Trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá như ngày nay, nền kinh tế không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi những nhân tố bên ngoài. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững cũng như đạt được các mục tiêu của CSTT một cách tốt nhất, đòi hỏi tất yếu phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện việc sử dụng các công cụ CSTT. NVTTM là công cụ linh hoạt tạo để NHTW chủ động tác động đến dự trữ của các TCTD, từ đó tác động đến lượng tiền cung ứng theo ý đồ của CSTT thông qua việc NHTW mua, bán các loại GTCG với các đơn vị thành viên của thị trường mở.
Từ nay đến năm 2020, NHTW Lào phải cải cách toàn diện hoạt động thị trường mở, đảm bảo cho TTM hoạt động có hiệu quả cao, ngày càng phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia. Sau 27 năm đổi mới và phát triển theo hướng kinh tế thị trường, hệ thống kinh tế vĩ mô ở nước Lào tiếp tục phát triển theo hướng ổn định và bền vững hơn. Quá trình cải cách hệ thống ngân hàng trong 5 năm qua đã đặt ra thế và lực mới cho hệ thống ngân hàng Lào có bước phát triển bền vững an toàn và hiệu quả trong tương lai.
ích thiết thực cho tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả. Trong thời gian từ năm 2000 đến nay, việc điều hành CSTT của NHTW đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy tiến trình đổi mới của nền kinh tế, lạm phát phi mã được đẩy lùi và duy trì ở mức một con số trong thời gian dài, tạo sự ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao giá trị tiền Kíp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Qua đánh giá việc xác định mục tiêu CSTT và đánh giá việc sử dụng các công cụ CSTT của NHTW từ năm 2000 đến nay có thể rút ra rằng: điều hành CSTT của NHTW đã có nhưng chuyển biến căn bản, từ chỗ khuôn khổ CSTT chưa được xác định rõ ràng và các công cụ CSTT chưa hình thành đẩy đủ, đến nay NHTW đã tạo lập được một khuôn khổ CSTT tương đối rõ ràng, hệ thống các công cụ CSTT tương đối hoàn chỉnh và chuyển hẳn sang các công cụ tiền tệ giáp tiếp.
Định hướng để đổi mới và hoàn thiện hệ thống ngân hàng trong thời gian tới tập trung vào một số vấn đề sau:
+ NHTW Lào thành lập bộ phận phân tích diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ để thực thi CSTT và CSTK theo cách luôn luôn nhìn về phía trước, luôn có sự đánh giá xu hướng diễn biến của kinh tế trong nước và môi trường quốc tế, các tác động trung hạn của những thay đổi cung tiền, lãi suất, tỷ giá đến nền kinh tế để có quyết sách về tiền tệ.
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra NHTW Lào nên đổi mới căn bản công tác phân tích dự báo nhằm xây dựng chương trình tiền tệ có mức độ chính xác cao, cán bộ phân tích dự báo sẽ được bổ sung cả về số lượng và chất lượng, trang thiết bị phải được nâng cấp, hiện đại hóa để đội ngũ cán bộ thực hiện tốt công việc đó.
NHTW phải nâng cao năng lực điều hành CSTT của mình bằng cách đổi mới và hoàn thiện việc sử dụng các công cụ, nâng cao tính nhạy cảm của các công cụ CSTT. Phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ nhằm
nâng cao khả năng giám sát vĩ mô và can thiệp thị trường tiền tệ của NHTW. Nâng cao sự phối hợp chặt chẽ trong điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để NHTW thực sự là người chỉ đạo thị trường tiền tệ.
+ NHTW tiếp tục cơ cấu lại một số ngân hàng thương mại quốc doanh để nâng cao năng lực tài chính là chính sách quan trọng hàng đầu của các quốc gia trong việc củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hệ thống NHTM như tiếp tục cổ phần hóa các NHTM quốc doanh từ nay đến năm 2020 một cách toàn diện của hệ thống NH.
Hiện nay, tình hình nợ xấu của NHTM quốc doanh ngày càng tăng lên, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ phá sản do trình độ quản lý của một số ngân hàng thương mại yếu kém làm cho khả năng phát sinh rủi ro cao do nhiều TCTD chưa có khả năng kiểm soát và quản lý vốn tập trung toàn hệ thống, nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế Lào hiện nay. Năm 2015, các nước ASEAN sẽ hòa nhập thành khối liên minh ASEAN (AEC). Tuy nhiên hệ thống NH phải có chính sách mới phù hợp với lộ trình tự do hóa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng dẫn đến áp lực buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước, cụ thể:
(i) Cần chuyển mạnh sang tăng tỷ trọng thu nhập/lợi nhuận của ngân hàng từ cung cấp các dịch vụ phi tín dụng (chú trọng dịch vụ hiện đại) thay vì phụ thuộc quá lớn vào thu nhập từ hoạt động tín dụng truyền thống.
