHTW. Việc tổ chức đầu thầu các giao dịch trên thị trường mở thể hiện rõ tính thị trường trong quan hệ giữa NHTW và các thành viên. Thành viên tham gia 1 phiên đấu thầu rất ít (thường có 1 đến 3 thành viên) và các thành viên thường biết về lượng hàng hoá của nhau, vì vậy, NHTW phải tổ chức đấu thầu lãi suất. Các chủ thể tham gia từ chỗ biết NHTW cần cung ứng lượng tiền bao nhiêu, có thể thoả thuận với nhau, để thay vì cạnh tranh về lãi suất sẽ cùng đặt thầu ở mức lãi suất rất thấp và do đó họ có khả năng phá vỡ mục tiêu mà NHTW đặt ra. Trong bối cảnh NSNN Lào đang ở tình trạng thâm hụt NS quá lớn, nhưng lãi suất tín phiếu không hợp lý dẫn đến các thành viên không tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu Chính phủ từ 2012 đến nay. Như vậy, có thể nói thị trường mở của Lào hoạt động rất hạn chế. Chỉ có TCTD cần thanh khoản mới mang GTCG mà họ đang nắm giữ đến Sở Giao dịch cầm cố với NHTW với lãi suất thấp hoặc bán hẳn cho NHTW theo thời hạn còn lại.

+ Phương thức song phương NHTW đang thực hiện giao dịch.

+ Đấu thầu bằng khối lượng và đấu thầu lãi suất của tín phiếu kho bạc nhà nước coi như không thực hiện.

2.3.3.8 Hình thức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở

Giao dịch thị trường mở giữa NHTW và các thành viên được thực hiện theo 2 hình thức như sau:

a) Giao dịch mua - bán hẳn

Từ năm 2005 đến nay, NHTW Lào mua hoặc bán các GTCG với toàn bộ thời hạn còn lại của chúng. Sau khi giao dịch, quyền sở hữu của GTCG được chuyền giao từ phía bán sang phía mua (không kèm thoả thuận mua bán lại GTCG đó). Việc mua - bán này thực hiện qua Sở Giao dịch của NHTW Lào.

b) Giao dịch mua - bán có kỳ hạn

mà NHTW đang nắm giữ cho các thành viên kèm theo một cam kết bán lại GTCG này sau một thời gian nhất định. Đến thời hạn đã thoả thuận với nhau, NHTW thực hiện mua lại GTCG và thanh toán tiền mua lại đó cho phía bán.

Ngược lại, các thành viên bán GTCG cho NHTW kèm theo cam kết sẽ mua lại sau một thời gian nhất định. Đến thời hạn cam kết, các thành viên sẽ mua lại các GTCG và thanh toán tiền mua cho NHTW.

Trong những năm qua, giao dịch mua - bán có kỳ hạn được sử dụng chủ yếu trong thị trường mở tại NHTW Lào do các lý do như sau:

(i) Đây là công cụ hiệu quả nhất để bù đắp tình trạng thiếu vốn, triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước đến dự trữ ngân hàng;

(ii) Chi phí giao dịch thấp hơn các giao dịch mua - bán hẳn;

(iii) Giao dịch này thích hợp với điều kiện CSTT của NHTW Lào chưa hoàn thiện, vì vậy dẫn đến phải sử dụng các giải pháp khắc phục hạn chế trong điều hành CSTT;

(iv) Giảm bớt thời gian thông báo và giảm bớt sự biến động của thị trường. Thực chất đây là một hình thức tín dụng giữa NHTW và các TCTD có bảo đảm bằng GTCG (Bảng 2.4).

Trong những năm gần đây, các thành viên tham gia thị trường mở ngày càng tăng lên và chính sách điều hành NVTTM của NHTW có nhiều thay đổi: có sự điều chỉnh, bổ sung hàng hoá giao dịch trên thị trường mở, thời gian thanh toán rút ngắn, tần suất các phiên giao dịch tăng lên,... và nhu cầu đảm vốn khả dụng của các TCTD ngày càng cạnh tranh gay gắt. Do đó, các TCTD nhận thấy khi được là thành viên tham gia thị trường mở, hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của họ tăng lên, các thành viên tham gia thị trường mở tăng lên (Bảng 2.4).

