3. Các quyền nhân thân cơ bản
2.1. Các cơ quan của pháp nhân
Pháp nhân, như đã biết, không phải là con người cụ thể. Ðể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với người thứ ba, pháp nhân được tổ chức thành các cơ quan tại
đó, các cá nhân đượcbố trí ở các cươngvị khác nhau và xửsự nhân danh pháp nhân.
2.1.1.Pháp nhân công pháp
Nhà nước, các cơ quan Nhà nước và đơnvị vũ trang. Nhà nướcđượctổchức thành các cơ quan. Tổ chức Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa không dựa vào học thuyết phân quyền. Tư tưởng chủ đạo trong việc tổ chức Nhà nước là: một mặt, toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; mặt khác, giữa các cơ quan Nhà nước có sự phân cơng đểthựchiện các chứcnăngcủaNhà nước.
Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chun mơn, cơ quan kiểm sát và cơ quan xét xử, cũng như đơn vị vũ trang được tổ chức và điều hành theo chế độ thủ trưởng: người đứng đầu cơ quan là người duy nhất được thay mặt cơ quan để xác lập và thựchiện các giao dịchvớingườithứ ba.
Cơ quan quyền lực và quản lý Nhà nước có thẩm quyền chung được điều hành theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể. Trong quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật, các cơ quan này được đại diện bởi người đứng đầu gọi là Chủ tịch. Riêng Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch nước là cơ quan đặc biệt: bản thân cơ quan Chủ tịch nước,Thủtướng chính phủ và cá nhân Chủtịchnước,Thủtướng chính phủ hồn tồn đồngnhất.
Tổ chức trong hệ thống chính trị. Các tổ chức trong hệ thống chính trị có các cơ quan được ghi nhận trong điều lệ hoạt độngcủa mình. Đảngcộng sản có Bộ chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành trung ương,…; Mặt trận Tổquốc có Uỷ ban trung ương;…
2.1.2.Pháp nhân tư pháp và pháp nhân hỗnhợp
Nguyên tắc phân công giữa các cơ quan. Để ngăn ngừa sự lạm quyền của một hoặc một nhóm cá nhân trong việc điều hành pháp nhân cũng như trong các hoạt động đối ngoại của pháp nhân, việc phân chia pháp nhân thành nhiều cơ quan tỏ ra cần thiết. Việctổ chức các cơ quan của các pháp nhân tư pháp và pháp nhân hỗn hợp được thực hiện theo đúng điều lệ mà pháp nhân có quyền (và có nghĩavụ) xây dựng. Ðiềulệ của pháp nhân phải có hình thức và nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật áp dụng đối với từng loại pháp nhân. Ðiều lệ của pháp nhân, một khi được xây dựng và thơng qua đúng luật, có hiệu lựcbắt buộc thi hành đối với tấtcả thành viên của pháp nhân. Không chấpnhận điều lệ, thành viên chỉ có mỗi cách xử sự đúng luật là xin ra khỏi pháp nhân.Điều lệ hợp pháp của pháp nhâncũng có hiệulựcđối kháng với người thứ ba.
Một cách tổng quát, pháp nhân tư pháp và pháp nhân hỗn hợp có hai nhóm cơ quan chính: cơ quan quyết nghị và cơ quan chấp hành. Một số pháp nhân có quy mơ tổ chức lớn cịn có thêm cơquan kiểm sốt.
- Cơ quan quyếtnghịcủa pháp nhân: là cơ quan có quyềnquyếtđịnh cao nhấtcủa pháp nhân và có cả khả năng định đoạt số phận pháp lý của pháp nhân (sáp nhập, giải thể,..). Cơ quan này đượctổchứcdưới hình thứcđạihội thành viên.
- Cơ quan chấp hành của pháp nhân: là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của cơ quan quyết nghị, đồng thời đảm nhận việc quản lý đối với các công việc hàng ngày của pháp nhân, kể cả việc đại diện cho pháp nhân trong quan hệ với người thứ ba. Cơ quan chấp hành có thể mang những tên gọi khác nhau: ban giám đốc, hội đồngquản trị, ban quản lý,... Bằng hoạtđộngcủa mình, cơ quan chấp hành ràng buộc trách nhiệmcủa pháp nhân đối với những giao dịch mà cơ quan chấp hành xác lập và thựchiện nhân danh pháp nhân và trong giớihạnquyền và nhiệmvụđược giao.
- Cơ quan kiểm soát: là cơ quan có trách nhiệm bảo đảm tính hợp pháp của các hoạt động của pháp nhân. Thông qua hoạt động kiểm soát, cơ quan này đánh giá chất lượng pháp lý của sự vận hành của pháp nhân cũng như của các giao dịch mà pháp nhân xác lập vớingườithứ ba.