Là một tập hợp các hoạt động liên kết các nhà cung cấp, sản xuất, phân phối với mục đích cung cấp sản phẩm hàng hóa chất lượng cao cho khách hàng đúng vị trí, đúng thời điểm, đúng số lượng với mục đích chung là làm giảm chi phí thực hiện yêu cầu và làm thỏa mãn cho các mức chất lượng dịch vụ. Sự khác biệt cơ bản của SCM với cách sản xuất truyền thống là ở kế hoạch hợp tác giữa các tổ chức để làm giảm bớt rủi ro do không chắc chắn. Về cấu trúc, SCM gắn kết các dòng vật chất, dòng thông tin và dòng tiền tệ trong một mạng lưới gồm khách hàng, nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối để giảm bớt các loại chi phí và gia tăng giá trị cho sản phẩm/dịch vụ (Hình 7.6).
Hình 7.6 Supply Chain Management
Các dòng (vật chất, thông tin, tiền tệ) có thể lưu chuyển theo 2 hướng (Hình 7.7): 1. chiều “lên” từ khách hàng đến nhà cung cấp, và 2. chiều “xuống” từ nhà cung cấp đến khách hàng. Các dòng vật chất, thông tin và tiền tệ thể hiện giá trị mà khách hàng có thể cung cấp được cho dây chuyền qua hình thức tiền trả cho các sản phẩm, dịch vụ mà họ yêu cầu được gọi là chiều lên (upstream), hoặc value chain (dây chuyền giá trị).
Hình 7.7 Value Chain và Supply Chain
Value chain thể hiện yêu cầu và khả năng chi trả cho yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm mà nhà cung cấp có thể bán cho khách hàng. Vì sản phẩm do nhiều nhà cung cấp góp phần làm ra, nên value chain thể hiện sự phân bố giá trị thu được của các nhà cung cấp. Như vậy, một nhà cung cấp thường quan tâm đến 2 vấn đề: (1) ai là khách hàng, và (2) họ có giá trị gì.
Giá trị của khách hàng (tiền mua hàng) được kiễm soát bởi giá trị của thị trường (do cạnh tranh) và được hình thành từ 3 lớp gía trị: (1) giá trị của sản phẩm, (2) giá trị của các dịch vụ cộng thêm bao quanh giá trị của sản phẩm để làm hài lòng khách hàng, và (3) giá trị sử dụng mang đến sự thành công cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ, do đó các hệ thống CRM của các nhà cung cấp thường chú trọng giúp cho khách hàng nhận thức được giá trị mà họ nhận được từ sản phẩm và dây chuyền cung cấp sản phẩm. Ngược lại, để kiễm soát việc cung cấp nguyên vật liệu trên dây chuyền, các khách hàng thường thiết lập bộ phận quản lý các nhà cung cấp (Supplier Relationship Management, SRM) để bảo đãm (1) chọn được đúng nhà cung cấp, (2) nhà cung cấp thỏa mãn các tiêu chuẩn cung cấp hàng, (3) các hợp đồng được thực hiện đúng theo cam kết và (4) có chính sách phù hợp để duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp.
Các hoạt động tạo ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu mua vào tạo thành chuổi dây chuyền cung cấp sản phẩm gọi là chiều xuống (downstream). Những nhà cung cấp sản phẩm hoặc bán thành phẩm cùng nhau chia sẽ giá trị thị truờng của sản phẩm làm ra từ dây chuyền cung cấp, do đó các hoạt động không góp phần làm thỏa mãn yêu cầu của sản phẩm là những hoạt động không cộng thêm giá trị (non-value-added activities) cần phải hạn chế, hay nói cách khác, họ cần giải quyết những vấn đề sau: 1. Tối ưu hóa mạng lưới hợp tác cung cấp sản phẩm dịch vụ, dựa trên sự xem xét đánh giá số lượng,
vị trí và năng lực của các thành viên trên dây chuyền.
2. Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa các thành viên bằng các kênh thông tin, vật chất và tiền tệ cho các sản phẩm/dịch vụ quan trọng hoặc dài hạn.
3. Hợp tác thiết kế, sản xuất, và cung cấp sản phẩm để nó thừa hưởng được ưu thế của dây chuyền, như sản phẩm có tính năng vượt trội trên thị trường, rút ngắn thời gian đáp ứng thị trường, cung cấp sản phẩm đặc thù (customized products), hay giảm chi phí. Như vậy, tiến trình làm ra sản phẩm của dây chuyền là sự tích hợp nhiều tiến trình vượt trội của nhiều thành viên tham gia vào dây chuyền.
4. Thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin như Data-Warehouse, Corporate Database, Online Services cho các hoạt động quản lý trên dây chuyền, để chia sẽ các quyết định (mua, bán, sản xuất, hủy bỏ,...) và kế hoạch hợp tác thực hiện nhằm giảm thiểu sự không chắc chắn, thiếu thông tin, sai thông tin, hoặc lãng phí do làm trước.
Sự không chắc chắn (uncertainty). Sự cân đối giữa cung và cầu là mục đích cao nhất trong việc quản lý dây chuyền cung cấp, nhưng điều đó khó đạt được do tính không chắc chắn trong mối quan hệ cung-cầu. Ví dụ, không chắc chắn trong việc dự báo nhu cầu, tính chi phí thiết kế sản phẩm đặt hàng hay cung cấp sản phẩm đúng thời hạn đều gây ra nhiều hoạt động không có lợi, như tích lũy hàng hóa nhiều hơn mức cần thiết, hoặc sản xuất dư thừa.
Thiếu thông tin. Dòng thông tin trên dây chuyền là cơ sở để vận hành các dòng vật chất và tiền tệ có liên quan. Các dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến trên website là cách phổ biến nhất để cung cấp thông tin hợp tác trên dây chuyền. Tuy nhiên, thông tin thiếu hoặc lạc hậu (ví dụ, danh mục và số lượng hàng cung cấp trên website được cập nhật không thường xuyên) làm cho các kế hoạch thực hiện của các bên liên quan (nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ) dựa trên đó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sai thông tin (bullwhip effect). Trên dây chuyền, yêu cầu từ khách hàng đầu cuối cho đến nhà cung cấp nguyên liệu có thể được truyền đạt thiếu trung thực mà hậu quả là qua nhiều lần trung chuyển, yêu cầu càng bị sai lệch (hình 7.8). Do đó, chia sẽ thông tin về yêu cầu phát sinh và khả năng đáp ứng của từng thành viên trên dây chuyền sẽ làm hạn chế các sai lệnh này.
Hình 7.8 Sai thông tin trên dây chuyền (Bullwhip effect)
Làm trước (lead-time). Mỗi công việc tạo sản phẩm đều cần có thời gian và nguồn lực để hoàn tất, trong khi nhu cầu sản phẩm phát sinh ngẫu nhiên từ khách hàng. Để sẵn sàng đáp ứng cho thị trường trong tình huống nguồn lực bị hạn chế, các tổ chức thường làm trước một số lượng sản phẩm trước khi biết chính xác nhu cầu thực sự đối với sản phẩm. Điều này gây ra sự dao động lớn trong cách cung cấp sản phẩm (thừa hoặc thiếu so với nhu cầu). Do đó, nếu các tổ chức cùng chia sẽ các kế hoạch thực hiện và hợp tác sản xuất (outsourcing) sẽ làm giảm bớt rủi ro này.
