Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động thị trường mở

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 100 - 108)

Ở giai đoạn này mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHTW là thực hiện một chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng để vừa đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, tiếp tục ổn định hệ thống ngân hàng. Để đạt được mục tiêu đề ra, NHTW đã thực hiện đổi mới điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ nhất là công cụ thị trường mở một cách tương đối có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và xu hướng chung của thị trường tài chính thế giới thông qua các nghiệp vụ:

+ Công cụ lãi suất: NHTW đã thay cơ chế lãi suất trần và sàn lãi suất thành tự do hoá lãi suất, cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất của mình theo giá thị trường hoặc thay thế bằng cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng LAK của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Điều đó có những đóng góp lớn trong quá trình điều tiết vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên với điều kiện thị trường trong quá trình mở hoàn toàn làm

cho nguồn ngoại tệ và nội tệ tương xứng với nhau. Việc thị trường liên ngân hàng và thị trường mở hoạt động kém hiệu quả từ trước đến nay chủ yếu là do lãi suất trên thị trường đó chưa phù hợp với điều kiện thị trường.

Hoạt động thị trường mở xét trên phương diện lý thuyết khi thực hiện sẽ tác động đến lượng tiền cung ứng, từ đó tác động đến sự thay đổi của lãi suất thị trường. Đây là cơ sở cho việc điều chỉnh lãi suất thị trường mà NHTW các nước muốn điều tiết thông qua thị trường mở. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng trong điều kiện thị trường tiền tệ còn tiềm ẩn nhiều vấn đề, chưa thực sự phát triển như Lào thì việc điều tiết lãi suất thông qua thị trường là rất phức tạp và khó khăn, nhất là khi lãi suất nền kinh tế được tự do hoá.

Bảng 3.1: Mối quan hệ các loại lãi suất (đồng Kíp)

Đơn vị: %/năm

Lãi / năm Lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất qua đêm

Lãi suất mua - bán trên thị

trường mở

Lãi suất thị trường liên

NH

Lãi suất tái chiết khấu 2005 7 20 12 5,5 10 2006 7 20 12 5,5 10 2007 7 20 12 5,5 10 2008 7 25 5.5.00-7.00 5,5 8 2009 4 25 6.00-7.00 5,5 8 2010 5 25 6.5-7.00 5,5 8 2011 5 25 6.5-7.00 5,5 8 2012 5 25 6.5-7.00 5,5 8

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Lào,2013

+ Công cụ tỷ giá: NHTW đã thay đổi từ tỷ giá cố định thành tỷ giá tự do hoá có sự quản lý của Nhà nước. NHTW qui định tỷ giá cơ bản để làm

định hướng cho NHTM, qui định tỷ giá không biến động quá ± 2% nhằm mục đích cho luồng ngoại tệ luân chuyển một cách linh hoạt và kiểm soát được trạng thái ngoại hối và tác động rất lớn đến trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán. Với cơ chế tỷ giá được áp dụng, diễn biến tỷ giá ngoại hối trên thị trường đã không còn nhiều biến động lớn.

+ Công cụ dự trữ bắt buộc: Với vai trò tương đối quan trọng trong điều tiết thị trường, NHTW đã thường xuyên thay đổi mức dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, kích thích đầu tư. Đồng thời, mức dự trữ bắt buộc còn được áp dụng cho cả những khoản tiền gửi ngoại tệ.

+ Nghiệp vụ tái cấp vốn: Từ năm 2005, NHTW bắt đầu tạo lập cơ chế lãi suất tái cấp vốn là lãi suất trần còn lãi suất chiết khấu là sàn làm điều đó để tạo cơ hội gia tăng vốn nhanh chóng trên thị trường tiền tệ.

