Những chỉ tiêu khác phàn ánh hoạt động nghiệp vụ thị trường

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 108 - 116)

Năm 2009, thông qua thị trường mở, NHTW đã tăng cường chào bán tín phiếu NHTW để hút tiền về, góp phần giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán trong khi vẫn đảm bảo giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 14%/ năm, lãi suất tái cấp vốn 4%/năm, lãi suất chiết khấu 8%/năm, duy trì ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Kíp và ngoại tệ của TCTD. Điều này góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8.1%/năm.

Năm 2010, thông qua thị trường mở, NHTW đã tăng cường chào bán tín phiếu NHTW để hút tiền về, góp phần giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán trong khi vẫn đảm bảo giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 10%/ năm, lãi suất tái cấp vốn 4%/ năm, lãi suất chiết khấu 8%/năm, duy trì ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng nội tệ và ngoại tệ của TCTD. Điều này góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7.9%/ năm.

Năm 2011, thông qua thị trường mở, NHTW đã tăng cường chào bán tín phiếu KBNN để cân bằng ngân sách nhà nước qua thị trường mở với tổng số 300 tỷ kịp với lãi suất 6,5%/năm, góp phần giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán trong khi vẫn đảm bảo giữ nguyên mức lãi suất cơ bản

10%/năm, lãi suất tái cấp vốn 4%/năm, lãi suất chiết khấu 6%/năm, duy trì ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng nội tệ và ngoại tệ của TCTD. Điều này góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8.1%/năm.

Năm 2012, thông qua thị trường mở, NHTW đã tăng cường chào bán tín phiếu KBNN để huy động vốn thực hiện cán cân ngân sách của Chính phủ 300 tỷ với lãi suất 6,5%/năm, góp phần giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán trong khi vẫn đảm bảo giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 10%/năm, lãi suất tái cấp vốn 4%/ năm, lãi suất chiết khấu 6%/ năm, duy trì ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng nội và ngoại tệ của TCTD. Điều này góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8%/năm.

Trong đầu năm 2008, lạm phát gia tăng và thâm hụt thương mại vẫn còn cao, tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn sự tăng trường kinh tế tạo sức ép cho nền kinh tế, do ảnh hưởng của khoảng hoảng kinh tế của Châu Âu. Chính phủ Lào cũng như NHTW Lào đã xác định tập trung vào mục tiêu "phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng hợp lý, bền vững, đến năm 2009 tỷ lệ lạm phát giảm xuống đến âm 0,3%, giảm từ 7,63% trong năm 2008, khi so với các nước láng giềng thấy rằng tỷ lệ lạm phát của Lào quá thấp. Sự biến động giá cả của nhóm hàng hoá năm 2009 so với năm 2008 giảm xuống nhanh từ 10,92% còn 0,71%. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ lạm phát giảm xuống trong năm 2009 do:

(i) Giá dầu trên thị trường quốc tế giảm tác động đến nhóm hàng hoá giao thông vận tải trong nước giảm.

(ii) Giá trị đồng Kíp tăng lên so với đồng đô la Mỹ và đồng Baht Thái làm cho hàng hoá nhập khẩu tính bằng tiền Kíp rẻ và việc cung hàng hoá phù hợp với nhu cầu của xã hội.

5% với tiền Kíp và 10% với ngoại tệ; lãi suất ngắn hạn tiền Kíp từ 20%/năm còn 12%/năm và giảm tỷ lệ dự trữ rủi ro từ 3% xuống còn 1% để khuyến kích NHTM giảm lãi suất cho vay xuống, thực hiện mua - bán trái phiếu Chính phủ 34 tỷ Kíp để giải quyết khả năng thanh toán của NHTM.

Nói trung, trong thời gian qua, NHTW Lào đã vận dụng công cụ gián tiếp và công cụ trực tiếp đi song song với nhau. Việc vận dụng công cụ thị trường mở của NHTW Lào đã thực hiện từ năm 2005 nhưng thị trường này còn sơ khai, chưa tổ chức hoạt động một cách bài bản và chưa có Ban quản lý thị trường mở (chưa có văn bản qui định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý điều hành TTM). CSTT và CSTK chưa phối hợp tích cực, khi thâm hụt NS quá cao thì NHTW cho Bộ Tài chính tạm ứng, bỏ qua công cụ thị trường mở. Đến nay, NHTW đã tổ chức Ban quản lý thị trường mở, động viên các TCTD và Bộ Tài chính tham gia mua bán các loại giấy tờ có giá một cách thường xuyên để đảm bảo cho các TCTD có khả năng thanh toán một cách kịp thời và có hiệu quả.

