Trường hợp người chuyển nhượng khơng có quyền sở hữu tài sản do giao dịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) TS. Nguyễn Ngọc Điện (Trang 123 - 125)

5 .V ật sở hữu được và vật không sở hữu được

3. Trường hợp người chuyển nhượng khơng có quyền sở hữu tài sản do giao dịch

chuyểnnhượnghiệu:

+Tài sảnđăngquyền sở hữu - Theo khoản 2 Điều 138 BLDS “Trong trường hợp tài

sản giao dịchbất động sản hoặcđộng sản phải đăngquyền sở hữu đãđược chuyển

giao bằngmột giao dịch khác cho ngườithứ ba ngay tình thì giao dịchvới ngườithứ ba bị

hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá

hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyếtđịnh của quan nhà nướcthẩm quyền

chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phảichủ sở hữu tài sản do bản án,

quyết định bị huỷ, sửa.” Trong luật Việt Nam hiện hành, đối với tài sản thuộcloạiphải đăng ký quyền sở hữu, thì việc chuyển nhượng chỉ có thểđược thực hiện trên cơ sởxuất trình các bằng chứng vềviệc đăng ký quyềnsởhữuđó.Vậy, mộtngườichấpnhận giao kếtviệcchuyển nhượng đối với một tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, trong điều kiện người chuyển nhượng không xuất trình được bằng chứng về việc đăng ký đó, thì khơng thể được coi là ngay tình khi chiếm hữu tài sản và không thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu bằng cách viện dẫnkhoản 1 Điều 247 BLDS. Trong hầuhếtcác trườnghợp chuyểnnhượngđối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (mua bán, tặng cho, trao đổi,...), thì quyền sở hữu được chuyển cho người được chuyển nhượng ở thời điểm đăng ký. Như vậy, đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, thì để được coi là người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, ngườichiếmhữu tài sản trướchếtphải hồn thành thủtục đăng ký quyềnsở hữu tại cơ quan có thẩmquyền; tình trạngchiếm hữuđược dùng làm cơ sở để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được coi như bắt đầu từ ngày đăng ký chứ không phải từ ngày tiếp nhận tài sản.

+Tài sảnđộng sản không phải đăngquyền sở hữu-Ta có giả thiết như sau: một người được nhận một tài sản do một giao dịch dân sự. Ít lâu sau, người này chuyển nhượng tài sản cho người khác. Thời gian sau nữa, giao dịch dân sự có tác dụng chuyển giao tài sản cho người chuyển nhượng bị tuyên bố vô hiệu. Trong trường hợp này, luật nói rằng, nếu người được chuyển nhượng sau ngay tình, thì giao dịch được xác lập sau vẫn có hiệu lực, mặc dù giao dịch trước vô hiệu (BLDS Điều 138 khoản 1). Nếu giao dịch có tác dụng chuyển quyền sở hữu tài sản, thì người được chuyển nhượng sau là chủ sở hữu của tài sản do sự công nhận của luật mà không cần đợi đến mười năm hoặc ba mươi năm để xác lập

quyền sở hữu theo thời hiệu như người chiếm hữu ngay tình trong các trường hợp khác. Tuy nhiên, giải pháp này chắc chắn chỉ được áp dụng cho các vụ chuyển nhượng theo nghĩa đích thực. Nó khơng thể được áp dụng cho các trường hợp chuyển giao tài sản bằng con đường thừa kế bởi người thừa kế chỉ có quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản chứ không xác lập quyền của riêng mình lên tài sản được người đó chuyển giao.