Bảng 2.4: Thành viên tham gia mua - bán giấy tờ có giá của NHTW và tín phiếu kho bạc từ năm 2005 đến 2012

Đơn vị: tỷ Kíp

TT Thành viên 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 NH Nông nghiệp 66.84 68.73 62.60 0 0 0 114 55 2 Cục Bảo hiểm xã hội 23.42 23.42 55.72 26.30 46.50 46.50 88 38.3 3 NH Phát triển Lào 20.33 5.52 41.20 41.20 0 0 0 68

4 NHTW Lào 55.25 51.15 32.30 15.00 0 0 891 200

5 NH Lào - Việt 14.71 13.00 27.00 47.50 30.00 30.00 105 46 6 NH Liên doanh phát triển 3.10 3.10 23.90 14.40 5.00 5.00 5.00 4.1 7 Công ty thuốc lá 2.00 2.00 23.00 21.00 0 0 0 39.7 8 Công ty bảo hiểm 8.67 8.30 16.30 7.00 0 0 0 6.00 9 Cục Bảo hiểm tiền gửi 7.12 6.72 10.50 14.60 8.30 2.00 16.00 3.00 10 NH Ngoại thương Lào 18.10 14.75 0 0 50.00 50.00 400.00 350.00

11 Công ty bia Lào 13.00 13.00 0 0 0 0 100 190

12 NH Lào – Pháp 0 0 0 0 0 10.00 25.00 25.00

13 NH xây dụng 0 0 0 0 0 0 142.00 439.00

14 NH phong sa van Lao 0 0 0 0 0 2.00 5.00 10.00

15 NH sai gon 0 0 0 0 0 0 0 1.00

16 NH STB 0 0 0 0 0 0 5.00 13.00

17 NH X -Sim Bank 0 0 0 0 0 10 10.00 35.00

18 NH khung thai 0 0 0 0 0 0 1.00 1.00

Tổng quan 232.54 209.69 292.52 187 140 147 2.082 1.525

Bảng 2.5: Các thành viên đang sở hữu tín phiếu của NHTW Lào từ năm 2008 đến 2012 bằng đô la Mỹ

Đơn vị: triệu đô la Mỹ

t/t NHTM/TCTD 2008 2009 2010 1011 1012

1 NH Ngoại thương Lào 14.5 86.30 126.00 64.04 64.04

2 NH Đầu tư phát triển 1.5 5.00 2.60 0 16.7

3 NH Phát triển Lào 4.00 2.50 1.50 1.70 1.70

4 NH Kung thai 0 0 6.00 26.00 26.00

5 NH Phap pha lic 0 0 8.00 7.00 7.00

6 NH Kung thep 0 0 0 4.50 4.50

7 NH Sài Gòn Thương Tín 0 0 0 3.00 3.00

8 NH Thương mại Quân đội 0 0 0 1.00 1.00

9 NH ASELIDA 0 0 0 0.06 0.06

Tổng cộng 20.00 94.30 144.10 107.3 124

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Lào,2013

Ngày giao dịch được tính theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ... Năm 2004, TTM được tổ chức với tần suất 1 phiên giao dịch/tuần vào thứ tư hàng tuần. Vào năm 2005 đến 2006, Ngân hàng Trung ương Lào đã tăng kỳ tổ chức các phiên giao dịch trên thị trường mở là 2 phiên/tuần; năm 2007 tăng lên là 3 phiên giao dịch/tuần; từ 2008 đến năm 2012, các thành viên tham gia mặc dù tăng nhưng không nhiều, vì vậy NHTW lại giảm phiên giao dịch từ 3 phiên xuống 2 phiên giao dịch/tuần vào các ngày thứ Ba và thứ Năm hàng tuần. Việc thông tin rõ định kỳ các phiên giao dịch và tăng cường số lượng các phiên giao dịch trong tuần đã phần nào giúp các TCTD chủ động, linh hoạt và kịp thời điều chỉnh lượng vốn khả dụng đáp ứng yêu cầu kinh doanh tiền tệ của mình. Hiện nay, các TCTD có vốn nhiều

không cho vay được, nhưng các TCTD cũng không tham gia đấu thầu nữa do lãi suất trên thị trường mở thấp không thu hút được các thành viên tham gia hoạt động trên thị trường mở, vì vậy số phiên giao dịch có xu hướng giảm xuống. (Theo bảng 2.7)

