Với nước CHDCND Lào nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ rất quan trọng và cần thiết trong việc điều hành CSTT. Sự cần thiết trong việc ra đời nghiệp vụ thị trường mở thể hiện như sau:
(i) Hạn chế về công cụ trực tiếp trong việc điều hành CSTT. Qua thực trạng điều hành CSTT trong hơn 10 năm qua cho thấy hiệu quả quá thấp, sự phối hợp không chặt chẽ, không thể phản ánh tính thị trường. Do vậy NHTW Lào cần thiết sử dụng công cụ gián tiếp phối hợp với các công cụ trực tiếp cho phù hợp với tình hình thị trường tài chính chưa phát triển. Đây là bài học NHTW Lào đã rút kinh nghiệm với NHNN Việt Nam về việc điều hành CSTT.
(ii) Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Lào phải có thị trường tài chính phát triển mới có thể tham gia vào thị trường quốc tế được. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở sẽ thúc đẩy phát triển thị trường tài chính.
(iii) Nghiệp vụ thị trường mở giúp Chính phủ thực thi CSTT quốc gia một cách có hiệu quả, điều đó phụ thuộc vào sự chủ động và linh hoạt trong các hoạt động của NHTW Lào.
đảm bảo vốn khả dụng.
Nghiệp vụ thị trường mở được Ngân hàng Trung ương thực hiện chính thức từ năm 2005, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc điều hành CSTT của Ngân hàng Trung ương Lào. NHTW Lào sử dụng công cụ gián tiếp (nới lỏng) phối hợp với các công cụ khác cho phù hợp với từng thời kỳ. Trong hơn 7 năm qua, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đã ngày càng từng bước phát triển về quy mô, tổ chức và chất lượng hoạt động, trở thành công cụ điều tiết chủ yếu của NHTW Lào, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ, cụ thể:
Năm 1998/1999, cuộc khủng hoàng tài chính của khu vực đã tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của các nước nói chung và nước Lào nói riêng. Sau khi siêu lạm phát có những tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội thì chính sách chống lạm phát, kiềm chế và đẩy lùi siêu lạm phát, tiến tới kiểm soát lạm phát mới trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng ở Lào. Trước tình hình đó, Chính phủ Lào đã có nhiều biện pháp kiềm chế lạm phát, coi đây là một trong những vấn đề ưu tiên trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. NHTW Lào đã vận dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở của CSTT trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Khi lạm phát tăng ở mức 3 con số (siêu lạm phát), Vụ Chính sách tiền tệ đã nghiên cứu, kịp thời trình lên Thống đốc NHTW Lào bán tín phiếu NHTW ra công chúng với lãi suất 60% năm và bán tín phiếu Kho bạc qua nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất 30% năm nhằm mục đích ổn định giá trị đồng tiền quốc gia. NHTW đã thành công trong việc hút lượng tiền vào hệ thống NH, làm cho tình trạng siêu lạm phát từng bước giảm xuống ở mức chấp nhận được, NHTW thực hiện chính sách ngắn hạn để giảm áp lực của siêu lạm phát [2].