MỤC 3 - Bằngchứng vềquyềnsở hữu

Dẫn nhập - Vấn đề bằng chứng về quyền sở hữu không chỉ được đặt ra mỗi khi có tranh chấp. Trong trường hợp tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và việc đăng ký được thực hiện lần đầu, thì người yêu cầu đăng ký phải chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản liên quan, trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Một khi các bằng chứng về quyền sở hữu được thiết lập đầy đủ, người đăng ký lần đầu được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và giấy chứng nhận này trở thành bằng chứng thay thế cho các bằng chứng khác về quyền sở hữu trong thực tiễn các giao dịch. Nhưng nói chung, về quyền sở hữu hoặc quyền yêu cầuchuyển quyềnsởhữuđối với tài sản phải đăng ký, cơ quan đăng ký tiếp nhận và thẩmđịnh các loạibằngchứng trong khuôn khổ luật chung. Trong thực tiễn giao dịch có xu hướng chấp nhận giấy chứngnhậnquyềnsởhữunhư là bằngchứngtốtnhất(thậm chí duy nhất) về quyền sở hữu đối với tài sản phải đăng ký. Mỗi khi chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp các tài sản loại này, người chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận có liên quan thì việc thẩm tra tư cách chủ sở hữu coi như được thựchiện xong. Khi kiện địilại tài sản, người có giấychứngnhậnquyềnsởhữu có thể xuất trình giấy này để chứng minh quyền sởhữucủa mình đốivới tài sản tranh chấp và người bịkiện, muốngiữlại tài sản, trướchết phải thiết lập được bằng chứngphủ nhận giá trị củagiấy đó. Trái lại, trong trường hợp có tranh chấpvề quyềnsở hữu mà người có giấy chứng nhận quyền sởhữu là bị đơn, thì giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ có tác dụng như một lá chắn, một giấy chứng nhận quyền đượcmiễn chứng minh. Khi đó,giấychứng nhận, suy cho cùng, chỉ là hình thức xác nhận một quyền được giả định là đã tồn tại trước đó hoặc xác nhận việc chuyển giao quyền đó.

Có những hệ thống luật (như Anh, Đức) quan niệm rằng các quyền đối với bất động sản không chỉ có giá trị đối với tất cả mọi người mà cịn có tầm quan trọng lớn lao đối với nền kinh tế. Bởi vậy, các quyền này chỉ có thể xác lập nhờ có sự can thiệp của quyền lực công cộng, đặc biệt là thông qua thủ tục đăng ký. Một khi được đăng ký, quyền sở hữu tài sản đượcchứng minh bằng các giấytờ xác nhậnviệcđăng ký và sự chứng minh đó khơng thể bị phủ nhận, trừ một vài trường hợp đặc biệt. Các tư tưởng của giải pháp này cũng được ảnh hưởng trong tâm lý của một bộ phậnlớn dân cư ở Việt Nam (người dân ln coi trọng việc hồn tất thủ tục trước bạ sang tên và việc cấp“giấy hồng”,“sổđỏ”104 có tác dụng thiếtlập

sự an toàn đối với quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của người được chuyển nhượng,

người thừa kế,...). Và gần như, cả người làmluật và người áp dụng pháp luật ở Việt Nam đều muốndựa vào định chếđăng ký bất độngsản để giải quyết các tranh chấp liên quan đến loại tài sản này. Song cho đến nay các điều kiện khách quan của giải pháp, nhất là các điều kiện về chất lượng hoạt độngcủa hệ thống kiểm sốt lưu thơng dân sựvẫn chưa hội đủ.Bởi vậy, luật Việt Nam vẫn chưa bao giờ chính thứcthừa nhận giá trị chứng cứ không thể tranh cãi củagiấychứng nhậnđăng ký quyền sở hữu bấtđộng sản.

Tuy nhiên, những nội dung vừa trình bày ở trên là đối với quyền sở hữu đối với các tài sản phải đăng ký. Còn quyền sở hữu các tài sản không đăng ký trong luật Việt Nam đượcchứng minh bằng bất kỳ phương tiện nào, bất kỳ nguồn chứng cứ nào được pháp luật thừa nhận: chiếm hữu vật chất, hoá đơn, chứng từ thanh toán, người làm chứng,... Việc thẩm định chứngcứ hồn tồn khơng đơngiản. Nhưng dẫu sao, mỗi khi có tranh chấp, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, ra quyết định ai là người được cơng nhận có quyền sở hữu tài sản. Cơ quan giải quyết tranh chấp không thể bác yêu cầu của cả hai bên để tài sản

tranh chấpở trong tình trạng khơng xác định đượcchủsởhữu,cũng khơng thể tun bốcả hai đều có quyềnsởhữuđốivớimột tài sản tranh chấp. Tuy nhiên, có thể nói rằng khi giảiquyết

tranh chấp về quyền sở hữu, quan chức năng chỉ tìm cách xác định sự tồn tại của quyền

trên sởnhữngbằng chứngthuyết phụcnhất trong những bằng chứngchốnglại nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) TS. Nguyễn Ngọc Điện (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)