(ii) NHTM phải phối hợp với AMC (Vụ xử lý nợ xấu của NHTW Lào) để đưa món nợ đó thành sản phẩm được mua - bán trên thị trường tiền tệ với các công ty mua - bán nợ khác điều đó tạo điều kiện cho NHTM quốc doanh cổ phần hóa được và tăng cường năng lực tài chính để cạnh tranh trên thị trường tài chính - tiền tệ.
(iii) Sửa đổi Luật NHTW Lào về tín phiếu của ngân hàng Trung ương và trái phiếu Chính phủ như sau:
NHTW nên phải bổ sung một điều về cho phép NHTW quốc doanh phát hành trái phiếu của mình được để tăng vốn của NHTM Nhà nước theo hướng gần với thông lệ quốc tế. NHTM quốc doanh phải có giải pháp hỗ trợ đảm bảo tính thanh khoản của trái phiếu như ủy quyền cho công ty Chứng khoán Lào mua - bán trái phiếu làm tăng giao dịch tại thị trường tài chính có nhiều hàng hóa hơn.
Làm điều đó đòi hỏi tăng vốn tự có của NHTM quốc doanh thông qua nhiều phương pháp, đó là phát hành trái phiếu tăng vốn đồng Kíp và đồng ngoại tệ, giảm được tình trạng khan hiếm vốn luân chuyển. Các NHTM cần phát hành trái phiếu quốc tế trong 10 năm tới (nên có tư duy trước).
(iv) NHTW Lào và Bộ Tài chính/ Bộ Kế hoạch đầu tư phải phối hợp mật thiết với nhau để giải quyết tình trạng giảm phát đang phát sinh từ cuối năm 2012 đến nay, gây ra mất cân đối lượng tiền cung ứng trên thị trường. Trong những năm 2007 đến 2008, nền kinh tế nước Lào phát triển một cách tương đối, giữ được giá trị đồng tiền, dòng vốn trong nước và ngoài nước tăng lên, nhất là dòng vốn đầu tư trực tiếp đã thúc đẩy thị trường chứng khoán thành lập từ tháng 10/2010. Gần đây, tín dụng tăng lên quá mức, đầu tư Chính phủ tăng lên vượt quá kế hoạch đặt ra, thu ngân sách giảm xuống. Chính phủ phát hành tín phiếu bán ra trực tiếp với công chúng với lãi suất 8,5%/năm, một phần bán trên thị trường mở của NHTW với lãi suất 6,5%/năm bằng hình thức mua - bán song phương với thành viên thị trường mở làm cho Chính phủ huy động vốn không đủ khối lượng đặt ra trong kế hoạch thu - chi ngân sách, các dự án thiếu nguồn vốn vậy các nhà đầu tư không có vốn để tiếp tục đầu tư, Chính phủ phát hành trái phiếu bảo lãnh dự nợ dự án của Chính phủ thời hạn 3 năm với lãi suất 3,5%/năm; tác động đến nhiều công trình dự án từ địa phương đến trung ương không hoàn thành được. Tín phiếu, trái phiếu phát hành trực tiếp cho nhà đầu tư không thể cầm cố với các NHTM được và
NHTW cũng thận trọng kiểm soát lượng tiền cung ứng lưu hành ngoại hệ thống NH không tăng mạnh để ngăn chặn tăng giá cả.
(v) NHTW phải xác định LSCB nên phù hợp với điểm chủ yếu quan hệ tín dụng giữa NHTW và NHTM và xác định về LSCB phải dựa vào tốc độ biến động của lạm phát, tăng trường kinh tế và mức sinh lời của dơn vị doanh nghiệm như
Vì vậy, NHTW, Bộ Tài chính và Ủy bản quản lý Thị trường chứng khoán phải tổ chức Ban điều hành để ban hành giải pháp hỗ trợ, đảm bảo tính thanh khoản của trái phiếu dư nợ dự án như ủy quyền cho công ty chứng khoán chào mua - bán trái phiếu làm tăng giao dịch tại thị trường chứng khoán.