Ưu điểm và nhược điểm của công cụ thị trường mở

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 41 - 43)

1) Ưu điểm

- Thông qua việc mua - ban các GTCG NHTW có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ, từ đó tác động trực tiếp vào khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng.

- Sử dụng công cụ này đảm bảo độ linh hoạt và chính xác cao. Trong NVTTM, tác động vào cung ứng tiền có thể sử dụng ở bất kỳ mức độ nào để thay đổi dự trữ hoặc cơ số tiền lớn hay nhỏ. NHTW có thể thực hiện bằng cách mua, bán khối lượng lớn hay nhỏ chứng khoán. NHTW dễ dàng đảo ngược tình thế khi có một quyết định sai lầm về việc sử dụng công cụ này bằng cách lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Ví dụ: nếu NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do mua quá nhiều giấy tờ có giá trên thị trường mở thì nó có thể sửa chữa ngay bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường mở. Việc tác động đến khối lượng tiền tệ có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính. Khi muốn thay đổi cơ số tiền hoặc dự trữ, NHTW có thể quyết định và thực hiện ngay trong phiên giao dịch.

- NHTW luôn có thể chủ động số lượng tiền “bơm” vào hay “hút” ra khỏi lưu thông bằng cách khống chế lượng mua và bán.Mặt khác tính linh hoạt còn thể hiện ở chỗ NHTW vừa thực hiện mua ngay sau đó lại bán ngược lại.

- Khi sử dụng công cụ này, NHTW vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh của NHTM đặc biệt là trong đấu thầu lãi suất. Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ thị trường mở một cách tự nguyện theo các nguyên tắc của thị trường, không mang tính chất bắt buộc và không phải chịu một “khoản thuế” như công cụ dự trữ bắt buộc.

- Nghiệp vụ thị trường mở có hai loại: (1) nghiệp vụ thị trường mở năng động được thực hiện với mục đích thay đổi dự trữ của hệ thống ngân hàng; (2)

nghiệp vụ thị trường mở thụ động thực hiện nhằm bù đắp lại những biến động của các nhân tố khác ảnh hưởng đến dự trữ (ví dụ những biến động của tiền gửi của Chính phủ tại NHTW, các can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá...). Hai loại nghiệp vụ này giúp cho việc điều tiết khối lượng tiền cung ứng của NHTW trở nên linh hoạt hơn nhiều so với các công cụ ra đời trước đó.

2) Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận được, nghiệp vụ thị trường mở còn có những hạn chế nhất định như sau:

- Thị trường mở là một bộ phận của thị trường tài chính. Do vậy, công cụ này sẽ chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi có một thị trường tài chính phát triển. Hàng hoá của thị trường phải phong phú, có khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Về bản thân mình, NHTW phải có khả năng dự báo tốt vốn khả dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Ảnh hưởng của nghiệp vụ thị trường mở tới cơ số tiền tệ có thể bị triệt tiêu bởi các tác động ngược chiều nên dự trữ của ngân hàng không tăng - giảm tương ứng sau các hoạt động mua - bán chứng khoán của NHTW. Các tác động ngược chiều này gồm có dòng chảy ngược chiều của vốn do mất cân đối trong cán cân thanh toán hoặc do số dư tiền gửi của ngân sách tại NHTW tăng lên làm cho các hoạt động mua hoặc bán chứng khoán của NHTW bị triệt tiêu một phần hoặc toàn bộ.

- Khi lãi suất thị trường giảm như là một kết quả do tiền trung ương MB tăng lên, không phải lúc nào khối lượng tín dụng của nền kinh tế cũng tăng lên tương ứng. Điều này còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, mức độ rủi ro và ổn định của môi trường đầu tư.

Vì vậy, mặc dù đây là một công cụ rất chủ động và có tính minh bạch của NHTW song khả năng phát huy hiệu quả để đạt được các mục tiêu cuối

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)