Thị trường tiền tệ là một phần của thị trường tài chính, là thị trường vốn ngắn hạn. Theo Luật NHTW Lào và Luật TCTD của Lào cũng nêu lên việc giao dịch GTCG ngắn hạn, dài hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ để tiến tới thị trường thứ cấp công cụ nợ dài hạn. Muốn thị trường mở hoạt động có hiệu quả cần phải có sự tồn tại của thị trường tiền tệ phát triển, vì đó là nơi GTCG được giao dịch với nhiều kỳ hạn khác nhau.
Cần nghiên cứu và xem xét nhằm xây dựng thị trường tiền tệ Lào cho hoàn chỉnh hơn trên cơ sở các thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, thị trường mở nên tạo sự thống nhất giữa các bộ
phần của thị trường nhằm đảm bảo lợi ích cho các thành viên tham gia thị trường, giúp NHTW Lào có khả năng kiểm soát được và can thiệp chủ động thông qua điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, từng bước tạo cho thị trường tiền tệ trở thành thị trường thực sự năng động và mang tính cảnh tranh cao và nhạy cảm trước những thay đổi về CSTT.
Thị trường tiền tệ có 3 loại: (1) Thị trường mua - bán GTCG ngắn hạn của Chính phủ và NHTW; (2) Thị trường mua - bán nợ; (3) Thị trường giao dịch các công cụ nợ ngắn hạn khác như thương phiếu của các công ty, chứng chỉ tiền gửi của các các TCTD và kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại để huy động vốn ngắn hạn. Các giải pháp phát triển thị trường tiền tệ là:
(i) Hiện nay, nợ quá hạn của các TCTD có xu hướng tăng mạnh do đầu tư quá nóng, vì vậy các NHTM phải bán các khoản nợ quá hạn đó ra thị trường mua - bán nợ với AMC của NHTW Lào để tạo khả năng thanh khoản với khách hàng, giảm được sự thiếu thốn của nguồn vốn, tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ đa dạng hóa.
(ii) Khuyến khích các NHTM tham gia thị trường liên ngân hàng để hoán đổi vốn khả dụng với nhau, giảm sự tái cấp vốn của NHTW, NHTW chỉ là người cung ứng tiền cuối cùng.
(iii) Xây dựng thị trường mua - bán lại GTCG nhằm tăng cường tính thanh khoản của các GTCG và khả năng thanh toán của NHTM.
(iv) Tập trung xây dựng và hoàn chỉnh các quy chế cho thị trường tiền tệ theo hướng mở rộng khả năng phát hành các công cụ có khả năng thanh toán và các công cụ mới của các NHTM; nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát và điều tiết thị trường.
(v) Tăng cường việc phát hành GTCG của Chính phủ cho các TCTD và phải giảm thiếu việc phát hành GTCG qua kênh bán lẻ trực tiếp cho công chúng. NHTW và Bộ Tài chính phải phối hợp với nhau ban hành chính sách
lãi suất đấu thầu GTCG hợp lý nhất, phản ánh được lãi suất của thị trường. (vi) Chính phủ phát hành GTCG phải thực hiện qua kênh đấu thầu qua NHTW. Đối tượng được quyền mua chỉ là các định chế tài chính, không nên phát hành bán lẻ như hiện nay nữa. Khi đó, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán sẽ đảm nhận việc huy động vốn từ khu vực dân cư.