Bài học kinh nghiệm rút ra trong điều hành NVTTM cho nước

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 62 - 185)

Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường mở tại một số Ngân hàng Trung ương tiêu biểu, đại diện cho những nước, khu vực có thị trường tài chính phát triển và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ thị trường mở cho thấy nghiệp vụ thị trường mở được bắt đầu từ khá lâu (1920). Hoạt động nghiệp vụ TTM là mua - bán các GTCG của Chính phủ của NHTW, do vậy nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ chủ yếu của CSTT, có hiệu quả cao và được các NHTW trên thế giới sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, hoạt động TTM ở các nước khác nhau thì khác nhau về hàng hoá,

kỳ hạn giao dịch, đối tác tham gia giao dịch trên thị trường mở.... Trong nhiều năm qua, NHTW Lào đã trao đổi kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ thị trường mở với NHNN Việt Nam, Thái Lan và các NHTW khác có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ thị trường mở. Qua đó, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cơ bản sau đây:

- Thứ nhất: Hàng hoá giao dịch trên thị trường mở chủ yếu là các giấy tờ có giá có thời hạn ngắn, có độ an toàn cao nhưng đồng thời lại rất đa dạng về chủng loại, về số lượng, kỳ hạn dài ngắn khác nhau. Ở Mỹ giấy tờ có giá có thời hạn từ 1 năm - 10 năm, ngoài những hợp đồng mua lại (repos) còn có loại hàng hoá khác như chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng trên thị trường mở nhằm tăng tính hấp dẫn của thị trường. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo Luật NHNN Việt Nam được sửa đổi thì hàng hoá giao dịch trên thị trường mở phong phú hơn trước, GTCG dài hạn được phép giao dịch trên thị trường mở, góp phần thu hút thêm nhiều thành viên tham gia thị trường mở. So với các nước đã sử dụng nghiệp vụ này lâu năm thì hàng hoá giao dịch trên thị trường mở ở Nước CHDCND Lào nói chung còn nghèo nàn về chủng loại, kỳ hạn, chỉ có tín phiếu Chính phủ và tín phiếu NHTW được giao dịch trên thị trường...

- Thứ hai: Thị trường mở chỉ có thể phát huy hiệu quả trên cơ sở phát triển đồng bộ các thị trường khác như: Thị trường trái phiếu Chính phủ, thị trường thứ cấp mua - bán các GTCG. Các thị trường này tạo cơ sở hàng hoá cho thị trường mở, làm cho thị trường mở hoạt động sôi động, tạo tính thanh khoản của hàng hoá, tạo tính hấp dẫn của thị trường mở. Chính thông qua thị trường này mà nghiệp vụ thị trường mở phát huy hiệu quả và được coi như công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất của NHTW khi tác động vào khối lượng dự trữ của hệ thống NHTM, tác động đến lãi suất thị trường và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Ở Nước CHDCND Lào, nghiệp

vụ thị trường mở hoạt động trong điều kiện thị trường tài chính phát triển chưa đồng đều và ở trình độ chưa cao. Đây là một nguyên nhân khiến cho nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự phát huy hiệu quả cao.

- Thứ ba: Muốn phát triển nghiệp vụ thị trường mở thì môi trường công

nghệ thông tin phải phát triển. Công nghệ thông tin quyết định thời gian giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở, nâng cao tính chuyên nghiệp và hiện đại của thị trường và đồng thời là một trong những thước đo đánh giá trình độ phát triển của nghiệp vụ thường mở một quốc gia. Việc phát triển thị trường mở ở các nước đều có sự đóng góp không nhỏ của các phương tiện công nghệ thông tin như mạng thanh toán, mạng Internet để tăng tốc độ, độ chính xác, khả năng kết nối thông tin và giảm chi phí giao dịch... Theo đó, NHTW và các thành viên tham gia thị trường mở sẽ triển khai thị trường mở trên một chương trình phần mềm hiện đại. Các bộ phận tham gia thị trường mở đều được đào tạo một cách bài bản, bảo đảm các công đoạn giao dịch từ khi công nhận là thành viên thị trường mở, đăng ký chữ ký điện tử, thông báo mời thầu, đăng ký thầu... đều thực hiện trên hệ thống thông tin. Do đó, nước Lào cần cố gắng nỗ lực đầu tư nhiều hơn nhằm hiện đại hoá công nghệ để có thể theo kịp các nước trong khu vực.

- Thứ tư: Vốn khả dụng và quản lý vốn khả dụng có một vai trò rất quan trọng. Việc dự báo chính xác nhu cầu vốn khả dụng sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động của công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Do đó nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đồng thời phải nâng cao công tác thu thập và xử lý thông tin của thị trường,nhất là thông tin về dự báo nhu cầu vốn khả dụng. Đối với nước Lào, công tác dự báo vốn khả dụng chưa chủ động và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của quốc gia.

