3. Các quyền nhân thân cơ bản
3.1. Quyền đối với thân thể
Sự cần thiết của việcbảo vệ toàn vẹn thân thể. Thân thể vật lý là thể xác, hình hài của cá nhân. Phần lớn các quy định của pháp luật dân sự và, nói chung, của các ngành luật tư (thương mại, lao động,…) đều tập trung nói về vai trị của ý chí trong việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật. Thế nhưng, ý chí khơng phải là yếu tố đầu tiên xuấthiệnở chủ thể, màcũngkhông phải là yếu tố cơ sở.Người mớiđược sinh ra chưa thể có ý chí, nhưng đã được thừa nhận có năng lực pháp luật76
; người không bày tỏ được ý chí của mình được pháp luật quan tâm điềuchỉnh việc xửsựbằngmột loạt các quy tắcđặcbiệt. Suy cho cùng, tư
76
Thậm chí người chưa sinh ra, nhưng đã thành thai ở thời điểm mở thừa kếcũngcó năng lực pháp luật thừa kế
cách chủthểđược thừanhậnmột khi sựtồn tại vật chất của chủ thể được ghi nhận. Bởi vậy, người ta nói rằng thân thể vật lý là biểuhiệnvật chấtcầnthiết cho sựtồn tạicủa cá nhân, là hiệnthựccơ sởcủa cá nhân vớitư cách là chủthể quan hệ pháp luật77
.
3.1.1.Các quyền được bảo vệ
Bảo vệ chống sự xâm hại. Sự xâm hại thường đến từ người khác. Các ví dụ rất đa dạng: giết người, cố ý gây thương tích, hành hạ, ngược đãi,… Tuỳ mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm hại, tác giả của hành có thể bị chế tài về mặt hành chính hoặc hình sự. Trách nhiệm dân sự cũng được quy kết trong trường hợp có những thiệt hại thựctếxảy ra đốivới tính mạng,sứckhoẻcủangườibị xâm hại.
Nhưng sự xâm hại cũng có thể đến từ chính người có thân thể đó. Trên thựctế, người ta có thể hình dung các trường hợp tự huỷ hoại thân thể thậm chí tự huỷ diệt mạng sống hay còn gọi là tự sát. Luật Việt nam hiện hành không quy định trựctiếpcấm các hành vi cố ý tự xâm hại đối với thân thể hoặctự huỷ diệt cuộc sống của mình78. Chỉ trong trườnghợp hành vi đó là tác nhân gây rối loạn trậttự cơng cộnghoặc đượcthực hiện nhằm mục đích lẫn tránh một nghĩa vụ đối với Nhà nước, thì tuỳ theo đương sự có lỗi hay khơng có lỗi và nếu có lỗi thì tuỳ theo mứcđộnăngnhẹ,đươngsự có thểbị chế tài hành chính hoặc hình sự do hành vi gây rối hoặc do lẫn tránh thựchiện nghĩa vụ
Bảo vệ chống sự lạm dụng. Lạm dụng cũng thường đến từ người thứ ba. Bóc lột sức lao động là một trong những ví dụ tiêu biểu về sự lạm dụng của người thứ ba đối với thân thể củamột con người.
Lạmdụng tìnhdục là một vídụ khác vềlạm dụng thânthể con ngườibởingườithứ ba. Trong khung cảnh của luật thực định, hành vi lạm dụng tình dục có thể bị chế tài về mặt hình sự và dân sự một khi có đủ yếu tố cấu thành các tội hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô đối với trẻ em hoặc làm nhục người khác; trong các trường hợp khác, hành vi này chỉ bị lên án vềmặt đạođức.
Sự lạm dụng củabản thân. Sựlạm dụng thân thểgọi là của bản thân một khi các khả năng của thân thể bị chính người có thân thể đó khai thác một cách quá mức. Một trong những ví dụđiển hình vềlạm dụng thân thểcủa chính bản thân là sựmại dâm. Trong luật Việt nam hiện hành, người mại dâm không bị chế tài hình sự do hành vi mại dâm, dù là mại dâm chuyên nghiệp79
, nhưngngười này có thể bịxử lý hành chính về hành vi đó. Cần lưu ý rằng nếu việc lạm dụng khả năng sinh hoạt tình dục khơng kèm theo việc thu lợi ích vật chất để bị coi là mại dâm, thì đươngsựthậm chí khơng
thểbị chế tài vềmặt hành chính. Nói cách khác, sống sa đoạ,đồitruỵtự nó chưaphải là hành vi vi phạmpháp luật mà chỉmới là hành vi vi phạmđạo đức.