Bảng 3.5: Doanh số giao dịch trên thị trường mở

Đơn vị: Tỷ Kíp

Năm Doanh số mua Doanh số bán Tổng doanh số giao dịch % tăng so với năm trước 2005 202 30.54 232.54 2006 180.20 29.49 209.69 - 9.8% 2007 220.10 72.42 292.52 39.50% 2008 70 117 187 - 36.07% 2009 50.50 62.30 112.80 - 39.68% 2010 50.50 62.30 112.80 - 2011 100 160 260 130.50% 2012 200 200 400 53.85%

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu hoạt động của M2

Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch tối đa trong một phiên là qua các năm cũng có nhiều thay đổi. Năm 2008, khối lượng giao dịch tối đa trong một phiên là 30 tỷ Kíp, đến năm 2009 đến 2011 doanh số bán tăng lên 1 phiên giao dịch đến 100 tỷ Kíp do sự biến động bất thường của thị trường, nhằm đáp ứng khả năng thanh toán cho các TCDT. Doanh số giao dịch có phiên là 20 - 30 tỷ Kíp và sang năm 2012 gần đến thời điểm cuối năm, doanh số giao dịch có phiên là 100 tỷ Kíp. Điều này đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ ngay lập tức, đáp ứng yêu cầu điều tiết vốn khả dụng của các thành viên tham gia thị trường mở.

- Thành viên tham gia TTM:

Thời điểm năm 2005, khi thị trường mở bắt đầu vận hành, có 33 số lượng mà TCTD hoạt động giao dịch, (trong đó có 12 NHTM đủ điều kiện và được công nhận là thành viên tham gia thị trường mở). Trong số 33 thành viên này, số lượng các NHTM tham gia là 14, NHTM liên doanh là 6, NH nước ngoài là 7, công ty tài chính là 4 và NH tư nhân là 2. Từ năm 2008, chính sách điều hành thị trường mở của NHTW có nhiều thay đổi, hàng hóa được bổ sung, thời gian thanh toán rút ngắn, tần suất các phiên giao dịch tăng lên và nhu cầu đảm bảo vốn khả dụng của các TCTD ngày càng tăng trong điều kiện sự cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng cạnh tranh gay gắt. Do đó, các TCTD nhận thấy khi được là thành viên tham gia thị trường mở, hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của họ là tăng lên. Do vậy, số lượng các thành viên đăng ký là thành viên thị trường mở ngày càng tăng và sự tham gia của các thành viên không thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước trong từng phiên giao dịch đã có những cải thiện đáng kể, mặc dù các thành viên này bị hạn chế về vốn và khả năng cạnh tranh huy động vốn LAK nhưng vẫn có cơ hội trúng thầu trên thị trường mở.

Bảng 3.6: Số lần của thành viên tham gia hoạt động thị trường mở Năm Số lượng thành viên 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 NHTM quốc gia 14 14 17 17 14 14 16 17 NHTM liên doanh 6 3 6 6 3 2 8 5 NH nước ngoài 7 10 10 11 13 13 18 17 Công ty tài chính 4 5 5 6 5 11 13 15 NH tư nhân 2 1 1 1 1 6 8 8 Tổng 33 33 39 41 42 46 63 62

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Lào,2013

- Kỳ hạn giao dịch của thị trường mở

Kỳ hạn hay thời hạn giao dịch trên thị trường mở thường dưới 30 ngày, tối đa chỉ là 120 ngày. Thời hạn giao dịch của GTCG có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các TCTD và khẳng định sự nhạy cảm của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng qua thị trường mở. Kỳ hạn giao dịch GTCG có sự thay đổi qua từng năm và trong từng thời kỳ, nhưng do các TCTD hoạt động không lành mạnh và chưa thực sự đảm bảo nhu cầu điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các TCTD theo mục tiêu của CSTT. NHTW mua GTCG với kỳ hạn giao dịch ngắn hạn 7- 14 ngày.

Như vậy, kỳ hạn giao dịch GTCG được thực hiện trên thị trường mở là kỳ hạn giao dịch ngắn, qua đó đã hỗ trợ đặc lực trong việc đảm bảo nhu cầu vốn khả dụng của các TCTD. Sự cân nhắc bán tín phiếu NHTW kỳ hạn giao dịch ngắn hạn với khối lượng nhỏ, lãi suất thấp khi vốn khả dụng của các TCTD dư thừa tạm thời đã tránh giảm đột ngột của lãi suất thị trường.

trường từng kỳ.

