Năng lực của pháp nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) TS. Nguyễn Ngọc Điện (Trang 82 - 83)

3. Các quyền nhân thân cơ bản

2.2. Năng lực của pháp nhân

2.2.1. Năng lực phápluật của pháp nhân

Tính đặc biệt của pháp nhân. Pháp nhân có năng lực pháp luật kể từ thời điểm tư cách pháp nhân phát sinh. Khác với năng lực pháp luật của cá nhân, năng lực pháp luật của pháp nhân do luật xác địnhvề nội dung, phù hợpvới đặcđiểm của từngloại pháp nhân, thậm chí với từng pháp nhân. Chắc chắn, pháp nhân không thể có các quyền và nghĩa vụđặc thù của cá nhân, như quyền kết hôn, quyền nhận cha, mẹ cho con, quyền nuôi con ni... Mỗi pháp

nhân có những mục đích xác định để theo đuổi và, do đó, có khả năng có những quyền và nghĩa vụ giới hạn bởi chính các mục đích đó. dụ: Sở pháp khơng có năng lực giao

kết hợp đồng mua bán nông sản hàng hố, do khơng có cách thương nhân; công ty trách nhiệm hữuhạn khơng có nănglực phát hành cổ phiếu;...

Mục đích của các pháp nhân tư pháp và pháp nhân hỗn hợp được xác định trong điều lệ của pháp nhân. Bởi vậy, khi giao dịch với pháp nhân loại này, người thứ ba, muốn tránh khả năng giao dịchbị tuyên bố vô hiệu do khơng phù hợpvớimụcđíchcủa pháp nhân đối tác, nên tham khảo điềulệ của pháp nhân trướckhi quyếtđịnh nên hay không nên tiến hành giao kết. Cầnlưu ý rằngngườithứ ba ln ở trong tình trạngbuộcphải biết nội dung điều lệ của pháp nhân tư pháp, bởi trong mọi trường hợp, điều lệ này luôn được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nghĩa làđược cơngbố cho tất cảmọingười.

Thụ hưởng tặng cho hoặc di tặng. Trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, vấn đề liệu pháp nhân có năng lực giao kết hợp đồng tặng cho với tư cách là người đượctặng cho hoặc năng lựcchấpnhận các di tặngchưa được giải quyết rõ ràng. Theo BLDS Điều 635, cơ quan, tổ chức có thể là người thừakế theo di chúc, nhưng khơng chỉ rõ đó là loại cơ quan, tổ chức nào.

Có một quy tắc được chấp nhận trong học thuyết pháp lý theo đó, cơng dân được phép làm những gì pháp luật khơng cấm, trong khi cơ quan Nhà nướcchỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Với quy tắc này, thì hẳn cơ quan hành chính Nhà nước khơng có quyền tiếp nhận các tặng cho hoặc di tặng.Thực tiễn, vềphần mình, lạithừanhận cho các cơ quan sự nghiệp (như trường học, viện nghiên cứu, bệnh viện,…) năng lực tiếpnhận các tặng cho và di tặng, nhưngtất nhiên, vớiđiềukiện các tài sản đượctặng cho hoặc ditặng phảiđược khai thác phù hợp vớimục đích hoạt độngcủa cơ quan đó.

Việc nhận các tài sản tặng cho hoặc di tặng của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị có vẻ được thựctiễn thừanhậnrộng rãi hơn: Đảngcộngsản, Mặttrận Tổquốc có quyền tiếp nhận các tài sản do các tổ chức, cá nhân khác tặng hoặc hoặc do cá nhân để lại theo di chúc. Các pháp nhân tư pháp và pháp nhân hỗnhợp đượchưởng các tặng cho và di tặngnhư những cá nhân.

2.2.2. Năng lực hành vi của pháp nhân.

Pháp nhân khơng có nănglực hành vi thực. Suy cho cùng, khái niệmnănglực hành vi của pháp nhân không thểđược xây dựngnhư một khái niệmứng dụngđược. Pháp nhân, dù được nhân cách hố, khơng phải là con người cụ thể và do đó, khơng thể tự mình xử sự. Ngay cả các cơ quan của pháp nhân cũng chỉ vận hành thơng qua vai trị của những cá nhân cụ thể đảmnhận các chức vụcụ thể. Suy cho cùng, pháp nhân luôn phảiđược đại diện, từ khi được thành lập cho đến khi chấm dứt, trong tất cả các hoạt động của mình. Năng lực hành vi của pháp nhân thực ra là nănglực hành vi mà pháp nhân vay mượncủanhững conngười mà pháp nhân hoá thân vào.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) TS. Nguyễn Ngọc Điện (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)