Một trường hợp khác củasự lạm dụng thân thể do chính người có thân thểthực hiện, nhưng tính chất lạm dụng khơng rõ ràng lắm, là trường hợp xác lập các hợp đồng nhằm thực hiện các cơng việc nguy hiểm đến tính mạng. Các ví dụ rất đa dạng trong thực tiễn: hợp đồng đóngthế vai diễn viên điện ảnh trong các tình huống nguy hiểm, hợpđồng . Gọi là lạm dụng,bởi các hoat động này thườngđịihỏiviệc huy độngvượt q mức bình thường các khả năng về thể chất của đương sự; bản thân các hoạt động ấy cũng không được coi là những hoạt động thích hợp với những người bình thường. Dẫu sao, trên nguyên tắc, các trườnghợp
77 Cornu, Droit civil-Introduction. Les personnes. Les biens, Montchrestien, 1990, số 479. 78
Bởi vậy, người tự gây thương tích cho mình hoặc tự sát mà khơng thành cơng khơng bị chế tài chỉ vì có hành vi đó. Trái lại, người có hành vi xúi giục hoặc giúp người khác tự sát có thể bị chế tài về mặt hình sự (BLHS
Điều 101), bởi các hành vi này tự chúng đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật về quyền con người: .
Ở các nước tiền tiến, nơi mà việc tự sát đang trở thành một vấn nạn, người làm luật đang xem xét việc đề ra các
quy định ngăn cấm hành vi này và chế tài người vi phạm. 79
Luật Việt Nam hiện hành chỉ chế tài về mặt hình sựđối với người có hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm hoặc mua dâm người chưa thành niên.
lạmdụng loại này không bị coi là trái pháp luật.
3.1.2. Thựchiện cáctác nghiệp yhọc trênthân thể
Thựchiện các biện pháp điềutrịbệnhmới. Theo BLDS 32 khoản 3, việcthựchiện phương pháp chữabệnh mới trên cơ thểmộtngườiphảiđượcsự đồng ý củangườiđó.
Trên thực tế, có trường hợpviệc thực hiện các biện pháp điềutrị bệnh mới cịn có thể mang tính chất thực nghiệm y học. Thông thường, trước khi phổ biến đại trà việc áp dụng một loại thuộc mới trong việc điều trị một bệnh nào đó, người ta tiến hành áp dụng thửmột thời gian trên cơ thểmột sốngười tựnguyện và trướcđó nữa, trên cơthể động vậtsống.Tất nhiên, việc điềutrịthử trên cơ thể con ngườichỉ có thể được thực hiệnvớisựđồng ý của ngườiđó; song, vấn đề khơng chỉ dừng lại ở chuyện người này đồng ý hay không đồng ý. Việc dùng người sống làm đối tượng cho các thí nghiệm y học cần phải được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặtchẽ của nhà chức trách nhằm ngănchặn,xửlý việc mua bán thân thể con người. Vềphần mình, ngườichấpnhận là đốitượng củabiện pháp thựcnghiệm có thểnhắm đến các lợi ích đa dạng.Đótrướchết có thể là lợi ích vềsứckhoẻcủabản thân: đương sự thực sự mắc bệnh, đã cố công theo đuổi nhiều loại liệu pháp, nhưng không thành công và nay trông đợi vào biện pháp thực nghiệm này như một cơ may cuối cùng. Đó cũng có thể là lợi ích thuần t khoa học:đươngsự khơng thực sựmắcbệnh;nhưngtự nguyệnđể cho người khác dùng cơ thểcủa mình để thí nghiệmviệcđiềutrịbệnhbằng các loạidượcphẩmmới.
3.1.3. Bảovệ chống việcđịnh đoạt tráipháp luật
Định đoạt baogồmđịnhđoạt vậtchất vàđịnh đoạt pháp lý.
3.1.3.1. Định đoạt pháp lý.
