- Đổi mới chính sách quản lý hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại trong thời gian tới.
Tiếp tục nâng cao vai trò của Ngân hàng phát triển Lào thành ngân hàng SME một cách toàn diện. Cơ chế chính sách cần phải đi trước công nghệ một bước, đảm bảo thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập AEC vào năm 2015.
Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh, với sự mở rộng tín dụng tự chủ và chịu trách nhiệm của các NHTM. Hoạt động có tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. NHTW phải có sự kiểm tra, kiểm soát những hoạt động kinh doanh của các NHTM đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
- Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ, tạo môi trường thuận lợi nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của các NHTM
Trong nhiều năm qua việc điều hành chính tiền tệ đạt hiệu quả không cao, do vậy tác động đến hoạt động kinh doanh và cũng ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các NHTM. Vì thế, NHTW phải tạo môi trường thuận lợi
cho các NHTM phát triển. Đổi mới hoàn thiện điều hành CSTT của NHTW là đòi hỏi cấp thiết nhất trong những năm tới.
+ Về chính sách lãi suất: Hiện nay, mặc dù NHTW Lào tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế thị trường nhưng việc điều hành lãi suất chưa hợp lý và linh hoạt, lãi suất tái cấp vốn thấp hơn lãi suất thị trường mở nói chung, chưa theo nguyên tắc thị trường làm cho nguồn vốn không tập trung cho phát triển kinh tế, tác động nền kinh tế phát triển quá chậm.
Việc điều hành lãi suất cần linh hoạt gắn liền với thị trường trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của cả người gửi tiền, NHTM và người vay tiền, tạo điều kiện tập trung nguồn vốn tối đa cho phát triển kinh tế.
NHTW cần tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm các NHTM quốc doanh và NHTM nước ngoài cạnh tranh chiếm thị phần không theo nguyên tắc (huy động vốn với lãi suất cao và cho vay quá cao) làm cho việc sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích và làm nợ xấu tăng lên. NHTW phải quy định trần lãi suất trong bối cảnh hiện nay.
+ Chính sách tái cấp vốn: Để tránh tình trạng NHTM thiếu vốn thì đến NHTW tái cấp vốn đầu tiên. Theo nguyên lý, NHTW là người cuối cùng tái cấp vốn, do đó NHTW nên phải mở rộng danh mục các loại GTCG được sử dụng giao dịch tái cấp vốn.
+ Dự trữ bắt buộc: NHTW cần phải có cơ chế quản lý dự trữ bắt buộc thích hợp để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng: NHTW nên mở rộng đối tượng áp dụng qui chế dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đưa ra các giải pháp phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ, với mục tiêu CSTT và đặc điểm cụ thể của NHTM trong toàn bộ hệ thống NHTM Lào hiện nay và những năm tới.
NHTW cần phải có những biện pháp tăng cường kiểm tra việc chấp hành dự trữ bắt buộc, song song với việc xử phạt nghiệm chịnh các trường
hợp vi phạm qui chế dự trữ để đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu của CSTT.
NHTW nên có các biện pháp khuyến khích các NHTM thực hiện tốt các qui chế dự trữ như: qui định số tiền phải chịu qui chế dự trữ như:qui định số tiền phải chịu qui chế dự trữ bắt buộc phù hợp, NHTW nên phải trả tiền lãi cho số tiền gửi dư thừa của các TCTD với mức lãi suất phù hợp với khả năng tài chính NHTW.
+ Chính sách tỷ giá: Trong thời gian qua NHTW Lào mở rộng và điều chỉnh linh hoạt biến độ tỷ giá, hàng ngày NHTW Lào công bố tỷ giá cơ bản để điều tiết sự biến động của tỷ giá trên thị trường, NHTW quy định sự chênh lệch giá mua vào - bán ra không quá mức ± 2; do vậy cơ chế tỷ giá có tác động rất lớn đến sự phát triển của thị trường ngoại hối và hiệu quả hoạt động của các chủ thể tham gia nhất là các NHTM. Thời gian qua, mặc dù có sự thay đổi nhưng hạn chế của cơ chế tỷ giá là nguyên nhân chủ yếu làm cho tính linh hoạt của thị trường ngoại hối (thị trường ngoại tệ liên ngân hàng) thấp, luôn xảy ra hiện tượng căng thẳng cung - cầu về ngoại tệ, giao dịch một chiều, thậm chí có lúc đóng băng. Chính vì vậy, cơ chế tỷ giá phải được đổi mới theo hướng như sau: từng bước áp dụng cơ chế tỷ giá thỏa thuận; khuyến khích các NHTM tham gia cung - cầu tỷ giá hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.