7.3 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC (Enterprise Resource Planning, ERP)
Để quản lý các tiến trình sản xuất trong tổ chức, mỗi bộ phận chức năng (như bán hàng, sản xuất, phân phối, thu tiền) phải tự thiết lập hệ thống xử lý dữ liệu và thông tin riêng, do đó để thực hiện một dịch vụ chung trải rộng trên nhiều bộ phận (như xử lý yêu cầu đặt hàng) thì dữ liệu phải được vận chuyển “bằng nhân công” giữa các hệ thống (Hình 7.9). Điều này gây ra nhiều bất lợi cho tổ chức như thời gian xử lý yêu cầu bị trì hoãn, dữ liệu dể bị thất lạc hoặc sai sót khi nhập liệu. Do đó, mục đích đầu tiên của ERP là tích hợp các hệ thống con để giảm thao tác nhân công.
Hình 7.9 Trước khi áp dụng ERP
ERP là một kiến trúc hệ thống (phần mềm, quy trình) quản lý các dòng thông tin và xử lý thông tin thống nhất giữa các bộ phận trong tổ chức, để chia sẽ thông tin một cách nhanh chóng, tin cậy và nhất quán trong tổ chức (Hình 7.10).
Hình 7.10 Sau khi áp dụng ERP
Với kiến trúc này, dữ liệu được chuẩn hóa bằng các biểu mẫu chung và được nhập một lần vào CSDL để chuyển đổi thành thông tin dùng chung cho tất cả các bộ phận khác trong tổ chức bằng các chức năng xử lý tự động của phần mềm ERP và các quy trình khai thác thống nhất.
Sự tích hợp thông tin và các kênh xử lý thông tin vào trong một môi trường thống nhất đưa đến nhiều lợi ích to lớn cho tổ chức. Lợi ích cơ bản của ERP là dể truy cập đến thông tin tích hợp (nội dung súc
tích, phong phú) và đáng tin cậy (có kiễm soát). Ngoài ra, ERP còn làm giảm dữ liệu dư thừa và hợp lý hóa các xử lý trên thông tin, rút ngắn thời gian thực hiện và tăng năng lực đáp ứng yêu cầu.
Chúng ta hãy xem một ví dụ minh họa về việc xử lý yêu cầu bằng hệ thống ERP (Hình 7.11). Khi khách hàng đặt yêu cầu về sản phẩm/dịch vụ (1) mà tổ chức có thể cung cấp, hệ thống ERP sẽ tiến hành công việc định giá (2) xác định giá và kế hoạch chuyển giao dựa trên thông tin của khách hàng (3) và năng lực đáp ứng (nguyên vật liệu và nguồn lực của tổ chức tại thời điểm đó) (4), các thông tin này được lấy từ kho dữ liệu của tổ chức. Như vậy giá, ngày chuyển giao và các mục chuyển giao (sản phẩm, dịch vụ) được hình thành từ thông tin được cập nhật mới nhất để phục vụ cho từng khách hàng hoặc đơn đặt hàng (đáp ứng cho nhu cầu cá nhân hay đa dạng hóa sản phẩm). Nếu người khách hàng chấp nhận các điều khoản và giá, hệ thống sẽ xác nhận yêu cầu bán hàng (5) và chuyển đến các bộ phận có liên quan để xử lý như sản xuất, chuyển giao (6) và lập hóa đơn (7). Toàn bộ quy trình được các bộ phận chức năng điều khiển và được thiết kế tự động hóa ở mức cao nhất – tùy thuộc vào trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của tổ chức:
1. MRP (Material Requirement Planning, 1970’s). MRP gồm một tập các thủ tục chuyển nhu cầu được dự báo cho sản phẩm thành kế hoạch sản xuất ra sản phẩm. MRP chỉ giới hạn ở việc điều khiển dòng vật chất cho sản phẩm, và không điều khiển sản xuất.
2. MRP II (Manufacturing Resource Planning, 1980’s). MRP II được cải tiến từ MRP để hướng đến điều khiển sản xuất, và tích hợp các hoạt động sản xuất thành một hệ thống nhất. MRP II phối hợp các tiến trình sản xuất cho phép nhiều công việc liên kết nhau như dự báo nhu cầu, quản lý yêu cầu, lập kế hoạch sản xuất và phân phối. Tuy nhiên, MPR II chỉ phục vụ cho chức năng sản xuất; dữ liệu và xử lý của nó không tích hợp với các chức năng khác như tiếp thị, tài chính hoặc nhân sự.
