Xác lập quyền sở hữu theo các phương thức trực tiếp khác

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) TS. Nguyễn Ngọc Điện (Trang 118 - 123)

5 .V ật sở hữu được và vật không sở hữu được

2. Xác lập quyền sở hữu theo các phương thức trực tiếp khác

Các phương thứctrực tiếp xác lập quyền sỏ hữu đối với tài sản hữu hình được thừa nhận tại Điều 170 BLDS bao gồm: sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; chiếm hữu đối vớivậtvô chủ,vậtbị đánhrơi,bịbỏ quên, bị chôn giấu, gia súcgia cầm bị thấtlạc;vật nuôi dướinước di chuyểntự nhiên (gọi chung là chiếm hữu theo Điều 170 BLDS).

2.1.Sáp nhập, trộn lẫn,chếbiến

2.1.1. Chếbiến

Đối tượng của việc chế biến phảiđộng sản. Việc chế biến có thể được chủ sở hữu tự mình thựchiệnhoặc giao cho người khác thựchiện thông qua mộthợpđồng gia công và chủ sở hữu nguyên vật liệu trở thành chủ sở hữu tài sản mới tạo thành (BLDS Điều 238 khoản 1). Cũng có trường hợp vật được chế biến bởi một người khơng phải là chủsởhữuđốivới vậtđó mà cũng khơng đượcchủsởhữu u cầu làm việcđó; ngườichế biến có thể ngay tình hoặc khơng ngay tình, khi chiếmhữu tài sản gốc.

Luật hiện hành quy định rằngnếu người chế biến ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của của tài sản mới,nhưngphải thanh toán giá trị nguyên vậtliệu, bồithườngthiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó (BLDS Điều 238 khoản 2). Trong trường hợp ngườichếbiến khơng ngay tình, thì chủsở hữu có quyền yêu cầu giao vậtmới;nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vậtliệu, thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu khơng ngay tình đối với nguyên vật liệu bị chế biến có quyền yêu cầu ngườichế biến bồithường thiệthại(Điều 238 khoản 3). Nhưvậy:

- Thứnhất, luật khơng dựliệuviệc thanh tốn công sức lao động mà ngườichếbiến khơng ngay tình bỏ ra để để chế biến sản phẩm. Người chế biến khơng ngay tình khơng những khơng có quyền sở hữu đối với tài sản mới mà cịn khơng được trả công chếbiến và phảibồithườngthiệthại,nếuchủsởhữu nguyên vậtliệu có yêu cầu.

- Thứ hai, nếu việc chế biến được thực hiện một phần bằng nguyên vật liệu của

người chếbiến khơng ngay tình, thì người này cũng trở thành một trong các đồng chủsởhữu theo phầnđối với tài sản mới, áp dụngĐiều 238 khoản 3 nêu trên. Tất nhiên, người này vẫn phải bồi thường thiệt hại, nếu chủ sở hữu phần nguyên vật liệubịchế biến khơng ngay tình

có u cầu.

Đặt vấn đề - Sáp nhập, trong luật hiện hành, việc gắn một vật vào một vật khác tạo

thành một vật mớithể chia được hoặc không chia được (BLDS Điều 236 khoản 1) ; còn

trộn lẫnviệc pha trộn các vật với nhau tạo thành một vật mới (Điều 237 khoản 1). Vật

được sáp nhập có thể là một động sản hoặcmột bất động sản, vật đượctrộn lẫn chỉ có thể là một độngsản.

2.1.2.1.Sáp nhậpbất động sản

Nguyên tắc: quyền sử dụng đất ln là vật chính - Các bất động sản hữu hình nếu khơng là đất, thì đều là những tài sản gắn liền với đất và đều là những vật phục vụ cho việc khai thác công dụngcủa đất. Với đặcđiểm đó, các tài sảngắn liền vớiđất phải được coi là vật phụ so vớiđất. Đất, hay nói đúng hơnlà quyềnsử dụngđất ln là vật chính.

Sáp nhập bất động sản có thể xảy ra tự nhiên, như trong trường hợp di chuyển tự nhiên của vật nuôi dưới nước nhưng có khi sự sáp nhập là rõ ràng về mặt tự nhiên nhưng lại không được coi là sáp nhập vềmặt pháp lý trong luậtViệt Nam (ví dụnhư sự bồiđắpcủa phù sa...). Sựsáp nhậpcũngcó thểxảy ra một cách nhân tạo.

