Có rất nhiều kỹ thuật kiễm thử được áp dụng trong công nghệ phần mềm, như Blackbox và Whitebox là các kỹ thuật đơn giản và rất phổ biến.
Black-box: được áp dụng khi người kiễm thử chỉ có khối chương trình thực thi được trên máy cùng với các mô tả trên chức năng giao tiếp của nó, nhưng không có mã nguồn (không nhìn thấy được cấu trúc lệnh xử lý bên trong). Kiễm thử được thực hiện bằng cách tạo ra mