Đổi với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 168 - 172)

(1) Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước nên xem xét công tác kế hoạch hóa các luồng tiền vào, ra của Ngân sách Nhà nước và khối lượng trái phiếu Chính phủ dự định sẽ phát hành để bù đắp thiếu hụt NSNN, vừa phục vụ việc thực thi CSTT. Bộ Tài chính nên đa dạng hóa các loại tín phiếu có thời hạn

khác nhau từ 1 tháng - 1 năm để thu hút nhiều thành viên tham gia thị trường đấu thầu. Chính phủ không nên thực hiện phát hành trái phiếu trả nợ và tín phiếu bán lẻ ra công chúng vì nó gây khó khăn cho NHTW thực hiện điều hành CSTT. Bộ Tài chính cung cấp các thông tin về thu chi NSNN, nguồn bù đắp thiếu hụt ngân sách, kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ; tình hình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho NHTW. Các thông tin này là cần thiết để NHTW dự báo diễn biến tiền tệ và vốn khả dụng của NHTM.

Sơ đồ 4.3. Sự tác động giữa các Bộ, ngành tới NVTTM

Hoạt động thị trường mở

-Hàng hoá giao dịch - Thanh viên tham gia - Phương thức đấu thầu - … Tiếp tục hoàn thiện một cách tích cực

Sự phát triển của hệ thống tài chính - Bộ Tài chính (Thị trường vốn )

Hoạt động của Ngân hàng Trung ương Lào

(Thị trường tiền tệ) Ảnh hưởng của nhà nước đã tác động

(2) Cơ sở pháp lý phải chặt chẽ đảm bảo cho NHTW hoạt động có hiệu quả

Luật NHTW Lào xây dựng năm 1999 đã được sửa đổi hai lần; lần thứ nhất năm 2000 và lần thứ hai năm 2005. Quá trình sửa đổi Luật NHTW vẫn giữ nguyên vị thế của NHTW, chỉ sửa một số điều. Do vậy, việc đảm bảo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho NHTW hoạt động có hiệu quả là một vấn đề cần có sự thống nhất chủ trương từ phía Nhà nước và được cụ thể hoá bằng Luật mới có thể giúp NHTW thực thi các hoạt động trong đó có thị trường mở phát triển hơn nữa, cụ thể:

Đảm bảo tính độc lập của NHTW. Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai mô

hình tổ chức của NHTW: Mô hình NHTW độc lập Chính phủ và mô hình NHTW phụ thuộc Chính phủ. Luật Ngân hàng Trung ương Lào quy định:

"Ngân hàng Trung ương Lào là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là ngân hàng Trung ương của nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Lào. Như vậy, NHTW hiện nay theo mô hình NHTW phụ thuộc Chính phủ, trong trường hợp này Chính phủ có quyền quyết định mọi hoạt động của NHTW, tuy NHTW giống các Bộ khác trong Chính phủ về chức năng quản lý Nhà nước nhưng NHTW có sự khác biệt so với các Bộ ở tính chất quản lý Nhà nước đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng không bằng biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các chính sách và công cụ kinh tế. Do đó, mô hình này cũng có hạn chế về tính độc lập của NHTW trong việc đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của một NHTW. Để tăng cường tính độc lập, tự chủ của NHTW những vẫn đảm bảo theo mô hình hiện có, NHTW cần được tự chủ nhiều hơn trong quyền hạn của Thống đốc NHTW, tổ chức nội bộ của NHTW, xử lý các vấn đề mang tính thời điểm.

Điều chỉnh và hoàn thiện nội dung trong quy định về thị trường mở, hiện

GTCG đối với TCTD; trong Luật NHTW chưa qui định rõ về loại GTCG được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở, do vậy, để có thể được bổ sung nghiệp vụ SWAP triển khai trong thị trường mở thì Luật NHTW cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung thêm quy định "NHTW thực hiện mua, bán GTCG ngoại tệ với các TCTD và NHTW phải quy định loại GTCG, ngoại tệ được mua bán trên thị trường mở của từng thời kỳ”.

(3) Sự phối hợp chặt chẽ giữa NHTW và Bộ Tài Chính (CSTT và CSTK)

Trước đây và đến hiện nay, việc phối hợp chưa đồng điệu giữa CSTT và CSTK gây ra nhiều ảnh hưởng đến thị trường mở. CSTK không ngừng mở rộng qua các năm, đến năm 2011, khoản chi lớn nhất là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển tăng tương ứng ở mức 9% và 40% so với dự toán. Trong điều kiện phải đảm bảo mục tiêu ổn định, CSTT vô cùng vất vả trong kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền thì CSTK lại nới lỏng chi tiêu, dẫn đến NHTW phải tạm ứng tiền cho NSNN. Do vậy, để đảm bảo thị trường mở hoạt động có hiệu quả thì NHTW và Bộ Tài chính cần có sự đồng điệu với nhau một cách chặt chẽ trong quá trình thực thi chính sách CSTT và CSTK. Vấn đề này rất cần vai trò điều hành của Chính phủ.

(4) Bộ Tài chính không nên phát hành trực tiếp mà nên giao cho NHTW phát hành

Trái phiếu Chính phủ nên phát hành qua thị trường sơ cấp bằng hình thức đấu thầu qua NHTW và NHTW tiếp tục thực hiện mua - bán trên thị trường mở (thị trường thứ cấp). Trong năm 2010 đến 2013 mặc dù kinh tế vĩ mô có chuyển biến nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, hoạt động phát hành tín phiếu chưa khả quan với chỉ số thị trường và khối lượng huy động Chính phủ chào bán ra công chúng không đạt mức cần thiết để bù đắp bội chi NSNN.

Một phần của tài liệu Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước CHDCNDC lào (Trang 168 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)