+ Nghiệp vụ thị trường mở: Mặc dù nghiệp vụ thị trường mở đã thực hiện từ năm 1999 do sự tác động của cuộc khủng hoàng tiền tệ, NHTW bán trái phiếu ra thị trường trực tiếp tới công chúng không qua thị trường mở, điều đó NHTW thực hiện ngay để hút tiền vào để giảm áp lực của lạm phát. Mặc dù thị trường mở đang ở giai đoạn sở khai nhưng các TCTD chưa tích cực tham gia thị trường mở và thị trường liên NH với lý do thị trường này hoạt động không sát với lãi suất thị trường. NHTW cũng đã rút kinh nghiệm từ những bài học của NHTW Việt Nam năm 2003 - 2004, nhưng thị trường vẫn hoạt động kém hiệu quả, một nguyên nhân là do tình hình kinh tế tương đối ổn định, các NHTM có dư vốn để cho vay đối với nền kinh tế, không có nhu cầu tham gia thị trường mở.

Trong thời gian đầu, các năm 2005 đến 2007, doanh số giao dịch thị trường mở còn yếu kém như lượng tiền cung ứng đạt 349,7 tỷ Kíp vào năm 2008, đến nay doanh số giao dịch tăng lên liên tục đến mức 590 tỷ Kíp.

Năm 2008 đến nay doanh số giao dịch tăng lên 40%, lượng tiền cung ứng tăng 69 % so với năm 2005 đến 2007.

Năm 2008 đến nay, Ngân hàng Trung ương Lào đã phát hành trái phiếu ngoại tệ.

Quy trình này được cụ thể hoá ở NHTW Lào như sau: Khi NHTW Lào đã sử dụng các công cụ của CSTT (DTBB, chính sách tái cấp vốn, NVTTM) trước tiên nhằm vào mục tiêu hoạt động R (dự trữ của NHTM) tiếp đó tác động đến mục tiêu trung gian là M2, sau cùng là tác động đến mục tiêu cuối cùng là lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, NHTW đang lấy R (tiền gửi của TCTD tại NHTW) làm mục tiêu hoạt động chứ không phải là lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng như các nước phát triển bởi lẽ thị trường này hiện nay vẫn chưa thực sự sôi động, các giao dịch ngắn hạn như giao dịch O/N (qua đêm) chưa có nhiều; khả năng truyền tải thông qua kênh lãi suất đến các mức lãi suất khác còn thấp. Như vậy, lấy R làm mục tiêu hoạt động là hợp lý hơn cả vì vừa thỏa mãn các điều kiện có thể đo lường được, có mối liên hệ với mục tiêu trung gian và NHTW có khả năng kiểm soát được.

Để đạt được mục tiêu cuối cùng, NHTW chọn tổng phương tiện thanh toán M2 làm mục tiêu trung gian. Có thể lý giải NHTW không dùng lãi suất thị trường làm mục tiêu trung gian trong giai đoạn hiện nay bởi lẽ: khi thị trường tài chính chưa phát triển ổn định, chưa hoàn thiện, thì lãi suất chưa phản ảnh nhanh nhạy, kịp thời, khách quan mối quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Đồng thời, NHTW không lựa M1 làm mục tiêu trung gian vì M1 có phạm vi quá hẹp so với M2 và NHNN không kiểm soát được hệ số tạo tiền và tổng mức tín dụng trong nền kinh tế. Do vậy lựa chọn M2 làm mục tiêu trung gian trong giai đoạn hiện nay là hợp lý.

thời gian qua đạt được những thành công đáng kể. Đó là góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của đồng Kíp. Sự ổn định trong việc điều hành kinh tế vĩ mô đã tạo điều kiện giúp nền kinh tế Lào đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định:

Năm 2005 tỷ lệ tăng trưởng 6,7%; năm 2006 tăng 7,5%; năm 2007 tăng 6,8%; năm 2008 tăng 7,5%; năm 2009 tăng 7,5%; năm 2010 tăng 8,1%; năm 2011 tăng 7,9%; năm 2012 tăng 8,3% và năm 2013 tăng 8,5%.

