Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) TS. Nguyễn Ngọc Điện (Trang 115 - 118)

5 .V ật sở hữu được và vật không sở hữu được

1. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu

Thời hiệu - Theo Điều 154 BLDS: "Thời hiệuthời hạn do pháp luật quy định mà khi

kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự

hoặcmấtquyềnkhởikiệnvụ án dân sự,quyền yêu cầugiảiquyếtviệc dân sự."

Xác lậpquyền sở hữu theo thời hiệu - được ghi nhận tại Điều 247 BLDS như sau: "Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,

đối với bất động sản, thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu" trừ trường hợp "chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu nhà nước, khơng có căn cứ pháp luật

thì dù ngay tình, liên tục, cơng khai, dù thời gian chiếmhữu là bao lâu” thì người chiếmhữu

tài sản đó cũng khơng thể trở thành chủ sở hữu hợp pháp được. Tuy nhiên, rõ ràng luật viết đã khơng quyđịnh rõ cách tính thời hiệu trong việc xác lập quyền sở hữu theo căn cứ này. Về mặt lý luận, có thể lý giải vấn đề này theo nhiều cách:

Cách thứ nhất, khơng có sự kết nối việc chiếm hữu - Thời hạn mười năm hoặc ba mươi

năm nói trên được tính từ ngày người xác lập quyền sở hữu do thời hiệuthực sự chiếm hữu tài sản một cách ngay tình. Nếu người này chuyển nhượng tài sản cho người khác lúc còn sống hoặc di tặng tài sản mà chưakịp xác lập quyền sởhữu theo thờihiệu, thì thờihiệu được tính lạitừ đầu cho ngườichiếmhữumới.

Cách thứ hai, có kết nối việc chiếm hữu với điều kiện tất cả những người chiếm hữu

liên tiếp đều ngay tình - Thời hạn mười năm hoặc ba mươi năm nói trên được tính từ ngày

chiếm hữu của người chiếmhữu ngay tình đầu tiên. Những người nối tiếp nhau nhận tài sản sau này (qua một giao dịch dân sự) được cộng thêm thời gian chiếm hữu của người chiếm hữu trước vào thời gian chiếm hữu của mình trong việc tính thời hiệu, với điều kiện tất cả đều là người chiếm hữu ngay tình. Nếu trong chuỗi người chiếm hữu nối tiếp nhau có một người khơng ngay tình, thì thời hiệu lạiđược tính lạitừ đầu kểtừ ngày chiếm hữu củangười chiếmhữu ngay tình đầu tiên sau người chiếmhữu khơng ngay tình đó. Riêng người thừa kế theo pháp luậthoặc theo di chúc sẽkếtụcsự ngay tình hoặc khơng ngay tình củangườichết.

Cách thứ ba, có kết nối việc chiếm hữu nhưng quyền sở hữu do thời hiệu chỉ được xác

lập cho người chiếm hữu ngay tình - Thời hạn mười năm hoặc ba mươi năm nói trên được

tính từ ngày chiếm hữu của người chiếm hữuđầu tiên, bất kể ngay tình hay khơng ngay tình. Nhưng, cần chú ý rằngchỉ có ngườichiếmhữu ngay tình mới có thể xác lập quyền sở hữu

theo thời hiệu. Người thừa kế của một người chiếm hữu ngay tình cũng xác lập được

quyềnsở hữu theo thời hiệu, dù bản thân có thể khơng ngay tình.

Cách thứtư,kếtnối việc chiếm hữu tính từ người chiếmhữu ngay tình đầu tiên - Thời

hạn mười năm hoặc ba mươi năm nói trên được tính kể từ ngày chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình đầu tiên; những người chiếm hữu nối tiếp được cộng thêm thời gian chiếm hữu của người chiếm hữu trước vào thời gian chiếm hữu của mình để tính thời hiệu và người chiếm hữu vào năm thứ mười một hoặc năm thứ ba mươi mốtsẽ có quyền xác lập quyền sở hữu do thời hiệu. Kể từngười chiếmhữu kế tiếp sau người người chiếmhữu ngay tình đầu tiên, vấnđề ngay tình hay khơng ngay tình khơng đượcđặt ra nữa.