Theo BLDS Điều 236 khoản 3, “Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó khơng phải là của mình và cũng khơng đượcsự đồng ý của chủsở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủsở hữu tài sảnbị sáp nhập có quyền yêu cầungười sáp nhập tài sản thanh tốn giá trịphần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại”. Vậy, các tài sản gắn liền với đất do sự sáp nhập thuộc quyềnsởhữucủangười có quyềnsửdụng đất.Giải pháp này cịn được luật chính thức thừa nhận cho trường hợp đặc thù của việc sáp nhập các vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên (BLDS Điều 244). Tuy nhiên, chủsở hữu tài sảnbị sáp nhập cóquyền u cầungười sáp nhập tài sản thanh tốn giá trịphần tài sản của mình và bồithường thiệthại.

2.1.2.2. Sáp nhập và trộnlẫn động sản

Các quy tắc chung - Nếu các tài sản được sáp nhập hoặc trộn lẫn thuộc về cùng mộtchủ sở hữu, thì chính người này là chủ sở hữu tài sản mới được tạo thành từ việc sáp nhập hoặc trộn lẫn. Nếu tài sản được sáp nhập hoặctrộn lẫn thuộc hai chủ sở hữu khác nhau, thì cả hai trở thành nhữngngười có quyền sởhữu chung theo phầnđỗi với tài sản mới (BLDS Điều 236 khoản 1, Điều 237 khoản 1).

Nếu trườnghợp việc sáp nhập hoặctrộn lẫnđược thựchiện vớisự khơng ngay tình thì người có tài sảnbị sáp nhậphoặcbị trộnlẫn có thểlựachọnmột trong hai giải pháp như ta đã biết (BLDS Điều 236 khoản 2, Điều 237 khoản 2) hoặc nhận tài sản mới và thanh toán cho người sáp nhậphoặc trộnlẫn giá trịphần tài sảncủa ngườiđó; hoặc không nhận tài sản mới và yêu cầu người sáp nhập, trộn lẫn thanh toán giá trị phần tài sảncủa mình và bồithường thiệthại.

2.2.Chiếm hữu theo khoản 6 Điều 170 BLDS

2.2.1. Vậtbị đánh rơi, bịbỏ quên

“Ngườinhặthoặc phát hiệnđượcvật do người khác đánhrơi hoặcbỏ quên mà biếtđịachỉ của người đánh rơi hoặc bỏ qn, thì phải thơng báo hoặc trả lại vật cho người đó.”

(BLDS Điều 239 khoản 2, Điều 241 khoản 1). Trường hợp không biết đượcđịachỉcủangười đánh rơihoặcbỏ quên, BLDS quy địnhrằng“người nhặthoặc phát hiệnphải thông báo cho

UBND xã, phường,thị trấnhoặc Công an sởnơi gần nhấtđể thông báo công khai cho chủ

sởhữubiếtnhậnlại. Sau mộtnămkểtừ ngày thông báo công khai vềvật nhặt được, phát

hiện được mà không xác định được ai là chủsở hữu hoặc chủ sở hữu khơng đến nhận, nếu

vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đóthuộc sởhữu

củangườinhặt được, phát hiện được”(Điều 239 khoản 2 đoạn 4, Điều 241 khoản 2); “nếuvật

có giá trịlớnhơnmười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, thì sau khi trừ chi phí

bảo quản người nhặt đượchưởng giá trịbằng mười tháng lương tốithiểu và 50% giá trị của

phầnvượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc

Nhà nước” (Điều 241 khoản 2 BLDS). “Trong trường hợp vật bị đánh rơi, bịbỏ quên là cổ

vật, là di tích lịch sử, văn hóa mà sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, không xác

định được ai là chủ sở hữu hoặc khơng có người đến nhận, thì vật đó thuộc Nhà nước

người nhặt được, phát hiện được vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định

của pháp luật” (Điều 241 khoản 3).