- Thứ năm: Qua nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động thị trường một số nước thời hạn cho một giao dịch có kỳ hạn ở các nước có nghiệp vụ thị

trường mở phát triển thường ngắn nhất: giao dịch qua đêm hoặc các giao dịch có thời hạn 1- 7 ngày, các thời hạn dài hơn cũng được sử dụng nhưng không thường xuyên. Vấn đề này đã giúp cho NHTW có thể phát huy được tính chủ động linh hoạt trong điều tiết thị trường và có khả năng điều hành CSTT nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Ở Lào, thời hạn của giao dịch tương đối dài, ngắn nhất được sử dụng là 7 ngày, do vậy đã làm giảm tính chủ động, linh hoạt của NHTW Lào trong điều hành chính sách tiền tệ.

Các nước có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, vì vậy nên có hình thức áp dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với đặc điểm của từng nước. Tại nước CHDCND Lào, trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, những nền tảng quan trọng cho sự phát triển của nghiệp vụ thị trường mở còn đang dần được hoàn thiện thì hiệu quả của công cụ nghiệp vụ thị trường mở sẽ có những giới hạn nhất định. Do vậy, muốn khuyến khích thị trường mở phát triển một cách đồng bộ với các loại thị trường khác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước Lào nên theo xu thế phát triển của các nước trong khu vực. Nhà nước cần có lộ trình hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính - tiền tệ nhằm tạo điều kiện cho thị trường tài chính - tiền tệ phát triển mạnh hơn và hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ linh hoạt, chủ động và có nhiều ưu điểm hơn nhiều so với các công cụ khác. NHTW sử dụng OMO để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Ở các nước đang phát triển và các nước đang trong giai đoạn quá độ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chỉ có một số rất ít nước có được thị trường lý tưởng - là điều kiện cho thị trường mở hoạt động một cách linh hoạt. Tuy nhiên, hoạt động thị trường mở ở cách này hay cách khác có thể và nên được tiến hành trong môi trường thị trường không lý tưởng hoàn toàn nhưng có các giai đoạn phát triển theo hướng có sự phát triển và cạnh tranh. Trong những trường hợp như vậy thì hoạt động thị trường mở cần phải có giới hạn theo từng giai đoạn. Sự tham gia của Ngân hàng Trung ương sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường, dù vậy Ngân hàng Trung ương cần chú ý rằng việc tham gia vào thị trường sẽ không được phép có ảnh hưởng hoặc làm tăng thêm rủi ro trong bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng Trung ương. Một Ngân hàng Trung ương có khả năng hoạt động có hiệu quả hơn nếu bảng danh mục tài sản của nó có tính lỏng cao và không có rủi ro. Trong chương 1 của luận án đã trình bày cụ thể về hoạt động thị trường mở của NHTW, qua đó cho thấy để NHTW có thể tổ chức và thực hiện OMO, đòi hỏi phải đảm bảo được những yếu tố cơ bản: hàng hoá tham gia giao dịch, thành viên tham gia giao dịch, phương thức thực hiện, phương thức giao dịch trên thị trường mở. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu kinh nghiệm thị trường mở của NHTW một số quốc gia trên thế giới đã rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho Lào trong việc vận dụng thị trường mở của NHTW. Nội dung chương 2 của Luận án được tập trung đánh giá thực trạng thị trường mở tại CHDCND Lào trọng những thời gian qua. Trên cơ sở đó, chương 3 vận dụng kinh tế lượng để phân tích và rút ra kết quả đạt được, tìm ra hạn chế để đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tồn tại và cải cách lại việc hoạt động và vận dụng nghiệp vụ thị trường mở có hiệu quả cao ở Lào trong những năm tới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI

ĐOẠN 2005 - 2012 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG LÀO

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Trung ương Lào

Lịch sử phát triển của NHTW Lào gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Lào nói riêng và gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kỳ của cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước nói chung. NHTW Lào thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1968 tại khu giải phóng Mương Viêng Say tỉnh Hoá Phan (miền Bắc Lào) theo Hiến pháp của Đại hội Đảng cách mạng Lào lần thứ III tháng 3 năm 1966 và do quyết định của Trung ương Đảng Dân Chủ Nhân Dân Lào, lúc đó có tên gọi là “Kho bạc Trung ương” nhằm phụ vụ cách mạng. Kho bạc lúc đó có hai nhiệm vụ chính:

(1) Chi trả lương và chính sách khác cho cán bộ, bộ đội và công an. (2) Nhận tiền gửi và cho vay.

Đến năm 1973, Kho bạc Trung ương đã đổi tên thành Ngân hàng PaThet Lào, có chi nhánh ở 13 tỉnh giải phóng. Sau khi đất nước giải phóng năm 1975, NHTW chuyển về Thủ đô Viêng Chăn.

