phối bởi các yếu tố môi trường vĩ mô, hành vi của công chúng và quyết định của NHTM nữa [42].
1.2.5 Mối quan hệ giữa nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác của CSTT CSTT
Để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương sử dụng nhiều công cụ đa dạng. Chẳng hạn, tuỳ theo yêu cầu mở rộng hoặc thu hẹp tín dụng, Ngân hàng Trung ương có thể tăng hoặc hạ lãi suất tái chiết khấu hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hay mua hoặc bán các chứng khoán có giá. Trong các công cụ đó thì nghiệp vụ thị trường mở có thể sử dụng rất linh hoạt trong bất kỳ loại chính sách tiền tệ nào. Nó là công cụ điều tiết vĩ mô. Nghiệp vụ thị trường mở có tác động thông qua "hiệu ứng thông báo” ít hơn chính sách lãi suất chiết khấu và chính sách dự trữ bắt buộc. Ngân hàng Trung ương kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với các công cụ khác nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT theo mục tiêu trong từng thời kỳ. Nhất là trong thời điểm các TCTD gặp khó khăn về vốn khả dụng, thị trường mở được kết hợp sử dụng đồng bộ với các công cụ CSTT khác như nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, nghiệp vụ cho vay cầm cố để hỗ trợ kịp thời cho các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán, góp phần duy trì ổn định tiền tệ và thực hiện mục tiêu CSTT.
Việc kết hợp các chính sách tái cấp vốn, DTBB với nghiệp vụ thị trường mở cũng có tác dụng nhất định trong việc hạn chế những biến động ngắn hạn về lãi suất trên thị trường. DTBB là yếu tố có tính chất thể chế tác động làm tăng hoặc giảm nhu cầu về vốn khả dụng của TCTD với NHTW thông qua hoạt động thị trường mở.
lãi suất(i) Ms lãi suất (i) M0s M1s
(hình 1) (hình 2)
i0
i0 E Md i1 Md
0 M0 Lượng tiềnM 0 M0 M1 lượng tiền M Lãi suất (i) M1s M0s
i1 (hình 3).
i0 Md
0 M0 M1 lượng tiền M
Sơ đồ 1.5: Đồ thị Điểm cân bằng cung cầu tiền tệ
Hình 1: Sự biểu diễn đường cung và đường cầu tiên trên cùng một đồ thị, tại điểm giao nhau E, cung cầu bằng nhau, tại mức lãi suất cân bằng của của thị trường là i0 , tại đó lượng tiền M0.
Vì lãi suất là sản phẩm của đường cung tiền và đường cầu tiền, về nguyên tắc bất kỳ nhân tố nào làm cung - cầu tiền thay đổi đều làm cho lãi suất thay đổi. Tuy nhiên, NHTW là người chủ động và có sẵn các công cụ trong tay để kiểm soát cung tiền, vì vậy về cơ bản NHTW là người có khả năng ảnh hưởng nhiều đến lãi suất thị trường.
Hình 2: Với các nhân tố khác không đổi, nếu NHTW cần lãi suất giảm, thì áp dụng CSTT nới lỏng, lãi suất thị trường sẽ giảm.
Hình 3: Với các nhân tố khác không đổi, nếu NHTW muốn lãi suất tăng lên thì áp dụng CSTT thắt chặt, lãi suất thị trường sẽ tăng lên.
- cầu tiền cho thấy khả năng của NHTW tác động làm thay đổi lãi suất, qua đó tác động đến nền kinh tế một cách tổng thể [29].