Trên nguyên tắc, thân thể con người là vật nằm ngồi lưu thơng. Khơng chỉ toàn bộ thân thể,mà từngbộ phậncủacơ thể cũng thu hút sự quan tâmcủangười làmluật.
Quyềnhiến các bộphậncủacơthể. Theo BLDS Điều 33, cá nhân có quyềnhiến các bộphận cơthểcủa mình vì mụcđíchchữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học.Bộphậncơ thể trong điềuluật phảiđượchiểu theo nghĩarộngnhất, tức là không chỉ là các bộphận ởthể rắnnhư tim, thận, gan,… mà cịn có thể là các bộphậnởthể lỏngnhư máu, tinh dịch,… "Hiến" hàm nghĩa rằng việc chuyển giao các bộ phận cơ thể khơng được đánh đổi bằng các lợi ích vậtchất. Thơng thường,mộtngườivẫntiếptụcsống sau khi hiếnmột bộ phận nào đó, thì phảiđược hưởng các biện pháp bồi dưỡng thích hợp để khơi phục tình trạng sứckhoẻ ban đầu. Nhưng sựđánh đổi chỉdừnglại ởđó: đi xa hơn, thì sẽ có những vụchuyểnnhượng trái phép các bộphận cơ thểngười.
Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Theo BLDS Điều 34, cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học.
Cho đến nay, pháp luật chưa có quy định cụthể về các điều kiện hình thức và nội dung của giao dịch loại này. Thông thường, việc hiến nhằm mục đích nghiên cứu khoa học được ghi nhận trên một mẫu khai do tổ chức nghiên cứu khoa học lập sẵn và cung cấp miễn phí cho người có ý định hiến. Giá trị pháp lý của tờ khai hiến theo mẫu này không rõ ràng. Điều chắc chắn, nếu người hiến lại quyết định huỷ bỏ việc hiến bằng một di chúc, thì việc huỷ bỏ sẽ có giá trị. Thực tiễn cho thấy rằng việc hiến xác chỉ được thực hiện một cách suôn sẻ khi khơng chỉ ngườihiến mà cả gia đình của người này cũng đồng thuận về việc hiến. Nếu gia đình phản đối, tổ chức nhận hiến xác thường chọn con đường rút lui: cho đến nay, chưa thấy có tranh chấp tư pháp về việc một người hiến xác trong trường hợp bản thân người này không rút lại lời hứa của mình cho đến ngày chết, nhưng giađình củangười này lại khơng đồng ý.
3.1.3.2. Định đoạt vật chất
thể đó nhằm thủ tiêu sự tồn tại của toàn bộ hoặc một phần thân thể. Định đoạt tồn bộ hàm nghĩarằng. gọi nơm na là tự sát; địnhđoạtmộtphần, cịn được gọi là tự gây thương tích.
Nguyên tắc. Thực ra chẳng có nguyên tắc nào chi phối hành vi của cá nhân nhằmtự thủ tiêu cuộc sống hoặc huỷ hoại một phần thân thể của mình. Nguyên tằc tự do suy nghĩ, tự do hành động. Trong khi đó, ngun tắc tơn trọng, bảo vệ trật tự cơng cộng chỉđịihỏi cá nhân khơng gây tác động xấu đến cuộc sống, sinh hoạt bình thường của người khác bằng hành vi của mình.
Trườnghợp đặc thù: quyền đượcchết của ngườibệnh nan y. Có những người mắc bệnh hiểm nghèo và nan y; khoa học hoặc trình độ tác nghiệp y khoa của người điều trị ở Việt Nam không cho phép đápứng yêu cầuchữatrị cho bệnh nhân. Vấnđềđặt ra trong trường hợp này là nếu bệnh nhân không muốn kéo dài cuộc sống đau khổ của mình, thì liệu họ có quyền bng xi để chết ?80. Luật hiện hành không trả lời thẳng câu hỏi này. Người có trách nhiệm điều trị có thể bị cáo buộc về mặt hình sự nếu
khơng điều trị bệnh nhân đến nơi đến chốn (BLHS Điều 102); tuy nhiên, việc quy trách nhiệm chỉ được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân có thể được cứu chữa. Cịn trong trường hợp chủ động giúp bệnh nhân được chết, người điều trị có thể phạm tội giúp người khác tựsát (BLHS Điều 101).