2.2.2.Gia súc, gia cầmbịthấtlạc

Việc xác lậpquyền sởhữuđối với gia súc, gia cầm bị thất lạc được dự liệutại các Điều 242 và 243 BLDS. Nếu bắt được gia súc bị thất lạc, thì người bắt được phải thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữubiết mà nhận lại (Điều 242). Người bắt được gia súc bị thấtlạc, sau khi hếtthời hạn sáu tháng kể từ ngày thơng báo cơng khai mà khơng có người đếnnhận thì sẽ được xác lậpquyền sở hữuđối với gia súc bị thất lạcđó Nếu gia súc bắtđược là gia súc thả rơng theo tập qn, thì thời hạn này là một năm (Điều 242); còn đối với gia cầm thất lạc, thời hạn này là một tháng kể từ ngày thông báo công khai (Điều 243).

Nếu có người đến nhận gia súc trong thời hạn luật định và, trong thời gian chờ đợi, gia súc sinh con, thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra (Điều 242). Trong cùng một giả thuyết, người bắt được gia cầm được hưởng trọn hoa lợi do gia cầm sinh ra (Điều 243). Cần lưu ý rằng hoa lợi nói ởđây là hoa lợi phát sinh trong suốt thời gian người bắtđược gia súc, gia cầm bịthất lạc chiếmhữu tài sản cho đến ngày cuối củathời hạn đượcluật ấnđịnhđểchủ sởhữu thựchiệnquyền nhận lại tài sản, không phải từ ngày thông báo công khai cho đến hết thời hạn luật định. Ngoài ra, cần lưu ý rằng hoa lợi của gia súc sinh sảnnhiềukỳsẽđược phân chia theo lứachứ không theo số đầu gia súc thựctế.

Qua nội dung đã phân tích ở trên, ta có thể rútra mộtsốnhận người xét sau:

Thứ nhất, trong khoảng thời gian giữa thời điểm nhặt, phát hiện vật bị đánh rơi, bị bỏ quên hoặc thời điểmbắt được gia súc, gia cầm bị thấtlạc và thời điểm giao trả lại cho chủ sởhữu hoặc giao nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩmquyền,người nhặt, phát hiện hoặc bắt được có quyền chiếm hữu tài sản đó. Để có quyền chiếm hữu tài sản, người nhặt, phát hiện hoặc bắt được phải thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tự mình thơng báo cơng khai. Quyền chiếm hữu được xác lập kể từ ngày nhặt, phát hiện, bắt được chứ không phải từ ngày thông báo. Nếu không thông báo, người nhặt, phát hiện hoặc bắt được sẽ ở trong tình trạng chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật và khơng ngay tình đối với tài sản. Dù có thơng báo hay khơng, người nhặt, phát hiện hoặc bắt được không thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với vật bằng cách chỉdựa vào tình trạng chiếmhữu liên tục và cơng khai.

Thứ hai, luật không định thời hạn thông báo công khai kể từ ngày vật được nhặt, phát

hiện, bắt được hoặc được giao nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Luật cũng khơng xác định hình thức thơng báo cơng khai (công bố trên báo đài, đài trung ương, đài địa

phương,...) vấn đề này được giảiquyết tùy theo tập quán sinh hoạt của từng vùng cũng như mức độ hiện đại của các phương tiện thông tin mà dân cư trong vùng đang sử dụnghoặc hưởngthụ.

Thứ ba, luật không xác định từ thời điểm nào quyền sở hữu được xác lập cho người nhặt,

phát hiệnvật bị đánhrơi, bỏ quên hoặc bắtđược gia cầm, gia súc thấtlạc. Ta có thể suy luận hai cách thức xác định thời điểm xác lập quyền sởhữu trong trường hợp này như sau: quyền sở hữu được xác lập từ thời điểm hết hạn để người đánh rơi, bỏ quên, làm thất lạc nhận lại tài sản; hoặc quyền sở hữu được xác lập từ thời điểm nhặt, phát hiệnvật, bắt được gia cầm, gia súc đó. Rõ ràng, việc xác lậpquyền sởhữu theo cách thứnhấttỏ ra hợp lý hơnvề lý luận cũngnhưthựctiễn và cũng phù hợpvới tinh thần của giải pháp cho vấn đề xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu ghi nhận tại khoản 1 Điều 247 BLDS.

