3. Các quyền nhân thân cơ bản
3.3. Quyền đối với bí mật của cuộc sống riêng tư
3.3.3. Tín ngưỡng, tôn giáo
Khái niệm. Có thể tạmđịnh nghĩa tín ngưỡng, tơn giáo là lịng tin của con người vào sựtồn tại và khảnăng chi phốicủathần linh hoặcthếlực siêu nhiên đốivới nhậnthức, hành động của con người trong cuộc sống (còn gọi làcuộc sống thếtục).
Quyền đối với tín ngưỡng, tơn giáo. Khơng nói về tự do tín ngưỡng, tự do tơn giáo của người dân trong quan hệ với Nhà nước, mà chỉ nói vềtự do tín ngưỡng, tơn giáo trong quan hệ giữa các cá nhân. Mỗi người có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tơn giáo của mình hoặc khơng theo một tín ngưỡng, tơn giáo nào. Luật cấm sự phân biệt đốixửgiữangười và người do sự khác biệtvề tín ngưỡng, tơn giáo.
Về mặt pháp lý, vợ (chồng) không thể áp đặt tơn giáo, tín ngưỡng của mình đối với chồng (vợ). Tuy nhiên, trên thực tế, các cặp nam nữ thường đạt được các thoả thuận về tín ngưỡng, tơn giáo chung trước khi tiến đến hôn nhân; và nếu không đạt được một thoả thuận như thế, thì dự án chung sống của họ cũng dừng lại. Trong thời kỳ hôn nhân, nếu vì một lý do nào đó mà vợ hoặc chồng thay đổi tơn giáo, tín ngưỡng, thì chồng hoặc vợ cũng được thuyết phục để thay đổi theo. Cịn nếu việc thuyết phục khơng thành công và nếu do sự thay đổi đó mà giữavợ và chồng phát sinh mâu thuẫn trầm trọng, thì họ sẽ chọn con đường ly hơn để mỗi người có thể được tự do với tín ngưỡng, tơn giáo của riêng mình.
Cha mẹ khơng thể áp đặt tín ngưỡng, tơn giáo của mình đối với con, dù trên thực tế, con thường theođuổi tơn giáo, tín ngưỡng mà cha mẹ đãlựa chọn cho gia đình.
CHƯƠNG 2 - PHÁP NHÂN
Khái niệm. Cá nhân, trong xã hội có tổchức, khơng thể sống và hoạt độngmột cách cơ lập. Có những lý do khác nhau để cá nhân luôn gắn bó với các cá nhân khác trong quá trình tồn tại của mình. Trên cơ sở quan hệ thân thuộc và quan hệ hôn nhân, các cá nhân sống trong cùng một gia đình. Các quan hệ chính trị liên kết các cá nhân, các gia đình và đặtcơsở cho sự tạo thành quyền lực cơng cộng - Nhà nước và chính quyền địa phương. Nhắm đến cùng một mục đích hoặc quan tâm đến cùng một quyền lợi, các cá nhân liên kết với nhau và tạo thành một nhóm người có tổchức đồngthời tậphọp các nỗlực cá nhân để thựchiện các hoạtđộng trong khn khổtổ chứcđó,nhằmđạtđến mụcđích chung hoặc bảovệquyền lợi chung. Vấn đề là các quy tắc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân không đủ để chi phối các quan hệ phát sinh từsự hình thành các nhóm cá nhân có tổ chức: một mặt, nếu giữa lợi ích riêng và lợi ích chung có sự mâu thuẫn, thì cá nhân ln có thiên hướng hy sinh lợi ích chung để bảo vệ lợi ích riêng; mặt khác, thời gian tồn tại của nhóm sẽ khơng dài thời gian tồn tại của cá nhân, trong khi người giao dịch với nhóm có thể cịn sốngsau khi tất cả các thành viên trong nhóm đềuchết.
