Các nguyên nhân

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 134 - 139)

Nguyên nhân trước tiên và cơ bản khiến cho nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Lào chưa phát huy được hết hiệu quả của mình đó là nghiệp vụ này ra đời trong điều kiện thị trường tài chính- tiền tệ chưa thực sự phát triển, mới ở dạng sơ khai và hoạt động chưa sôi động do các nguyên nhân:

- Cơ sở pháp lý về thị trường tài chính- tiền tệ chưa đầy đủ và đồng bộ, nhiều điều chưa sửa đổi bổ sung lại cho phù hợp với điều kiện mới của đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào hệ thống tài chính - tiền tệ thế giới. Khủng hoàng tài chính - tiền tệ thế giới là bài học đối với thị trường tài chính trong nước, phải xây dựng cơ sở pháp lý một cách hoàn thiện để ngăn chặn rủi ro từ cú sốc của hệ thống tài chính - tiền tệ.

- Các công cụ thị trường tiền tệ nghèo nàn và tính thị trường thấp, chỉ có 2 công cụ. Hiện nay, tại Lào có thị trường thứ cấp nhưng hoạt động giao dịch hầu như không thực hiện được, đó là điều trở ngại lớn cho sự phát triển thị trường tiền tệ của Lào. Điều đó do các nguyên nhân: trình độ của cán bộ và do tâm lý của người sử công cụ này chưa quen với việc mua bán lại chúng, công cụ giao dịch còn quá ít ỏi.

- Tại Lào, từ trước đến nay tình trạng đôla hóa còn tồn tại và phân tán trên toàn lãnh thổ. Trong nhiều năm qua, mặc dù NHTW Lào cùng với các cơ quan quản lý nhà nước động viên chi - trả bằng đồng LAK nhưng do tâm lý và thói quen của công chúng sử dụng nhiều đồng tiền vẫn gây khó khăn cho NHTW Lào điều hành CSTT.

- Về năng lực tài chính của NHTM còn hạn chế, nợ xấu ngày càng tăng lên. NHTW Lào phải cơ cấu lại bộ máy tổ chức từ năm 2010, đang trong quá trình triển khai dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán. Trong thời gian qua, việc quản lý vốn tập trung trực tuyến trong hệ thống còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều NHTM chưa thực hiện được việc theo dõi, phân tích luồng luân chuyển vốn theo từng kỳ hạn nên năng lực quản lý vốn còn hạn chế.

- Việc thu thập thông tin về tình hình thị trường tiền tệ, nhất là thông tin về thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn nhiều khó khăn. Đến nay, NHTW vẫn chưa có hệ thống theo dõi kịp thời và đầy đủ các hoạt động trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Việc theo dõi, dự báo vốn khả dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, bản thân một số TCTD thành viên cũng gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về tình hình thị trường. Việc đánh giá, phân tích tình hình thị trường thông qua việc xem xét phản ứng của một số thành viên đôi khi chính xác diễn biến thực tế.

- Các giấy tờ có giá đã được mở rộng nhưng vẫn chưa thực sự đa dạng hóa. Kỳ hạn của các loại tín phiếu Chính phủ - công cụ chủ yếu trong nghiệp vụ thị trường mở vẫn chưa được đa dạng hóa. Tín phiếu kho bạc phát hành với thời hạn 365 ngày, còn với kỳ hạn ngắn hạn không nhiều. Sự phối hợp giữa NHTW và Bộ Tài chính trong việc làm tăng loại hàng hóa cho thị thường mở còn chưa chặt chẽ.

- Chính phủ chưa chủ động xử lý nợ xấu bằng cách tạo lập thị trường mua - bán nợ (thành lập Ban điêu hành quản lý nợ xấu, ban hành quy định thành viên tham gia mua - bán nợ) tạo cơ sở cho thị trường tài chính - tiền tệ phát triển; cải thiện tình hình tài chính của các NHTM theo hướng lành mạnh và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

- Chính phủ phải tạo điều kiện cho các NHTM quốc doanh có quyền phát hành GTCG của mình để huy động vốn tăng cường khả năng kinh doanh,

sinh lợi vốn nhàn rỗi, làm cho thị trường có hàng hóa phong phú hơn và thị trường mở hoạt động sôi nổi hơn.

- Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin còn hạn chế gây khó khăn cho các chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng và thị trường mở.

Cơ sở hạ tầng thông tin còn rất nhiều bất cập, các giao dịch qua mạng chưa thực hiện một cách đơn giản hóa.

