Ðại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) TS. Nguyễn Ngọc Điện (Trang 63 - 64)

1. Ðại diện cho người chưa thành niên

1.2. Ðại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên

Ðạidiện đương nhiên. Trừ nhữngtrường hợp đượcluậtdựkiến, con chưa thành niên đưong nhiên được cha, mẹ đại diện trong các quan hệ với người thứ ba, nhất là trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch mà con chưa thành niên khơng có quyền tự mình xác lập và thực hiện(Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 39).

Cơ chế đại diện. Việcđạidiện theo pháp luậtcủa cha, mẹ đối với con chưa thành niên được chi phối chủ yếu bởi các quy định trong BLDS (Ðiều 20, 21 và Chương VII - Ðại diện) và trong Luật hơn nhân và gia đình năm năm 2000 (đặc biệt là các Ðiều 45 và 46). Nói chung, sự đại diện của cha, mẹ đối với con chưa thành niên cũng giống nhưsự đại diện của người giám hộ đối với người được giám hộ: việc đại diện mang tính chất tồn phần hay từng phần tuỳ theo con đã đủ hay chưa đủ 6 tuổi. Mặt khác, nếu con có đủ cha và mẹ nhưngmột trong hai người khơng có nănglực hành vi dân sự, bị hạnchế nănglực hành vi dân sựhoặcbị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ, thì người cịn lại là người có đầy đủ quyềnđại diện cho con chưa thành niên.

Dẫu sao, nếu cha và mẹ cùng đại diện cho con, thì mọi giao dịch xác lập dưới danh nghĩa và vì lợi ích của con đều phải được sự đồng ý của cả cha và mẹ. Luật chưa dự liệu vai trò của Toà án trong trường hợp cha và mẹ không thống nhất ý kiến. Có vẻ như nếu cha, mẹ khơng thống nhất ý kiến, thì hoặc cha hoặc mẹ đại diện cho con trong các giao dịch thơng thường; cịn các giao dịchquan trọng sẽ rơi vào chỗ bếtắc.

Mặt khác, luật không ghi nhận vai trò giám sát của UBND địa phương đối với việc thực hiện quyền của cha, mẹ đại diện cho con chưa thành niên, như trong trường hợp giám hộ ngườichưa thành niên.

Con chưa thành niên từđủ 15 tuổi trở lên chỉ có thể lập di chúc với sự đồng ý của cha, mẹ (BLDS Ðiều 647 khoản 2). Nhưng, con chưa thành niên đủ 15 tuổi có quyền tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 45 khoản 1). Nói chung, khi con chưa thành niên đủ 15 tuổi, thì vai trị đại diện của cha mẹ, cũng như vai trò của người giám hộ, mất dần tính chất bảo hộ và mang nhiềuhơn tính chất hỗtrợ,hướngdẫn.

Quyềnnghĩa vụ của người đại diện. Các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc đại diện theo luật cho con chưa thành niên được quy định trong các văn bản luật chủ yếu là các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Theo Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 46 khoản 1, trong trường hợp cha mẹquản lý tài sản riêng của con, thì có quyền địnhđoạt tài sảnđó vì lợi ích của con, có tính đếnnguyệnvọngcủa con, nếu con từđủ 9 tuổi trở lên.

giám hộ, cha, mẹ khơng có quyền tặng cho tài sảncủa con chưa thành niên. Thế nhưng, cha, mẹ có quyền bán, cầm cố tài sản của con mà không cần xin phép UBND địaphươngnơi cư trú nhưngười giám hộ bán, cầmcố tài sản củangườiđược giám hộ. Có thểmởrộng giải pháp này cho tất cả các trường hợp định đoạt có đền bù (có hoặc khơng có điều kiện)đối với tài sản của con chưa thành niên, như trao đổi, thế chấpbất độngsản,...cũng như các trường hợp các giao dịch quan trọng có tính chấtquảntrị tài sản, như cho thuê, cho vay,... tài sản.

