Ví dụ 1. Thực thể NHÂNVIÊN có các thuộc tính khóa (Mã_NV), thuộc tính nguyên tố (Tên_NV), thuộc tính tổ hợp (ĐịaChỉ) và thuộc tính đa trị (KỹNăng). Các thuộc tính khóa và thuộc tính nguyên tố được chuyển trực tiếp thành các cột của bảng NHANVIÊN (Hình 4.1).
Đối với thuộc tính tổ hợp, chỉ các thành phần nguyên tố của thuộc tính này được chuyển thành các cột của bảng (Street, City, State, Zip) để thỏa mãn cho điều kiện 1.
Đối với thuộc tính đa trị “KỹNăng”, nếu ta chuyển trực tiếp nó thành cột KỹNăng trong bảng quan hệ thì trong trường hợp một nhân viên có nhiều hơn 1 kỹ năng (như Susan Martin), nó sẽ gây trùng lặp dữ liệu trên tất cả các cột còn lại. Vì vậy, nguời ta sử dụng một bảng quan hệ thứ 2 tên KỸNĂNGNV gồm 2 cột Mã_NV và KỹNăng, liên kết với bảng NHÂNVIÊN bằng khóa Mã_NV như hình 4.1b. Theo cách này, chỉ có giá trị Mã_NV bị lặp lại cho mỗi kỹ năng của một người nhân viên trong bảng KỸNĂNGNV. Mủi tên (phải được vẽ rõ) từ Mã_NV của KỸNĂNGNV chỉ đến Mã_NV của NHÂNVIÊN cho biết rằng giá trị của
Mã_NV Tên_NV KỹNăng … 150 150 … Susan Martin Susan Martin … Interpersonal Negotiation Mã_NV Tên_NV Đường T.phố Bang Vùng ĐịaChỉ KỹNăng NHÂNVIÊN
Mã_NV Tên_NV Đường T.Phố Bang Vùng
Mã_NV KỹNăng
EMP_SKILLS
NHÂNVIÊN
Hình 4.1 Chuyển thực thể sang bảng quan hệ
a) Thực thể
Mã_NV trong bảng KỸNĂNGNV phải được lấy từ Mã_NV của bảng NHÂNVIÊN để bảo đãm toàn vẹn dữ liệu (Mã_NV được gọi là khóa ngoại của bảng KỸNĂNGNV).
Ví dụ 2. Nhóm thuộc tính lặp lại (“Repeating group”) là tập gồm nhiều thuộc tính đa trị có liên quan nhau như thông tin về những người thân của một nhân viên gồm tên người thân, ngày sinh của người thân, và quan hệ giữa người thân với người nhân viên. Các thuộc tính này tạo thành một nhóm thuộc tính lặp lại cho mỗi người thân trong thực thể NHÂNVIÊN (tương tự như thuộc tính đa trị) và được minh họa như như hình 4.2a.
Tương tự như thuộc tính đa trị, nhóm thuộc tính lặp được diễn tả bằng một bảng quan hệ riêng gồm có các thuộc tính nguyên tố trong nhóm kết hợp với khóa chính của thực thể (4.2.b).