3. ERP (Enterprise Resource Planning, 1990’s). ERP cung cấp một phương tiện chia sẽ thông tin và tích hợp xử lý của nhiều chức năng khác nhau trong tổ chức. ERP được thiết kế nhằm làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, và tối ưu hóa các tiến trình xử lý yêu cầu bên trong tổ chức. ERP không tích hợp SCM hay CRM.
4. ERP II (Extended ERP, 2000’s). ERP II là một ERP hướng đến tối ưu hóa các tiến trình xử lý bên trong lẫn bên ngoài tổ chức (có tích hợp SCM, CRM).
Thông tin của khách hàng
Yêu cầu của khách hàng
Nguyên liệu & nguồn lực
Định giá
Xử lý Chuyển giao In hóa đơn
1
2
3 4
5 6 7
TÓM TẮT NỘI DUNG
Các hệ thống thông tin tích hợp được hình thành là để trợ giúp cho tổ chức tận dụng các loại nguồn lực sẵn có trong tổ chức hoặc trong xã hội, sắp xếp nguồn lực cho công việc một cách tối ưu nhất để tạo ra lợi nhuận cao hơn.
CRM là một hệ thống quản lý kho thông tin chung về khách hàng, và quản lý thống nhất các kênh thông tin (Marketing, Sales, Services) liên quan đến nguồn tài nguyên này (cập nhật hoặc sử dụng thông tin), để trợ giúp cho doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với từng khách hàng. CRM có 3 chức năng chính: phân khúc khách hàng, giao tiếp khách hàng và duy trì khách hàng.
SCM là một hệ thống liên kết các các hoạt động cung cấp nguyên liệu, sản xuất, phân phối bán sản phẩm để làm giảm chi phí thực hiện yêu cầu bằng cách phối hợp các ưu thế vượt trội của từng thành viên trong dây chuyền theo một kế hoạch hợp tác và chia sẽ thông tin chung. Dây chuyền cung cấp sản phẩm được hình thành từ 2 dòng upstream (thể hiện lợi nhuận thu về) và downstream (thể hiện sản phẩm cung cấp).
ERP là một kiến trúc hệ thống phần mềm, quy trình quản lý các dòng thông tin và các xử lý thông tin thống nhất giữa các bộ phận trong tổ chức, để tối ưu các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những nguyên nhân nào đưa đến việc hình thành các hệ thống thông tin tích hợp ?
2. Hãy cho biết ưu điểm của hệ thống thông tin quản lý tích hợp so với hệ thống quản lý chia theo chức năng.
3. Nguyên nhân nào làm hình thành ra hệ thống CRM ?
4. Hãy cho biết nguyên tắc tiếp cận cơ bản để thiết lập hệ thống CRM, và các vấn đề đặt ra cho CRM.
5. Hãy cho biết ý nghĩa của các chức năng giao tiếp khách hàng và duy trì khách hàng đối với CRM. 6. Hãy cho biết ý nghĩa của dây chuyền cung cấp giá trị đối với các thành viên của dây chuyền. 7. Hãy cho biết các vai trò chính tham gia vào dây chuyền.
8. Hãy phân biệt giữa downstream và upstream của dây chuyền.
9. Hãy cho biết tác động qua lại giữa hai vai trò: khách hàng và nhà cung cấp trong dây chuyền. 10.Hãy cho biết những mục tiêu chính của SCM.
12.Hãy cho biết vai trò và lợi ích của hệ thống ERP trong tổ chức.
