Trộn các bảng quan hệ

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin quản lý (Trang 79 - 80)

Sau khi thực hiện chuẩn hóa, một số bảng quan hệ và dữ liệu của chúng có thể bị dư thừa vì cùng mô tả cho một đối tượng giống nhau. Trộn các bảng quan hệ là gộp các loại dữ liệu cùng chung chức năng mô tả cho một đối tượng nào đó vào trong một bảng, để truy cập dữ liệu mức vật lý được nhanh hơn vì hệ thống không cần phải ghép các bảng quan hệ lại.

Ví dụ, ta có 2 bảng quan hệ sau: Mã_KH Tên_KH NhânViênPT 8023 Anderson Smith 7924 Hobbs Smith 9167 Bancroft Hicks 8596 Eckersley Hicks 6837 Tucker Hernandez 7018 Arnold Fauld NhânViênPT KhuVực Smith South Hicks West Hernandez East Fauld North NhânViênPT KhuVực NHÂNVIÊNB H Mã_KH Tên_KH NhânViênPT BÁNHÀNG1

NHÂNVIÊN1(Mã_NV, Tên_NV, ĐịaChỉ, SĐT)

NHÂNVIÊN2(Mã_NV, Tên_NV, ĐịaChỉ, ChứcDanhCôngViệc)

“Tên_NV” và “ĐịaChỉ” đều là các thuộc tính mô tả cho nhân viên, nhưng lại được lưu trữ ở 2 bảng khác nhau. Chúng ta có thể gộp 2 bảng này lại thành 1 bảng NHÂNVIÊN:

NHÂNVIÊN(Mã_NV, Tên_NV, ĐịaChỉ, SĐT, ChứcDanhCôngViệc)

Tuy nhiên, việc trộn các bảng quan hệ cần phải bảo toàn ý nghĩa của dữ liệu, đó là tránh các trường hợp thiếu sót do đồng nghĩa, sai sót do đồng âm dị nghĩa và có thể cần phải loại bỏ phụ thuộc bắc cầu sau khi trộn các bảng.

1) Trường hp đồng nghĩa. Đồng nghĩa là những thuộc tính có nội dung giống nhau nhưng mang nhiều tên khác nhau. Ví dụ:

SINHVIÊN1 (MãSố, Tên_SV)

SINHVIÊN 2 (SốCMND, Tên, ĐịaChỉ)

Nếu mã số của sinh viên cũng được lấy từ số CMND, hai bảng này có thể trộn lại và sử dụng khóa mới là Mã_SV:

SINHVIÊN (Mã_SV, Tên_SV, ĐịaChỉ)

2) Trường hp đồng âm, d nghĩa. Đồng âm dị nghĩa là những thuộc tính tuy có tên gọi giống nhau nhưng lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ví dụ:

SINHVIÊN 1 (Mã_SV, Tên_SV, ĐịaChỉ) // địa chỉ của sinh viên trong khuôn viên trường. SINHVIÊN 2 (Mã_SV, Tên_SV, SĐT, ĐịaChỉ) // địa chỉ nhà riêng của sinh viên.

Vì ĐịaChỉ ở 2 bảng mang 2 ý nghĩa khác nhau, nên khi trộn 2 bảng này, chúng ta cần chú ý đặt lại tên cho 2 thuộc tính này để tránh hiểu lầm như sau:

SINHVIÊN (Mã_SV, Tên_SV, ĐịaChỉNộiTrú, ĐịaChỉThườngTrú)

3) Có ph thuc hàm bc cu. Sau khi trộn các bảng quan hệ, một vài bảng quan hệ được trộn phát sinh ra phụ thuộc hàm bắc cầu như ví dụ sau:

SINHVIÊN 1 (Mã_SV, ĐềTài)

SINHVIÊN 2 (Mã_SV, GVHướngDẫn) Nếu trộn 2 bảng ta có bảng quan hệ mới:

SINHVIÊN (Mã_SV, ĐềTài, GVHướngDẫn)

Giả sử mỗi đề tài thuộc một chuyên đề chỉ có một giáo sư hướng dẫn. Trong trường hợp này bảng có phụ thuộc hàm: Đề tài → GVHướngDẫn, bảng SINHVIÊN lại trở thành bảng dạng chuẩn 2, cần phải bỏ phụ thuộc hàm bắc cầu một lần nữa để thành 2 bảng mới:

SINHVIÊN (Mã_SV, ĐềTài), và HƯỚNGDẪN (ĐềTài, GVHướngDẫn)

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin quản lý (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)