Nhìn vào các biểu đồ về diễn biến về lãi suất, lạm phát và tăng trưởng kinh tế qua các năm ta thấy không phải lúc nào cũng tuân theo một quy luật đó là: mức cung ứng tiền tăng, lạm phát tương đối ổn định và tăng trưởng kinh tế cũng tăng. Năm 2006 có tuân theo quy luật này, tức là với mức cung ứng tiền tăng 29% so với năm 2005, giảm 3% và vào năm 2008 mức cung ứng tiền giảm xuống do khủng hoảng kinh tế năm 2007 đến 2008 dẫn đến người dân không đầu tư nhiều, làm giảm phát thúc đẩy NHTW điều chỉnh CSTT: mua giấy tờ có giá qua thị trường mở năm 2005 là: 40.4 tỷ Kíp; năm 2006 là 209.69 tỷ kíp; năm 2007 mua vào 115.99 tỷ Kíp; năm 2008 mua vào 254 tỷ Kíp; năm 2009 là 212.27 tỷ Kíp; năm 2010 là 103 tỷ Kíp và năm 2012 là 839 tỷ Kíp. Đối với ngoại tệ, năm 2008 mua vào 120 triệu đô la Mỹ; năm 2009 là 30 triệu đôla Mỹ; năm 2010 là 48,14 triệu đôla Mỹ; năm 2011 phát hành trái phiếu ngoài tệ. Theo mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu mục tiêu lạm phát phải thấp hơn sự tăng trưởng kinh tế, điều này được lý giải là năm 2009 đến nay mặc dù có tăng cung ứng tiền nhưng khả năng hấp thu vốn vào nền kinh tế chậm do các chủ thể kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán

Biểu đồ 3.2: Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất cho vay

Cũng nhận thấy rằng thật khó khăn cho NHTW khi thực hiện một CSTT đa mục tiêu: vừa ổn định giá cả vừa phải theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong cùng một thời điểm. Bởi lẽ hai mục tiêu này xét trong dài hạn là không mâu thuẫn với nhau, nhưng trong ngắn hạn lại có mâu thuẫn. Tăng cung ứng tiền góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng lại gây ra lạm phát như năm 2011 đến 2012 lạm phát có xu hướng tăng lên; ngược lại, thắt chặt cung ứng tiền làm giảm lạm phát nhưng lại không tạo ra cho tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, để giảm bớt khó khăn trong việc điều hành CSTT, NHTW cần xác định rõ ràng mục tiêu mà mình theo đuổi trong ngắn hạn và trong dài hạn.

Có thể tổng hợp việc sử dụng các công cụ CSTT trong thời gian qua tại NHTW thông qua các bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở qua các năm Đơn vị: tỷ Kíp Chi tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng DS nội tệ 40.4 410.44 164.00 352.52 589.00 1.750,4 4.340,26 7.047,34 Tổng DS Ngoại tệ 0 0 100.00 119.7 114.3 208.1 227.3 863.9 DS bán nội tệ 154.74 209.69 65.00 292.52 189.00 112.80 260.00 867.00 DS bán ngoại tệ(m $) 0 0 100.00 99.7 20.00 64.00 120.00 765.00 DS mua nội tệ 40.4 200.75 99.00 60.00 400.00 1.637,6 4.080,26 6.180,34 DS mua ngoại tệ(m$) 0 0 0 20.00 94,30 144,10 107,3 98,9 Nguồn: NHTW Lào, 2013

Bảng 3.3: Diễn biến vệ sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giai đoạn 2005 - 2012 Đơn vị: % Các đồng tiền 1989- 1993 1995 9/2002 4/2002 29/2006 6/2008 30/2008 2012 Đồng Kíp 5% 12% 6% 8% 5% 5% 5% 5% Đồng ngoại tệ 5% 12% 12% 15% 10% 10% 10% 10% Nguồn từ NHTW Lào,2013