CHỌNCÂU TRẢ LỜI ĐÚNG
13.Lý do hình thành các hệ thống thông tin tích hợp là
a) Để giảm bớt sự cô lập thông tin giữa các bộ phận chức năng b) Để tạo điều kiện cho mỗi nhân viên phát huy năng lực của mình
c) Để tăng cường khả năng hợp tác giữa các nguồn lực thực hiện mục tiêu của tổ chức d) Cả a, b và c đều đúng
14.Mục đích của CRM (Customer Relationship Management) là a) Giúp tổ chức hiểu rõ giá trị của mỗi khách hàng
b) Giúp mỗi khách hàng hiểu rõ giá trị của tổ chức c) Làm cho sản phẩm bán được nhiều hơn
d) Cả a, b và c đều đúng
15.Trong SCM, giá trị (tiền) thu được của một tổ chức được sinh ra từ …. a) Năng lực tự kinh doanh của tổ chức trên thị trường
b) Năng lực cạnh tranh của tổ chức trên dây chuyền
c) Sự chia sẽ lợi nhuận giữa các tổ chức hợp tác trên dây chuyền d) Không phải các câu trên
16.Trong SCM, giá trị mà khách hàng cung cấp cho dây chuyền được thể hiện trên a) Dòng thông tin
b) Dòng tiền tệ
c) Up-stream (chiều lên) d) Down-stream (chiều xuống) 17.Hệ thống ERP …
a) Chỉ sử dụng cho các xử lý giao dịch với khách hàng b) Sử dụng riêng cho các hoạt động quản lý kho vật tư
c) Chỉ sử dụng được trong một bộ phận (phòng ban) của tổ chức
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A Case for Analytical Customer Relationship Management, Jaideep Srivastava1, Jau-Hwang Wang, Ee-Peng Lim, and San-Yih Hwang, 2002
2. How to Build Valuable Customer Relationships, Richard Heygate, http://www.crm-forum.com/ library/ sophron/ sophron-022/ brandframe.html
3. Value Chains Versus Supply Chains, Andrew Feller, Dr. Dan Shunk, and Dr. Tom Callarman, 2002
4. From Customer Relationship Management (CRM) to Supplier Relationship Management (SRM), Andre Lang et al., 2002, HEC Lausanne.
5. ESSENTIALS of Supply Chain Management, Michael Hugos, 2003, John Wiley & Sons.
6. The role of marketing in supply chain management, Soonhong Min & John T.Mentzer,
http://www.emerald-library.com
7. Supply Chain Management, Jayachankar M.Swaminathan, 2001
8. Supply Chain Redesign: Transforming Supply Chains into Integrated Value Systems, Robert B. Handfield, Ernest L. Nichols, 2002, Financial Times Prentice Hall, ISBN : 0-13-060312-0
9. ERP & Data Warehousing in Organizations: Issues and Challenges, Gerald Grant, 2003, Idea Group Publishing ISBN:1931777497
BÀI GIẢI CHO BÀI TẬP CHƯƠNG 3
Bài tập DFD 1. Một cửa hàng bán quần áo muốn thiết lập một hệ thống giám sát bán hàng. Cửa hàng sử dụng bản copy của các biên lai thu tiền được giao khách hàng để cập nhật hồ sơ hàng đã bán (Goods Sold File), hồ sơ hàng tồn kho (Inventory File), và hồ sơ doanh thu (Sales Total File). Cửa hàng sử dụng các hồ sơ này để phát sinh báo cáo đặt mua thêm hàng cho nhà kho và báo cáo cho người quản lý. Hãy vẽ lược đồ ngữ cảnh và DFD level 0 cho hệ thống.
Có 3 đối tượng Khách hàng, Kho và Người quản lý là những đối tượng nằm bên ngoài hệ thống (thuộc về môi trường của hệ thống). Đây là các đối tượng phát sinh dữ liệu hoặc tiêu thụ dữ liệu của hệ thống, và chúng ta không quan tâm đến chúng hoạt động như thế nào.