Ðể bảo vệ tốt lợi ích chung của nhóm cũng như lợi ích của người thứ ba có quan hệ với
nhóm, cần cơng nhận sự tồn tại độc lập của nhóm so với cá nhân. Luật đáp ứng yêu cầu đó bằng cách thừa nhận cho nhóm có tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật. Nhóm được coi như có nhân thân của riêng mình, phân biệt với nhân thân của từng thành viên. Ðược nhân cách hố, nhóm có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩavụ, nghĩa là có nănglực hành vi, và có tài sản riêng bảo đảm cho việcthựchiện các quyền và nghĩa vụ đó. Một con người trừu tượng, nhóm thực hiện các quyền và nghĩavụ thông qua những con người cụthể được bố trí vào các cơ quan của nhóm, gọi là các cơ quan quản trị, điều hành và kiểm soát hoạtđộng của nhóm. Luậtgọi những nhóm như thế là những pháp nhân.
Ta lần lượt tìm hiểu lịch sử của chế định pháp nhân, tính chất pháp lý của pháp nhân, phân loại pháp nhân và chếđộ pháp lý của pháp nhân trong luật thựcđịnh Việt Nam.
MỤC 1 - Lịch sửcủa chếđịnh pháp nhân
Pháp nhân trong luật phương Tây. Trong luật La Mã, quan niệm về pháp nhân hình thành tương đối muộn. Thoạt tiên, tư cách pháp nhân chỉ được thừa nhận cho Nhà nước; sau đó, pháp nhân Nhà nước còn được gán cho một số định chế công pháp của Ðế quốc La Mã: thành bang, khu tự quản, thuộc địa,...Vào thời kỳ cuối, luật thừanhận có hai loại pháp nhân tư pháp: universitates personarum, gồm những người có cùng các hoạtđộngnghềnghiệp; và universitates bonorum, để chỉnhững nhóm người hoạt động trong các lĩnh vựctừ thiện hoặc
phúc lợi chung. Pháp nhân tư pháp trong Luật La Mã chỉ được phép thành lập một khi có giấy phép của chính quyền. Vả lại, đó chỉ được coi nhưsựmở rộngdiệnnhững nhóm người được hưởng tư cách pháp nhân Nhà nước: chính là theo khuôn mẫu Nhà nước mà các pháp nhân tư pháp chiếmhữu tài sản chung của các thành viên, có ngân quỹ chung và được điều hành nhờ có vai trị của người quản lý. Cần lưu ý rằng chính quyền La Mã chỉ cấp giấy phép cho các nhóm người hoạt động khơng vụ lợi và những nhóm hoạt động có thu lợi nhuận mà có quan hệ với Nhà nước hoặc giữ một vai trị cơng cộng. Các hội hoạt động để thu lợi nhuận cho riêng mình, tương ứng với các cơng ty thương mại trong luật đương đại, nói chung, khơng có tư cách pháp nhân: đối với người La mã, các hội này được coi như những nhóm cá nhân hình thành từ các hợp đồng (gọi là hợp đồng lập hội), có tài sản mà họđưa vào một dự án đầu tư chung để tìm kiếm các lợi ích vật chất.
Dướichếđộ phong kiến, các nhóm có mụcđích khơng vụlợi cũngchỉđược thành lập và hoạt động nếu có giấy phép của nhà vua và, một khi có giấy phép, nhóm đương nhiên được hưởng quy chế của pháp nhân. Các nhóm có mục đích thu lợi nhuận từ hoạt độngcủa mình (các hội thương mại) khơng phải xin giấy phép, nhưng các nhóm này khơng có tư cách pháp nhân: tài sản của nhóm thuộcsở hữu chung của các thành viên; chỉđốivới các chủnợ xác lập giao dịch với cả nhóm trong khn khổ thực hiện mục tiêu hoạt động của nhóm, thì các tài sảnấy coi nhưđượcsửdụngđểbảođảm cho việc thựchiệnnghĩavụ của nhóm. Một vài nhóm có tính chấtcủa một cơng ty đốivốn, tỏ ra hữu ích đối vớiviệc củng cố quyền lực và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, được thừa nhận có tư cách pháp nhân, thậm chí, được giao phó một phần quyền lực cơng cộng. Trường hợp Công ty Ðông Ấn (một công ty khai thác thuộcđịalớn) là một ví dụ.
Luật phương Tây đương đại thừa nhận tư cách pháp nhân của các nhóm hình thành trong khn khổ pháp luật, áp dụng Ðiều 20 Tuyên ngôn về quyền con người của Liên hợp Quốc: tất cả mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội. Các nhóm hoạt độngnhằm thu lợi nhuận được thành lập mà khơng cần giấy phép và có tư cách pháp nhân từ lúcviệc thành lập được đăng ký tạicơ quan có thẩmquyền.