Bảng 2.6: Tổng quan các tổ chức tín dụng sở hữu tín phiếu NHTW từ năm 2008 - 2012 Đơn vị: Tỷ Kíp TT Các tổ chức tín dụng 2008 2009 2010 2011 2012 1 NH Nông nghiệp 10.00 16.00 5.00 10 5.00 2 Cục Bảo hiểm 10.00 10.00 5.00 5.00 5.00 3 NH Phát triển Lào 0 51.70 83.00 19.6 22.6 4 NH Kung thep 2.00 7.00 34.10 31.5 31.5 5 NH Lào - Việt 15.00 59.40 55.90 0 10.00 6 NH Liên doanh 0 29.10 3.00 0 12.00 7 NH X- S Bank 0 45.30 16.00 20.9 20.9 8 NH Sài gòn Thương tín 0 0 17.00 40.00 40.00

9 Cục Bảo hiểm tiền gửi 0 15.20 14.80 21.25 21.25

10 NH Ngoại thương Lào 23.00 166.30 1.161,20 3.070,88 1.010,18

11 NH Phu yong 0 0 9.50 13.82 13.82 12 NH Lào – Pháp 0 0 196.10 225.5 125.5 13 NH Phappalic 0 0 42.00 129.71 128.70 14 NH Phappalic chi nhánh Si khai 0 0 0 50.2 20.2 15 NH Phappalic chi nhánh SaVan Na khet 0 0 0 32.6 22.2

16 NH thương mại Quân đội 0 0 0 78.00 11.00

17 NH AseLida 0 0 0 72.64 20.14

18 NH Phong Sa Van 0 0 0 234.06 114.00

19 Công ty bia Lào 0 0 0 1.6 1.60

20 NH Thaiphanit 00 0 0 13 10

21 Công ty Lan sang 0 0 0 15 12

Tổng cộng 60.00 400.00 1.637,60 4.080,26 647.70

Bảng 2.7: Số lượng các phiên giao dịch và định kỳ giao dịch trên thị trường mở

Năm Số phiên giao dịch

Số phiên mua Số phiên

bán Định kỳ giao dịch Mua hẳn Mua có kỳ hạn Bán hẳn Mua có kỳ hạn

2004 15 2 9 3 1 1 phiên giao dịch/5 ngày

2005 33 3 23 5 2 2 phiên giao dịch/1 tuần

2006 127 0 58 55 14 2 phiên giao dịch/1 tuần

2007 133 2 100 26 5 3 phiên giao dịch/1 tuần

2008 376 0 245 122 9 2 phiên giao dịch/1tuần

2009 331 1 200 130 0 2 phiên giao dịch/ tuần

2010 495 3 490 2 0 2 phiên giao dịch/ 1tuần

2011 689 3 324 132 230 2 phiên giao dịch/1 tuần

2012 367 2 87 59 219 1 phiên giao dịch/1tuần

Tổng 2,566 16 1,536 534 480

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Lào,2013

Tóm lại: Trước năm 2010, nghiệp vụ thị trường mở tại Lào có xu hướng phát triển, nhưng từ năm 2012 đến đây, thị trường mở hoạt động quá kém. Nguyên nhân là: (i) Hàng hoá khan hiếm; (ii) Thậm hụt NS quá cao nên khi đến hạn Chính phủ yêu cầu TCTD cam kết mua lại, chậm thanh toán hoặc gia hạn nợ nên các TCTD không tham gia đấu thầu tín phiếu Chính phủ nữa; (iii) Lãi suất đặt ra quá thấp, không hợp lý nên không hấp dẫn các tổ chức tín dụng tham gia đấu thầu; (iv) Công tác dự báo thanh khoản của các TCTD của NHTW còn hạn chế; (v) Ban điều hành của NVTTM hoạt động không hiệu quả và thiếu người có trình độ chỉ đạo. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các phiên giao dịch và làm giảm tính thị trường của phương thức giao dịch hợp đồng mua lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường mở của Ngân hàng Trung ương Lào đã có những bước phát triển quan trọng: hình thành thị trường mở có tổ chức với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, số lượng thành viên tham gia thị trường mở ngày càng tăng, từng bước trở thành công cụ có hiệu quả của CSTT đáp ứng yêu cầu điều hành CSTT của NHTW, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường khả năng điều tiết vốn khả dụng của Ngân hàng Trung ương tới các TCTD. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các TCTD; thúc đẩy sự phát triển thị trường tiền tệ. Trong chương 2 tác gia đã tổng quát bộ máy tổ chức hoạt động của thị trường mở tại nước CHDCND Lào, ngoài ra còn mô tả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở tại NHTW Lào khác với các nước trong khu vực, làm cơ sở để chương 3 đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ chủ yếu của CSTT và hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, chỉ ra những thành công và những tồn tại trong việc sử dụng công cụ đó, những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong thời gian sắp tới. Trong xu thế phát triển hiện nay, nền kinh tế Lào không chỉ chịu tác động của nhân tố bên trong mà còn chịu tác động mạnh mẽ của nhân tố bên ngoài. Để thực hiện được mục tiêu kiểm soát được lượng tiền cung ứng cũng như làm cho tăng trưởng kinh tế bền vững và các mục tiêu khác của CSTT đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở của CSTT.