Trong trường hợp con chưa thành niên đủ 15 tuổi tự mình quản lý tài sản, thì có quyền tự mình định đoạt tài sản, dù vai trò đại diện của cha mẹ chưa chấm dứt (Luật hôn nhân và gia đình Điều 46 khoản 2); tuy nhiên, việc định đoạt các tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sảnđể kinh doanh phải cósựđồng ý củacha mẹ (cùng điều luật).

1.2.2. Thựchiệnquyềnđạidiện1.2.2.1.Nguyên tắc 1.2.2.1.Nguyên tắc

Thựchiện chung và trực tiếp. Dù khơng có quy định rõ ràng củaluật viết,vẫn có thể khẳng định rằng trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc đạidiện cho con chưa thành niên và phải cùng nhau thựchiện quyền này.

Ngang quyền, cha mẹ, trên nguyên tắc, phảithốngnhất ý chí trong hoạtđộng đại diện. Trong trường hợp ngược lại, thì, về mặt lý thuyết, việc đại diệnsẽ sa vào chỗbế tắc. Còn trên thực tế, người nào nắm quyền lực mạnh hơn sẽ có tiếng nói áp đảo. Thơng thường, đó là người cha.

1.2.2.2.Các trường hợp đặcbiệt

Trường hợp cha hoặc mẹ bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 43 khoản 1, trong trường hợp một trong hai người là cha mẹ bị Toà án hạnchếmột sốquyền của cha mẹđối với con chưa thành niên, thì người kia thựchiện quyền trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Khơng có văn bản nào chi phối việc thực hiệnquyền cha mẹ trong trườnghợp này; bởivậy, có thểthừanhận rằngngười cịn lại có tồn quyền của cha mẹ.

Trường hợp cha hoặc mẹ chết. Khi giải quyết vấn đề đại diện cho con chưa thành niên, luật không dựkiến tình huống cha hoặcmẹchết. Tuy nhiên, nhưđãbiết,việcđại diện cho con chưa thành niên chỉ được thực hiện theo một trong hai chế độ: đại diện theo pháp luật của cha mẹ hoặc giám hộ. Thế mà, luật chủ động dự kiến các trường hợp cần đặt người chưa thành niên dưới chế độ giám hộ; trong các trường hợp ấy khơng có tình huống cha hoặc mẹ của người chưa thành niên chết. Dùng phương pháp loại suy, ta xác định rằng khi cha hoặc mẹ chết, thì quyền đạidiện cho con thuộc về người cịn lại.

Trườnghợp cha mẹ ly hơn. Trong trườnghợp cha và mẹ ly hơn, thì con chưa thành niên sẽ được giao cho một trong hai người trông nom, nuôi dưỡng. Luật hơn nhân và gia đình, khi giải quyết vấn đề giao con chưa thành niên cho cha hoặc mẹ trơng nom, chăm sóc, giáo dục, ni dưỡng, không đề cập đến việc đại diện cho con. Tuy nhiên, có thể tin rằng người đại diện rtoàn quyền của con phải là người trực tiếp nuôi con; người cịn lạichỉ có quyền giám sát.

1.2.3. Chấmdứtviệc đạidiện

Việc đại diện theo luật của cha, mẹ đối với con chưa thành niên chấm dứt khi con thành niên hoặcchết.Nếu con khơng có nănglực hành vi dân sự, dù đã thành niên, thì việc đại diện theo luật cũng chấm dứt và được thay thế bằng chế độ giám hộ đương nhiên của cha, mẹ (BLDS Ðiều 62khoản 3).

Luật không quy định việc thanh toán tài sản giữa cha mẹ và con chưa thành niên sau khi việcđạidiệnchấmdứt.Hẳn, mọichuyệnđượcgiảiquyết theo tục lệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) TS. Nguyễn Ngọc Điện (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)