Pháp nhân trong luật Việt Nam. Luật cổ Việt Nam không xây dựng khái niệm pháp nhân. Chỉ trong luậtcậnđại, pháp nhân mớibắtđầuđượcnhắcđếnnhưmột khái niệm vay mượn từ luật học phương Tây. Trong luật viếtthời kỳ thuộc địa, pháp nhân được hiểu như một nhóm người được tập họp lại để thực hiện một hay nhiều mục đích nhất định và được luật thừa nhận có khảnăngđảmnhận tư cách chủthể của các quyền và nghĩavụ, bao gồm (BLDS Bắc
Ðiều 284 và 289; BLDS Trung Ðiều 392 và 293): Nhà nước, Tỉnh, Thị tứ, Làng, Phường hoặc Phố, Thôn, Giáp (nhóm hình thành từ nhiều gia đình gắn bó với nhau do có nhữnglợi ích chung đặcbiệt trong lĩnhvựcthờ cúng), Xóm (nhóm hình thành từnhững gia đình gắn bó với nhau do quan hệ láng giềng hoặc quan hệ phát sinh từ hoạt động nông nghiệp), các hiệp hộiđược cho phép thành lập và các công ty thương mạiđượcthành lập đúngluật.
Cho đến cuối những năm 1980, luật Việt Nam hiện đại khơng có các quy định có hệ thống về pháp nhân, nhưng vẫn sử dụng thuật ngữ này trong các văn bản pháp luật. Tư cách pháp nhân đượcthừanhận cho mộtsốcơ quan Nhà nước,tổchức xã hội, cho các doanh nghiệp Nhà nước,hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầutưnước ngồi theo pháp luậtđầutư. Dấuhiệuđặc trưngcủatư cách đóvềmặt hành chính, được ghi nhận trong các vănbản pháp luật, bao gồm:
1. có con dấu riêng; 2. có tài khoản riêng.
Học thuyết pháp lý về phần mình, đã dựa vào tập quán giao dịch để xây dựngmột hệ thống các điều kiện mà một nhóm người cần hội đủ để có thể được thừa nhận là có tư cách pháp nhân: 1 - Ðược thành lập một cách hợp pháp; 2 - Có tên gọi riêng và có trụsở riêng; 3 - Có tài sản riêng; 4 - Có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản và chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình. Ta thấy ngay rằng luật chỉ thừanhận tư cách pháp nhân củanhững tổchứcđược cho phép thành lập.
Khi hướng dẫn thi hành Pháp lệnhhợpđồng kinh tế ngày 25/9/1989, Nghịđịnhsố 17- HÐBT ngày 16/1/1990, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn, ghi nhận các điều kiện cơ bản mà một nhóm hoạt động nhằm thu lợi nhuậnphải có đủ, để được hưởng tư cách pháp nhân, như sau: 1 - Ðược thành lậpmột cách hợp pháp; 2- Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng tài sản đó; 3- Có quyền quyết định một cách độc lập về hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình; 4- Có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật. Khái quát hoá quan niệm về pháp nhân được xây dựng như trên Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29/4/1991 thừa nhận rằng các dấu hiệu cơ bản của pháp nhân bao gồm(Ðiều 4 khoản 2): 1 - Có tài sản riêng và tựchịu trách nhiệmbằng tài sảncủa mình; 2 - Tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn,bịđơntrước Toà án; 3 - Ðược thành lậphợp pháp và được pháp luật công nhận là mộttổ chức độclập.
BLDS năm 1995 chính thức thừa nhận pháp nhân như là mộtchủthểcủa quan hệ pháp luật và định nghĩa pháp nhân như là một tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, và nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luậtmột cách độclập (BLDS 1995 Ðiều 94).
Kế thừa định nghĩa trên, BLDS 2005 định nghĩa pháp nhân như là một tổ chức được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chứcchặt chẽ; có tài sản độc lậpvới cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độclập (BLDS Điều 84).