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2005 - 2012 3.1 TÁC ĐỘNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VỚI VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KHÁC CỦA CSTT GIAI ĐOẠN 2005 - 2012

Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTW của các nước phát triển và đang phát triển còn sử dụng thêm các công cụ khác nhằm bơm thêm vốn khả dụng với thời hạn dài hơn, đồng thời cũng để hạn chế những biến động mạnh của thị trường và tránh những bất ổn tiềm ẩn do thay đổi các điều kiện của thị trường. Hiện nay, NHTW Lào đã sử dụng các công cụ khác phối hợp với nhau theo điều kiện thực tế của nền kinh tế của n ước CHDCND Lào.

3.1.1 Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động thị trường mở

Ở giai đoạn này mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHTW là thực hiện một chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng để vừa đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, tiếp tục ổn định hệ thống ngân hàng. Để đạt được mục tiêu đề ra, NHTW đã thực hiện đổi mới điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ nhất là công cụ thị trường mở một cách tương đối có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và xu hướng chung của thị trường tài chính thế giới thông qua các nghiệp vụ:

+ Công cụ lãi suất: NHTW đã thay cơ chế lãi suất trần và sàn lãi suất thành tự do hoá lãi suất, cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất của mình theo giá thị trường hoặc thay thế bằng cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng LAK của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Điều đó có những đóng góp lớn trong quá trình điều tiết vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên với điều kiện thị trường trong quá trình mở hoàn toàn làm

cho nguồn ngoại tệ và nội tệ tương xứng với nhau. Việc thị trường liên ngân hàng và thị trường mở hoạt động kém hiệu quả từ trước đến nay chủ yếu là do lãi suất trên thị trường đó chưa phù hợp với điều kiện thị trường.

Hoạt động thị trường mở xét trên phương diện lý thuyết khi thực hiện sẽ tác động đến lượng tiền cung ứng, từ đó tác động đến sự thay đổi của lãi suất thị trường. Đây là cơ sở cho việc điều chỉnh lãi suất thị trường mà NHTW các nước muốn điều tiết thông qua thị trường mở. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng trong điều kiện thị trường tiền tệ còn tiềm ẩn nhiều vấn đề, chưa thực sự phát triển như Lào thì việc điều tiết lãi suất thông qua thị trường là rất phức tạp và khó khăn, nhất là khi lãi suất nền kinh tế được tự do hoá.

Bảng 3.1: Mối quan hệ các loại lãi suất (đồng Kíp)

Đơn vị: %/năm

Lãi / năm Lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất qua đêm

Lãi suất mua - bán trên thị

trường mở

Lãi suất thị trường liên

NH

Lãi suất tái chiết khấu 2005 7 20 12 5,5 10 2006 7 20 12 5,5 10 2007 7 20 12 5,5 10 2008 7 25 5.5.00-7.00 5,5 8 2009 4 25 6.00-7.00 5,5 8 2010 5 25 6.5-7.00 5,5 8 2011 5 25 6.5-7.00 5,5 8 2012 5 25 6.5-7.00 5,5 8

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Lào,2013

+ Công cụ tỷ giá: NHTW đã thay đổi từ tỷ giá cố định thành tỷ giá tự do hoá có sự quản lý của Nhà nước. NHTW qui định tỷ giá cơ bản để làm

định hướng cho NHTM, qui định tỷ giá không biến động quá ± 2% nhằm mục đích cho luồng ngoại tệ luân chuyển một cách linh hoạt và kiểm soát được

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 92 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)