(1) Phân tích định lượng theo mô hình về tác động của việc hoạt động
thị trường mở của chính sách tiền tệ tới các nhân tố vĩ mô khác tại nước
CHDCND Lào trong giai đoạn đổi mới điều hành CSTT từ năm triển khai thực hiện nghiệp vụ thị trường mở năm 2005 đến nay. Tác giả đã sử dùng mô hình định lượng để kiểm định mối quan hệ giữa biến tiền tệ (M2), thu nhập (GDP) và sự biến động của lạm phát (CPI). Mô hình phản ánh việc gia tăng lượng tiền cung ứng qua thị trường tiền tệ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự gia tăng của thu nhập và ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ lạm phát, tác giả dùng mô hình đơn giản để phân tích định lượng của số liệu đã thu thập từ NHTW Lào (Vụ CSTT) và các số liệu từ Báo cáo thường niên của NHTW Lào. Theo mô hình định lượng đơn giản:
CPI = b0 + b1M2 +b2GDP (1.6) Log CPI = logb0 + logb1 M2 + log b2GDP (mô hình 1) - Nếu cung ứng tiền M2 qua thị trường tiền tệ thì lượng tiền sẽ tác động đến tăng trường kinh tế GDP và tỷ lệ lạm phát có xu hướng biến động nhất định.
- Cấu trúc kinh tế của nước Lào mà tác giả đang nghiên cứu. - Nguồn số liệu là số liệu thực từ NHTW Lào.
(2) Kiểm chứng mối quan hệ chặt chẽ của thị trường mở với lượng tiền cung ứng và các biến số tiền sự trữ của các ngân hàng thương mại tại Sở Giao dịch.
Thông qua mô hình định lượng sau:
RR = b0 + b1OMO (mô hình 2) (1.7) Log RR = log b0 +log b1OMO
M2 = b0 + b1 RR (mô hình 3) (1.8) Log M2 = log b0 + log b1RR
Thông qua việc sử dụng kinh tế lượng để xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính được tính toán trên phần mềm SPSS, với số liệu để khảo sát các mối quan hệ trên được lấy theo Quý các năm. Theo mô hình giản đơn, NHTW có thể kiểm soát được tiền gửi (D) thông qua việc ấn định tỷ lệ dự trữ bất buộc (r) và mức dự trữ (RR). Thực tế lại không đơn giản như vậy. Để hình thành mô hình cung tiền được phát triển gắn với cuộc sống thực tiễn của chúng ta, qua đó thấy rõ hơn vai trò của NHTW. Để hình thành mô hình cung tiền, chúng ta nhắc lại khái niệm: Tiền hay cung tiền bao gồm tiền mặt trong lưu thông (C) và tiền gửi thanh toán (D), tức khối tiền M2.
Cung tiền = M = M2 = Tiền mặt + Tiền gửi thanh toán. => M = C +D
Bảng 3.7: Các chỉ số kinh tế của nước CHDCND Lào
Năm Quý Lượng tiền cung ứng qua thị trường mở - OMO (tỷ kíp) Dự trữ tiền tại các NHTM - DT (%) Tổng lượng tiền cung ứng - M2 (tỷ kíp) CPI (%) GDP (tỷ kíp) 2005 I 0,00 20,009 455,807 101,860 7749 II 10,00 21,025 455,908 106,270 6236 III 10,40 20,965 455,808 107,600 7528 IV 20,00 22,207 455,808 108,120 7435 2006 I 50,00 18,000 625,493 100,380 8996 II 48,80 18,225 625,493 103,440 8997 III 50,20 19,765 625,493 105,570 7997 IV 51,75 20,200 625,493 104,830 9996 2007 I 40,00 15,000 993,403 105,420 19942
II 20,00 15,225 993,403 107,050 11026 III 9,00 15,765 993,403 109,560 10022 IV 30,00 16,200 993,403 110,870 10023 2008 I 0,00 13,548 4034,080 112,530 11558 II 20,00 13,293 4181,930 117,470 11634 III 20,00 13,207 4129,020 119,790 11545 IV 20,00 12,807 4477,680 116,140 11478 2009 I 120,70 12,548 4927,720 114,300 11570 II 93,30 13,293 4214,030 116,040 11521 III 93,00 12,207 5585,630 117,580 10591 IV 93,60 11,807 6161,840 118,170 11880 2010 I 900,00 12,000 6758,220 119,560 12130 II 405,60 11,225 6837,830 121,670 12523 III 166,00 11,765 7080,340 126,570 12640 IV 166,00 10,200 8347,950 126,170 11230 2011 I 1020,12 13,000 6956,187 118,980 15250 II 1020,05 13,225 6886,560 114,370 15211 III 1020,04 15,765 6506,160 100,340 15100 IV 1020,04 16,200 7437,280 113,180 15540
Nguồn: Ngân hàng Trung ương Lào,2013
Trước hết, mô hình hoá mối quan hệ nhân quả của lượng tiền cung ứng ròng qua thị trường mở tới tiền dự trữ của NHTM (trong trường hợp cụ thể thị trường mở ở Lào, luận án chỉ phân tích lượng tiền cung ứng ròng qua thị trường mở tới tiền dự trữ của NHTM khi mà sự tham gia của các tổ chức tài chính phi ngân hàng là rất hạn chế) bằng mô hình hồi quy tuyến tính trong đó lượng tiền cung ứng ròng qua thị trường mở là biến độc lập, lượng tiền dự trữ
của NHTM là biến phụ thuộc.
Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa lượng tiền cung ứng ròng qua thị trường mở và lượng tiền dự trữ có thể biểu diễn như sau:
(3) OMOs đã có sự phối hợp chặt chẽ với các công cụ khác của CSTT
nhằm điều hành CSTT, thực hiện mục tiêu của CSTT. Cùng với OMOs,
NHNN vẫn duy trì các công cụ khác của CSTT. Do vậy, trong các thời điểm cụ thể, OMOs được điều hành linh hoạt, tạo sự phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác nhằm đạt được mục tiêu CSTT, cụ thể:
Năm 2006, thông qua OMOs, NHTW đã tăng cường chào bán tín phiếu NHTW để hút tiền về, góp phần giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán trong khi vẫn đảm bảo giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 10%/năm, lãi suất tái cấp vốn 7%/năm, lãi suất chiết khấu 10%/năm, duy trì ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng LAK và ngoại tệ của các TCTD. Điều này góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,5%/năm. Năm 2008, trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát cao do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhằm giúp ổn định thị trường và nền kinh tế giảm thiểu tác động từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ quý I/2008 NHTW bắt đầu sử dụng CSTT thắt chặt thông qua việc phát hành 50 tỷ Kíp tín phiếu NHTW bắt buộc đối với 3 NHTM; tăng lãi suất cơ bản từ 10%/năm lên đến 14%/năm; giảm dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi nội tệ là 5% và 10% với ngoại tệ. Đồng thời, NHTW đã nâng biên độ giao dịch tỷ giá từ 12% lên 15% và sau đó về 10% khi mà tình hình đồng USD giảm giá liên tục so với LAK, điều này không chỉ nhằm mục đích bình ổn thị trường ngoại hối mà còn góp phần giảm áp lực lạm phát đối với nền kinh tế. Đầu năm 2008, thâm hụt thương mại và tỷ lệ lạm phát gia tăng tiếp tục tạo sức ép cho nền kinh tế, Chính phủ đã xác định tập trung vào mục tiêu "phấn đấu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trường hợp lý, bền vững,
trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu”. NHTW tăng cường nới lỏng CSTT thông qua việc giảm lãi suất tín dụng, không công bố lãi suất cơ bản mà thả nổi lãi suất theo cơ chế thị trường, duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức vừa phải. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc giảm xuống từ 8%/năm đối với nội tệ xuống 5%/năm và ngoại tệ từ 15%/năm giảm xuống 10%/năm. Đến nay, tình hình lạm phát tại Lào tương đối ổn định, duy trì ở mức một con số và thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần từng bước phục hồi nền kinh tế, tạo ra cho tăng trưởng GDP. Chính phủ chủ trương nới lỏng hơn CSTT trên cơ sở bám sát, theo dõi và phản ứng linh hoạt với diễn biến thị trường. Với mục tiêu đó, NHTW đã linh hoạt trong việc cung ứng tiền qua thị trường mở, qua đó đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng cho nền kinh tế.
Mô hình hoá mối quan hệ nhân quả của lượng tiền cung ứng ròng qua thị trường mở tới tiền dự trữ của Ngân hàng thương mại (trong trường hợp thực tế thị trường mở ở Lào hoạt động quá kém làm cho việc cung ứng tiền thực hiện không qua thị trường mở), lãi suất của thị trường mở không phản ánh lãi suất trên thị trường.
Với sự nỗ lực trong việc xác định các mức lãi suất đảm bảo sự ổn định thị trường, NHTW đã bước đầu sử dụng thông qua lãi suất thị trường mở để từng bước định hướng lãi suất thị trường. Khoảng thời gian NHTW Lào điều hành linh hoạt lãi suất thị trường mở trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường, phát tín hiệu về quan điểm điều hành CSTT trong từng thời kỳ (thắt chặt hay nới lỏng) đã thể hiện rất rõ vai trò của lãi suất thị trường mở trong việc hỗ trợ NHTW điều tiết lãi suất thị trường. Ví dụ, từ giữa năm 2008 đến 2010, lãi suất thị trường mở đã có sự kết hợp khá chặt chẽ với lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất thị trường liên ngân hàng để định hướng lãi suất thị trường.
lãi suất tái cấp vốn, lãi suất trên thị trường mở, lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất tái chiết khấu là cơ sở cho các chủ thể trong nền kinh tế có thể đưa ra những quyết định chính xác trong việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh,... đảm bảo hiệu quả phát triển kinh tế cao nhất đối với số vốn họ nắm giữ. Đây là dấu hiệu đáng mừng với sự ổn định, phát tiển của hệ thống tài chính - ngân hàng và nền kinh tế.
MB - Money Base bao gồm lượng tiền trong lưu thông (C) + lượng tiền