Trong bảng 3.3 cho thấy, doanh số hoạt động của thị trường mở cũng tăng lên cả hai chiều mua và chiều bán: năm 2009 trúng thầu là 589 tỷ Kíp; năm 2010 là 1.750,4 tỷ Kíp và năm 2011 là 4.340,26 tỷ Kíp và năm 2012 không thực hiện phương thức đấu thầu chỉ có cảm kết mua - bán song phương 7.047,34 tỷ Kíp so với năm trước tăng lên 62.37% và doanh số giao dịch bằng ngoại tệ cũng tăng lên do những năm đó Nhà nước bán GTCG để đầu tư các cơ sở hạ tầng và để cân bằng huy động vốn và cho vay của các NHTM.

lượng100 tỷ Kíp, trúng thầu 60,6% của kế hoạch đặt ra. Mục đích phát hành là để cân đối ngân sách nhà nước. Năm 2010 doanh số giao dịch trên thị trường mở không đa dạng vì các NHTM và các tổ chức tín dụng có khả năng thanh toán cao làm cho thị trường mở không hoạt động mạnh. Điều này cho thấy thị trường mở là một “kênh” cung ứng vốn quan trọng của NHNN nhằm thực hiện mục tiêu của CSTT. Đối với các TCTD, vào tháng Phun Phi May Lào tháng tư, khi nhu cầu rút tiền cho chi tiêu tăng lên đột biến, vốn khả dụng của các TCTD thiếu hụt thì thị trường mở thực sự là “kênh” hỗ trợ cho TCTD, bảo đảm khả năng thanh toán cho TCTD.

Bảng 3.4: Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu từ năm 2007 đến 2012

Đơn vị: %/năm

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Lãi suất tín phiếu NHTW - LAK - USD - - 5.5- 7.00 2.5- 3.5 6.00- 7.00 3.00- 3.50 6.5- 7.00 3.00- 3.75 6.5- 7.00 3.00- 3.75 6.5- 7.00 3.00- 3.75 Nguồn từ Ngân hàng Trung ương Lào, 2013

Năm 2005 là năm NHTW thực hiện việc đổi mới điều hành CSTT và có sự phối hợp tương đối đồng bộ các công cụ của CSTT. Điều này đã có tác động giảm chỉ số giá tiêu dùng, ổn định giá trị đồng tiền Kíp, góp phần đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế năm 2005. NHTW Lào đã bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, đánh dấu bước đổi mới trong điều hành CSTT phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của nền kinh tế. Mặc dù mới đi vào hoạt động trên thị trường mở diễn ra an toàn, đúng quy định với định kỳ 10 ngày/ 1 phiên. Tuy tác động của nghiệp vụ thị trường mở đến những điều kiện của thị trường tiền tệ chưa đáng kể, nhưng đã được thực hiện phù hợp với mục tiêu của CSTT, bán sát diễn biến thị trường, phần nào điều chỉnh

vốn khả dụng của các TCTD, thu hút khi thừa và bơm thêm khi thiếu hụt vốn khả dụng. Tuy nhiên, như đã nói ở phần trên, số lượng thanh viên còn hạn chế (khoảng 20 thành viên) nhưng số thường xuyên giao dịch trong một phiên là

từ 1 đến 3 thành viên. Doanh số giao dịch rất hạn chế và các NHTM cũng ít thực hiện mua - bán giấy tờ có giá trên thị trường mở. NHNN thực hiện giao dịch mua với doanh số 4.080,26 tỷ Kíp và ngoại tệ 107,3 triệu đôla Mỹ năm 2011 nhằm đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng của NHTM, giao dịch bán là 260

tỷ Kíp, ngoại tệ là 120 triệu đô la Mỹ, năm 2012 danh số bán đồng nội tệ tăng 233%; ngoại tệ tăng 537,5%. Doanh số mua đồng nội tệ tăng 51,47%; đồng ngoại tệ giảm 7,83% so với cùng kỳ.

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)