- Hình thức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở

Từ năm 2008 đến nay, lượng ngoại tệ đổ vào Lào lớn để đầu tư khai thác tài nguyên, thủy điện và nông nghiệp, khách sạn. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của Lào tăng lên nhưng nợ với lãi suất thấp, vay dài hạn. Năm năm qua, Lào xuất khẩu điện cho các nước ASIAN, điều đó dẫn tới việc NHTW Lào buộc phải mua quá nhiều ngoại tệ, và do đó, thị trường mở từ năm 2008 đến 2012 phần lớn được tiến hành với nghiệp vụ bán ra các GTCG của Chính phủ và NHTW, gây mất cân đối trong cơ cấu mua - bán và dẫn tới chi phi tăng lên từ việc trả lãi cho các khoản tiền thu về. Một điều nữa, Bộ Tài chính và NHTW phối hợp không chặt chẽ và thiếu đồng bộ trong việc thực hiện CSTT và việc vận hành thị trường mở. Ví dụ như hiện nay, Chính phủ tăng gấp đôi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của quốc gia trong khi nguồn thu ngân sách bị hạn chế, Bộ Tài chính quyết định phát hành tín phiếu bán lẻ với công chúng với lãi suất 8,5%/năm và phát hành tín phiếu trả nợ các dự án với lãi suất 3,5%/năm thời hạn 3 năm, ngoài ra bán qua thị trường mở với lãi suất 6,5%/năm.

Đảm bảo cho tài trợ NSNN Hoạch định, quyết định tỷ lệ Lạm phát

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ phụ thuộc của CSTT với CSTK

Sau hơn 7 năm thực hiện hoạt động thị trường mở, mặc dù đã tích lũy được một số kiến thức thực tế về điều hành nghiệp vụ thị trường mở nhưng kinh nghiệm, trình độ của cán bộ nghiệp vụ cũng như năng lực của các nhà lãnh đạo vẫn chưa đáp ứng kịp với đòi hỏi của thị trường, do đó hiệu quả hoạt động TTM còn hạn chế. Từ năm 2010 trở về trước, Chính phủ không phát hành trái phiếu do Chính phủ đã vay tiền từ nước ngoài quá nhiều, luồng vốn từ nước ngoại đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư Việt Nam và Trung quốc tăng lên đột biến, nguồn vốn từ nhà đầu tư trong nước cũng tăng lên làm cho đầu tư vào nền kinh tế tăng nóng, không hiệu quả, xảy ra việc lợi dụng kiếm lợi, dẫn đến làm cho giá trị đồng tiền mất cân đối, gây khó khăn cho xã hội.

Quốc hội Chính phủ NHTW Tăng trưởng kinh tế Ổn định giá cả Mục tiêu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

So với yêu cầu phát triển, thị trường mở tại nước CHDCND Lào còn những hạn chế cơ bản: hiệu quả hoạt động của thị trường mở còn chưa ổn định, đôi khi chưa đáp ứng yêu cầu kiểm soát lượng tiền ứng; khả năng hỗ trợ vốn mới chỉ tập trung cho một số TCTD; còn lúng túng trong việc xử lý lãi suất thị trường mở. Nguyên nhân của vấn đề này là do: Doanh số giao dịch thị trường mở trong tương quan với lượng tiền cung ứng (M2) chưa cao, tính chuyển đổi của LAK còn quá yếu; thực trạng tình hình nền kinh tế Lào chưa phát triển; việc đưa ra quyết định lựa chọn công cụ CSTT và sự phối kết hợp các công cụ CSTT chưa hợp lý; hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến thị trường mở còn quá ít ; CSTT bị phụ thuộc bởi CSTK; GTCG tham gia giao dịch trên thị trường mở chưa đa dạng; cơ chế điều hành lãi suất còn bất cập; thông tin về tình hình thị trường tiền tệ còn nhiều khó khăn; sự hỗ trợ của công nghệ thông tin còn hạn chế.... Vì vậy, đổi mới thị trường mở của ngân hàng Trung ương đòi hỏi một hệ thống giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế trên mới có thể phát huy những vai trò tích cực như yêu cầu đặt ra. Ngoài ra, trong chương 3 đã phân tích kết quả hồi quy tác động của lượng cung tiền đến tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ số GDP. Việc phân tích mối quan hệ tiền tệ - giá cả được đề cập Ở đây R2 = 0,657 cho thấy 6,57% sự thay đổi của CPI được giải thích bằng sự thay đổi của tỷ lệ tăng lượng tiền cung ứng và tăng trưởng kinh tế. Thông qua các mô hình quá thấp Pvalue thấp(3,9%< 5%) cho thấy sự tăng lên của khối lượng tiền M2 trong các qui sẽ tác động lớn đến sự gia tăng của giá cả cũng như thu nhập các hệ số điều dương điều đó có nghĩa với mức 3,9%. Sự gia tăng của tiền tệ có ảnh hưởng tới mức gia tăng thu nhập cũng như tăng trưởng kinh tế.

- Tổng các hệ số lượng tiền cung ứng tăng lên Log M2 phản ánh lượng tiền M2 tăng lên 1% thì CPI (mức giá cả) sẽ tăng lên trong khoảng 0,06%

- Nếu mức tăng trưởng kinh tế tăng (log GDP) ≈ 1% của GDP thì mức lạm phát sẽ giảm trong khoảng 0,093%.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG CỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI NHTW LÀO

ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)