Việc chuyển nhượng vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc - đượcgiải quyếtnhư sau:

- Giả thuyếtthứ nhất: người nhặtđược vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bắt được gia súc,

gia cầm bị thất lạc đã có thơng báo công khai và việc chuyển nhượng được thực hiện trong

thời gian chờ đợi - Người được chuyển nhượng không thể được coi như ngay tình khi

tham gia vào việc chuyển nhượng, bởi đã có thơng báo cơng khai: việc thơng báo có tác dụng đặt tất cả mọi người vào tình trạng buộc phải biết việc chiếm hữu gia, súc, gia cầm bị thấtlạc.Nhưng,một cách hợp lý, người này phảiđượchưởng thời gian chiếmhữu liên tụccủa người chuyển nhượng và chỉ cần chờ đến khi hết thời hạn luật định, kể từ ngày thông báo công khai, để xác lập quyền sở hữu của mình đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc và được chuyển nhượng. Giả sử, trong thời gian chờ đợi,chủ sở hữu gia súc, gia cầmbị thấtlạc đến nhận lại tài sản, thì người được chuyển nhượngcũng có quyền u cầu hồn trả chi phí ni giữ và các chi phí khác, cũng như được quyền sở hữu đối với hoa lợi như thể tài sản còn nằm trong tay người chuyển nhượng. Ta nói rằng việc chuyển nhượng có tác dụng chuyển các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản chuyển nhượng cho người được chuyển nhượng. Nếu tài sản được chuyển nhượng trong điều kiện đã có thơng báo cơng khai, thì người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng hưởng hoa lợi phát sinh trong thời gian chiếm hữu của mình, theo các quyđịnh tại các Điều 242 và 243 BLDS.

- Giả thuyết thứ hai: người bắt được gia súc, gia cầm không thông báo công khai.

Không thông báo, người chuyển nhượng ở trong tình trạng chiếm hữu khơng ngay tình. người được chuyển nhượng có thể biết mà cũng có thể khơng biết điều đó. Nếu người được chuyển nhượng biết mà vẫn chấp nhận mua, trao đổi,... thì người này tiếp tục chiếm hữu khơng ngay tình và khơng bao giờ có thể xác lập được quyền sở hữu đối với tài sản.

Nếu người được chuyển nhượng không biết và không thể biết việc chiếm hữu khơng ngay tình của người chuyển nhượng, thì sau khi chuyển nhượng, người được chuyển nhượng sẽ trở thành ngườichiếmhữu ngay tình. Trong trườnghợp này, quyền sở hữu đối với tài sản có thể được xác lập theo thời hiệu, được quy định tại khoản 1 Điều 255 BLDS. Nếu tài sản được chuyển nhượng trong điều kiện người chuyển nhượng khơng thơng báo cơng khai, thì, khi chủsởhữucủa gia súc, gia cầmbịthấtlạc xuất hiện, việc giải quyết số phận của hoa lợi được xác định tuỳ theo người được chuyển nhượng ngay tình hoặc khơng ngay tình: nếu ngay tình, người này khơng phải hồn trả hoa lợi đã thu được cho đến ngày chấm dứt sự ngay tình; trong trường hợp khơng ngay tình, người này phải hồn trả tồn bộ hoa lợi sinh ra từ khi bắtđầuchiếm hữu.

2.2.3. Vật bị chôn giấu

Theo BLDS Điều 240, “Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà khơng có hoặc

khơng xác định được ai là chủ sở hữu, thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản,quyềnsở

hữu đối vớivật đóđượcxác định như sau:

1. Vật được tìm thấycổ vật, là di tích lịch sử, văn hóa, thì thuộc Nhà nước, người tìm

2. Vật được tìm thấy khơng phải là di tích lịch sử, văn hố, mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộcsở hữu của người tìm thấy; nếu vật tìm thấy

có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấyđược

hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của

phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc

Nhà nước.

2.3. Chiếm hữu theo khoản 7 Điều 170 BLDS

2.3.1. Chiếmhữuvới tưcách chủ sởhữu

Có đủ corpus và animus - Để xác lậpđược quyềnsở hữu theo thờihiệu,người chiếmhữu tài sản phải chiếmhữu theo cung cách củamột người có quyền sở hữuđối với tài sản đó,nghĩa là có đủ corpus và animus. Việcchiếmhữuphải liên tục và công khai.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) TS. Nguyễn Ngọc Điện (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)