Theo định nghĩa đó, luật thừa nhận tư cách pháp nhân của những tổ chức sau đây (Ðiều 100): cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức kinh tế; tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội; tổ chức xã hội- nghềnghiệp;quỹ xã hội, quỹtừthiện; các tổchức khác có đủ các điều kiện ghi nhận tại định nghĩa nêu trên. Cũng như trong luật hiện đạiphương Tây, luật thựcđịnhViệt Nam thừanhận có những pháp nhân hình thành khơng phải từ việc kết nhóm của các nhân có cùng mục đích: Luật doanh nghiệp 2005 thừa nhận khá năng thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân độc lập với tư cách pháp nhân của thành viên thành lập công ty.
MỤC 2 - Tính chất pháp lý của pháp nhân
Có hai quan niệm trái ngược trong luật phương Tây. Luật Việt Nam đang xây dựng một quan niệm dung hoà.
và Ðức cho rằng pháp nhân, suy cho cùng, chỉ là một hư cấu do người làm luật dựng nên nhằm tạo thuận lợi cho việc thiết lập các quan hệ giữa một nhóm người với người thứ ba. Lợi ích, mục đích của pháp nhân, suy cho cùng, là lợi ích, mục đích
chung của các cá nhân trong nhóm; và quyền sởhữucủa pháp nhân đối với tài sản của nhóm chỉ hình một cách diễn đạt khác của quyền sở hữu chung của các thành viên trong nhóm đối với các tài sảnđó. Tư cách pháp nhân của nhóm do người làm luật ban cho, như một ân huệ, một món quà tặng, và có thể bị người làm luật tước bỏ, nếu muốn. Về năng lực, pháp nhân chỉ được phép hưởng những quyền do pháp luật xác định: tình trạng khơng có năng lực của pháp nhân là giải pháp nguyên tắc, tình trạng có năng lực của pháp nhân là ngoạilệ của nguyên tắc.
Quan niệmvề tính hiệnthựccủa pháp nhân. Mộtsố nhà luậthọclại cho rằng pháp nhân có mộtthựctại xã hội họcgiốngnhư cá nhân có mộtthựctại sinh học. Nhóm có ý chí của riêng mình, phân biệtvới ý chí của các thành niên và chính ý chí đó là cơ sở của quan niệmvề chủ thể của quan hệ pháp luật: cá nhân có ý chí, vậy cá nhân là chủ thể của quyền và nghĩa vụ; nhóm cũng có ý chí; vậy, nhóm cũng là chủ thể của quyền và nghĩa vụ, với tư cách là một pháp nhân.
Ơn hồ hơn, một vài người cho rằng pháp nhân chỉ là một hiện thực thuần tuý kỹ thuật. Tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật tỏ ra cầnthiết trong chừng mực nó tạo điềukiện cho thực thể pháp lý mang tư cách đó thực hiện các giao dịch nhằm đạt tới mụcđích của mình. Chính là xuất phát từtư tưởng chủ đạo đó mà người làm luậtthừa nhận tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật cho cá nhân. Bởi vậy, một khi các cá nhân kết nhóm để theo đuổi mộtmục đíchnhấtđịnh, thì nhóm tự nhiên phải có tư cách pháp nhân, ít nhất trong điều kiện mục tiêu mà nhóm theo đuổi là chính đáng. Song, việc thừa nhận tư cách pháp nhân cho một nhóm chỉ được thực hiện một khi nhóm tỏ ra là một tập thể có tổ chức chứ không chỉ là một tập hợp đơn giản của các cá nhân. Sự tổ chức chặt chẽ của pháp nhân khiến cho hoạt động của nó, thơng qua vai trị của các cơ quan của pháp nhân, mang dáng dấp củahoạt động củamột thựcthể sống có khảnăng nhận thức, tự điều khiển, giống như hoạt động của một cá nhân có đầu đủ năng lực hành vi.
Quan niệmcủaluậtthực định Việt Nam. Pháp nhân trong luậtViệt Nam không phải là một hư cấucũng khơng là mộthiện thực.Trước hết, pháp nhân có một khối tài sản riêng, độc lập với các khối tài sản riêng của các thành viên; sở hữu của pháp nhân khơng phải là một hình thức đặc biệt của sở hữu chung83. BLDS có đề cập đến hình thức sở hữu chung hỗn hợp, hình thành từviệc góp vốncủa các chủsở hữuthuộc các