Tháng 8 năm 1976, Ngân hàng PaThet Lào đã đổi tên thành “Ngân hàng Quốc gia Lào”. Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia Lào là theo cơ chế bao cấp từ 1975 đến 1985. Giai đoạn này, Ngân hàng Quốc gia Lào hoạt động không có hiệu quả, khan hiếm về vốn một cách tương đối, huy động vốn bị hạn chế và cho vay không đảm bảo được hiệu quả, nợ xấu tăng quá cao... Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1986 đã đặt ra đường lối đổi mới toàn diện, Chính phủ Lào quyết tâm đổi mới hệ thống Ngân hàng hoạt động theo đường lối xã

hội chủ nghĩa. Sau đó, Đại hội hệ thống ngân hàng toàn quốc lần thứ nhất khai mạc năm 1986 quyết định chuyển từ ngân hàng 1 cấp thành ngân hàng 2 cấp, đồng thời đổi tên Ngân hàng Quốc gia Lào thành "Ngân hàng nước CHDCND Lào”. Với việc tổ chức mô hình hệ thống ngân hàng hai cấp, NHTW thực hiện chức năng phát hành tiền và quản lý Nhà nước về công tác tiền tệ, tín dụng và ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình hoạt động, NHTW đã tích cực mở rộng hợp tác quốc tế dưới cả giác độ hợp tác song phương và đa phương, từng bước hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế nhằm góp phần hoàn thiện môi trường thể chế và tạo điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi. Gần đây, NHTW đang dần có những thay đổi mang tính chiến lược về việc chuyển mô hình và cơ chế hoạt động của NHTW theo hướng NHTW độc lập nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTW với nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là ổn định giá cả và tổng cầu, còn về lâu dài là góp phần bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng thực tế với giá cả lạm phát thấp hơn sự tăng trưởng kinh tế một cách ổn định bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, NHTW Lào có quyền xác lập các biện pháp tác động đến thị trường tiền tệ bằng các công cụ của chính sách tiền tệ (monetary policy instruments).

2.1.2 Vị trí, chức năng của Ngân hàng Trung ương Lào

Luật Ngân hàng Nhà nước Lào năm 2000 quy định vị trí và chức năng của NHTW cụ thể:

- Ngân hàng Trung ương Lào là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là Ngân hàng của nước CHDCND Lào;

- Ngân hàng Trung ương Lào là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu Nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Viêng Chăn;

- Ngân hàng Trung ương Lào thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của NHTW về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền

tệ cho Chính phủ.

- Khuyến khích và giữ gìn giá trị đồng kíp nội tệ và đối ngoại.

- Quản lý và phát triển cơ chế thanh toán hệ thống ngân hàng có hiệu quả; quản lý cán cân thanh toán, hệ thống ngân hàng làm cho hệ thống tiền tệ và tín dụng của quốc gia ổn định và có tính minh bạch.

2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Trung ương Lào

Nhiệm vụ và quyền hạn của NHTW theo Luật Ngân hàng Trung ương Lào như sau:

(i)Quyền hạn

- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền;

- Thực hiện việc tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;

- Quản lý vĩ mô về tiền tệ; là ngân hàng của các NHTM và TCTD, là người cho vay cuối cùng đối với NHTM, TCTD để đảm bảo mục tiêu CSTT;

- Thực thi chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá;

- Phát hành tín phiếu của NHTW đảm bảo mục tiêu CSTT; mua - bán tín phiếu của mình với các NHTM và TCTD.

- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh NHTW; NHTM và các ngân hàng nước ngoài, TCTD theo sự phê duyệt của Chính phủ.

(ii)Nhiệm vụ

- Quản lý- kiểm tra hoạt động ngân hàng, đảm bảo tính ổn định và phát triển hệ thống ngân hàng;

- Quản lý quỹ dự trữ ngoại hối;

- Thu thập, tổng hợp, phân tích diễn biến tình hình kinh tế - tiền tệ từ cá nhân và cơ quan có liên quan trong và ngoài nước nhằm phục vụ việc điều hành chính sách tiền tệ, ngân hàng.

- Báo cáo và đóng góp ý kiến về kinh tế - xã hội, tiền tệ ngân hàng cho Quốc hội và Chính phủ một cách thường xuyên.

- Quản lý, điều hành lưu thông tiền tệ và thực hiện kế hoạch Chính phủ đặt ra;

- Làm đại lý cho Chính phủ tại tổ chức tài chính quốc tế. Quan hệ ngoại giao, ký kết hợp đồng với các tổ chức tài chính - tiền tệ nước ngoài và các tổ chức nước ngoài khác theo sự phân công của Chính phủ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Đảng và Chính phủ.

2.1.4 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương Lào [2]

Hiện nay, nước Lào có 18 tỉnh từ Bắc đến Nam. NHTW được tổ chức với 4 chi nhánh NHTW nhằm quản lý và phát triển cơ chế thanh toán hệ thống ngân hàng có hiệu quả; quản lý cán cân thanh toán, hệ thống ngân hàng làm cho hệ thống tiền tệ và tín dụng của quốc gia ổn định và có tính minh bạch. Cụ thể như sau:

- Chi nhánh NHTW Oudouxay phụ trách 6 tỉnh phía Bắc;

- Chi nhánh NHTW LuongPraBang phải chịu trách nhiệm 3 tỉnh phía dưới Bắc;

- Chi nhánh NHTW Savannakhet phải chịu trách nhiệm 3 tỉnh miền

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 62 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)