4. Bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự
2.3. Thay đổi, cải chính nội dung chứng thư hộ tịch
Khái niệm. Thay đội nội dung chứng thư hộ tịch là việc sửa đổi các ghi chép trong chứng thư đó, một khi có lý do chính đáng hoặc trong những trường hợp khác được pháp luậtthừa nhận. Cải chính nội dung chứng thưhộ tịch là việc làm cho các chi tiết trong chứngthư phù hợpvớisự thậthoặchợp lý hơn.
Chứng thư hộ tịch được phép thay đổi, cải chính và nội dung thay đổi, cải chính được phép. Tương ứng với quyền thay đổi họ, tên (BLDS Điều 27), quyền xác định lại dân tộc (BLDS Điều 28), quyền xác định lại giới tính (BLDS Điều 36), Nghị định số 158/2005/NĐ- CP Điều 36 quy địnhphạm vi thay đổi,cải chính hộtịch, xác địnhlại dân tộc,xác địnhlại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch bao gồm:
- Thay đổi họ, tên, chữđệmđãđược đăng kýđúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có u cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luậtDân sự.
- Cải chính những nội dung đãđược đăng ký trong Sổđăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.
- Xác định lại dân tộccủa người con theo dân tộccủa ngườicha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy địnhcủaBộ luật Dân sự.
- Xác địnhlạigiới tính củamộtngười trong trường hợpgiới tính củangườiđóbị khuyếttật bẩm sinh hoặc chưađịnh hình chính xác mà cần có sự can thiệpcủa y học nhằm xác định rõ vềgiới tính.
- Bổsung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổđăng ký khaisinh và bản chính Giấy khai sinh.
- Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổđăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
Người yêu cầu thay đổi, cải chính. Tất nhiên người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tự mình yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giớitính, bổ sung hộtịch.Việc thay đổi,cải chính hộtịch, xác địnhlại dân tộc, xác địnhlại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất nănglực hành vi dân sự được thựchiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó (Nghị định số 158/2005/NĐ-CP Điều 38 khoản 1).
Thẩm quyền thay đổi, cải chính. (Nghị định số 158/2005/NĐ-CP Điều 37) Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệtđộ tuổi;ủy ban nhân dân cấphuyện, mà trong địahạtcủahuyện đó đương sựđã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộtịch cho mọitrườnghợp, không phân biệtđộ tuổi.
Thủ tục thay đổi, cải chính. (Nghị định số 158/2005/NĐ-CP Điều 37) Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác địnhlại dân tộc, xác định lạigiới tính, bổ sung hộ tịch phảinộpTờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộtịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác địnhlại dân tộc, xác định lại giới tính,bổ sung hộtịch.
Đối vớitrường hợp xác địnhlại giới tính, thì văn bản kết luận củatổ chức y tế đã tiến hành can thiệpđể xác địnhlại giới tính là căn cứ cho việc xácđịnh lại giới tính.
Trong thờihạn 5 ngày, kểtừ ngày nhậnđủgiấytờhợp lệ,nếuviệc thay đổi,cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộTư pháp hộtịchhoặc cán bộTư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và Quyếtđịnh cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác địnhlại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết địnhđược cấp theo yêu cầu củađươngsự.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấytờhợplệ. Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộTư pháp hộ tịchđóng dấu vào phần ghi bổ sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau củabản chính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ ký của người ghi bổ sung; ngày, tháng, nămbổ sung. Cán bộTư pháp hộ tịchđóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.
Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh trước đây khơng có cột mụccần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú củaSổđăng ký khai sinh.
Trong trườnghợp việcđăng ký hộ tịchtrước đây doủy ban nhân dân cấp xã thựchiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại ủy ban nhân dân cấp huyện, thì ủy ban nhân dân cấp huyệnthực hiện việcbổ sung.
Sau khi việc thay đổi,cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đãthay đổi, cải chính hoặc bổ sung.
Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổi do việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộtịch, xác định lại dân tộc, thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơiđã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ thực hiệnviệc điều chỉnhnội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu tại ủy ban nhân dân cấp huyện, thì ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việcđiềuchỉnh.