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, NHTW mua GTCG qua hình thức đấu thầu; trong các phiên giao dịch lãi suất biến động trong khoảng 9 - 10 %/năm ; cuối năm 2011 đến 2012 NHTW không thực hiện hình thức đấu thầu nữa lãi suất do NHTW thông báo trước ở mức 5,5 %/năm.

Lãi suất NHTW bán ra từ năm 2005 đến 2010 từ 11 - 12 %/năm; cuối năm 2010 đến 2012 lãi suất bán ra là 6,5%/năm, lãi suất trên thị trường mở sẽ biến động theo hướng của lạm phát. Hiện nay, mặc dù tốc độ lạm phát thấp nhưng các NHTM huy động vốn với lãi suất hơi cao làm cho lãi suất cho vay cũng cao do vậy lãi suất thể hiện trên thị trường mở thấp và lãi suất tái cấp vốn thấp hơn nữa, vấn đề đó làm hoạt động thị trường mở kém hiệu quả.

- Nhiều năm qua NHTW Lào đã sử dụng các công cụ chủ yếu của CSTT kết nối với các công cụ hỗ trợ khác một cách linh hoạt và vận dụng phù hợp với điều kiện thị trường thì chính - tiền tệ của Lào chưa phát triển mạnh, tình trạng đô la hoá đang phổ biến. NHTW đã sử dụng thành công một công cụ gián tiếp trong điều hành CSTT hợp lý với từng thời kỳ. NHTW Lào sử dụng công cụ thị trường mở kết hợp với các công cụ khác (như công cụ dự trữ, tái cấp vốn, chiết khấu, tỷ giá, hạn mức tín dụng, lãi suất ... ngoài ra phải phối hợp với CSTK) chủ động tác động vào vốn khả dụng của các TCTD thông qua việc đưa tiền ra lưu thông khi có tình trạng giảm phát; hút tiền vào hệ thống NH khi có cánh báo lạm phát có xu hướng tăng. Trong những năm qua, mặc dù môi trường kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế có tốc độ chậm lại, nhiều nước nợ xấu tăng lên nhưng đối với nước CHDCND Lào nền kinh tế tiếp tục phát triển một cách tương đối ổn định, GDP tăng lên từ 7,5 đến 8.3%/năm, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, giá trị đồng Kíp tương đối ổn định.

thiện, phù hợp với tình hình thực tế; công tác điều hành và tổ chức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện đúng quy định và bám sát với diễn biến của thị trường, Việc thường xuyên tổ chức đánh giá, tiếp tục học hỏi kinh nghiệm về công tác điều hành và tổ chức thực hiện làm cho chất lượng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở không ngừng được phát triển.

- Hàng hoá giao dịch trên thị trường mở còn hạn chế, cần phải đa dạng hóa chủng loại, thời hạn giao dịch phải dài hơn trước. NHTW và Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ để giúp thị trường tài chính phát triển.

Tóm lại: Trong những năm qua việc điều hành chính sách tiền tệ của NHTW Lào khá thành công. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có diễn biến phức tạp, NHTW Lào thực hiện điều hành CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội đạt mong muốn đặt ra, NHTW thực hiện chính sách nới lỏng, chọn các công cụ chủ yếu phù hợp với điều kiện tài chính - tiền tệ như: điều chỉnh lại lãi suất ngắn hạn của NHTW từ 7%/năm thành 4%/năm; duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc 5% đồng Kíp và 10% ngoại tệ, khuyến khích thị trường tiền tệ phát triển mạnh (bằng cách rút kinh nghiệm với các nước trong khu vực đặc biệt với NHNN Việt Nam) không gây ảnh hưởng tới khối lượng tiền, nghiên cứu khai thác nguồn vốn tiềm ẩn trong nước, NHTW thực hiện phát hành tín phiếu của mình tạo nguồn vốn cho vay ưu đãi của Chính phủ xây dựng cơ sơ hạ tầng là sản phẩm của thị trường mở. Chính phủ huy động vốn để cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước bằng cách phối hợp với NHTW đấu thầu tín phiếu kho bạc qua thị trường mở.

NHTW thực hiện công cụ thị trường mở điều tiết lượng tiền cung ứng. Cơ cấu của tổng phương tiện thanh toán: (1) lượng tiền trong lưu thông có số dư 3.790,53 tỷ Kíp, tăng lên 22,93%, chiếm 17,96%; (2) tiền gửi đồng Kíp số dư 8.012,00 tỷ Kíp tăng lên 57,04%, chiếm 37,94% của tổng phương tiện thanh toán và (3) tiền gửi bằng ngoại tệ qui đổi bằng tiền Kíp có số dư 9.311,50 tỷ

Kíp, tăng lên 33,17% chiếm 44,10% của M2.

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 108 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)