Các nguyên tắc do luật định

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) TS. Nguyễn Ngọc Điện (Trang 137 - 138)

5 .V ật sở hữu được và vật không sở hữu được

1. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU CÓ MỘT CHỦ THỂ

2.6. Sở hữu chung theo phần

2.6.2.1. Các nguyên tắc do luật định

Nguyên tắc nhất trí - Theo BLDS Điều 221, các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắcnhất trí, trừ trườnghợp có thoảthuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽbịloạibỏ trongmột số trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích cộng đồng, lợi ích chung của các chủ sở hữu (chẳng hạn như: kiện đòi chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp; bán tài sản dễ hư hỏng; sửa chữa tài sản theo định kỳ;khắc phục sựcố...). Các chủ sở hữu chung khơng nhấtthiếttự mình quản lý tài sản chung. Họ có thểuỷquyền cho mộtchủsởhữu chung (thậm chí mộtngườithứ ba) để quản lý và sửdụng tàisảnhoặcđểxác lập một giaodịch nào đó liên quan đến tài sản.

Nguyên tắc sử dụng chung - Sử dụng chung một tài sản không thể được hiểu theo nghĩa đen mà có thể hình dung như sau: một chủ sở hữu chung sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung và một chủ sở hữu chung khác cũng sử dụng tài sản chung đó. Cả hai người này đều khơng có độc quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung do mình sử dụng và khai thác. Hoa lợi, lợi tức đó, sau khi trừ giá trị công sức lao động của người sử dụng sẽ thuộc về tất cả các chủ sở hữu chung và trong trường hợp khơng được tích luỹ, thì hoa lợi,lợi tứcđó được phân bổ cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ phần quyền của mỗi người trong khối tài sản chung.

Nguyên tắc tự do hợp tan - Theo BLDS Điều 224 khoản 1, trong trườnghợp sở hữu chung có thể phân chia, thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung. Điều luật được áp dụng chung cho sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung theo phần, trên nguyên tắc, có thể phân chia. Tuy nhiên, ta cũng có một số trường hợpsở hữu chung hợpnhất khơng thể phân chia như sởhữucủacộngđồng,sởhữucủahộ gia đình... Trong trường hợp tài sảnthuộc sở hữu chung theo phần không thể phân chia về mặt vật chất, thì việc phân chia vẫn có thể được thựchiện theo nguyên tắc bình đẳng về giá trị. Nếu các chủsở hữu chung theo phần có thoả thuận về việc duy trì sở hữu chung trong một thời gian hoặc nếu việc phân chia tài sản chung bị cấm thực hiện trong một thời gian theo ý chí của người chuyển giao tài sản cho các chủ sởhữu chung, thì sởhữu chung có thể phân chia sau khi hếtthờihạnđó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) TS. Nguyễn Ngọc Điện (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)