Gián đoạn thời hiệu - Theo BLDS Điều 158 khoản 2, thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừnghĩavụ dân sựbị gián đoạn khi có một trong các sựkiện sau đây: a) Có sự giảiquyết của cơ quan có thẩm quyền đối với quyền và nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu; b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp. Qua nội dung điềuluật này, chúng ta có thể rút ramột sốnhận xét sau:

- Thứ nhất: thời hiệu xác lập quyền sở hữu không bị gián đoạn trong trường hợp tài sản bị mất hoặc bị đánh cắp. Người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm truy tầm và thu hồi tài sản bị mất hoặc bị đánh cắp. Trong trường hợp tài sản được thu hồi, thì người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình lại tiếp tục chiếm hữu và thời gian tài sản bị mất vẫn được tính trong thời gian chiếmhữu liên tụccủangười này.

- Thứ hai: việc giảiquyết củacơ quan Nhà nước có thẩm quyền,nếu có tác dụng buộc

người chiếm hữu hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu đích thực, thì khơng những chỉ làm gián đoạn thời hiệu mà còn loại trừ khả năng bắt đầu một thời hiệu mới Trái lại, nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sở hữu của người chiếmhữu (do nhầm lẫn), thì thờihiệuvẫn liên tục.

- Thứ ba: việc tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, như đã nói, tự nó khơng ảnh

hưởng đến sự chiếm hữu liên tục. Tranh chấp cũng không hẳn làm gián đoạn thời hiệu xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp người tranh chấp là chủ sở hữu đích thực của tài sản. Ta nói rằng tranh chấp có tác dụng làm gián đoạn thời hiệu với điều kiện treo. Giả sử người tranh chấp đượcthừanhận là chủsở hữu tài sản, thì thờihiệu xác lậpquyềnsởhữu cho người chiếmhữubị gián đoạntừ ngày có tranh chấp và cũng khơng thể bắtđầu lại, dù ngườibị tranh chấp có tiếp tục chiếm hữu tài sản. Nhưng đó phải là tranh chấp chính thức, nghĩa là được đưa ra xem xét tại một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: sự tranh cãi thuần tuý dân gian không thể làmgián đoạn thờihiệu, ngay cảvớiđiềukiện treo.

Hỗn tính thời hiệu - Thời hiệu xác lập quyền sở hữu cho người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình tương ứng với thời hiệu khởi kiện địi lại tài sản của chủ sở hữuđích thực. Theo BLDS Điều 161 thì khơng được tính vào thời hiệukhởikiệnkhoảngthời gian mà trong đó xảy ra một trong các sựkiện sau đây:

1. Sựkiệnbất khảkháng hoặctrởngại khách quan làm cho chủthể có quyềnkhởikiện,quyền yêu cầu không thểkhởikiện, yêu cầu trong phạm vi thờihiệu.

Sựkiện bất khả kháng là sựkiện xảy ra một cách khách quan không thể lườngtrước được và không thểkhắcphụcđượcmặc dù đã áp dụngmọibiện pháp cầnthiết và khảnăng cho phép. Trở ngại khách quan là những trởngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự khơng thểbiếtvềviệc quyền,lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc khơng thểthựchiệnđượcquyềnhoặcnghĩavụ dân sựcủa mình;

2. Chưa có người đại diện trong trường hợpngười có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầuchưa thành niên, mấtnănglực hành vi dân sựhoặcbịhạnchếnănglực hành vi dân sự; 3. Chưa có người đạidiện khác thay thếhoặc vì lý do chính đáng khác mà không thểtiếptục đạidiệnđược trong trườnghợpngườiđạidiệncủangườichưa thành niên, ngườimấtnănglực hành vi dân sự,ngườibịhạnchếnănglực hành vi dân sựchết.

Trong trường hợp thời hiệu được hỗn tính, thì sau khi sự kiện làm dừng thời hiệu chấm dứt, thời hiệu sẽ được tính tiếp bằng cách cộng khoảng thời gian tính vào thời hiệu trước khi xảy ra sự kiện vào khoảng thời gian bắt đầu từ lúc sự kiện chấm dứt. Trong khung cảnh của luậtthực địnhViệt Nam, hiệulực của việc xác lậpquyền sởhữu theo thờihiệu phát sinh một cách đương nhiên. Ngườitrướcđây là chủsởhữu tài sảnsẽbị bác đơnkiệnđòi lại tài sản, một khi có đủ bằngchứng cho thấybị đơncủa vụ kiện đáp ứng đầy đủ các điều kiện để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.Tuy nhiên, một cách hợp lý, người chiếm hữu cũng có thể từ chối việc xác lập quyền sở hữu theo thờihiệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) TS. Nguyễn Ngọc Điện (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)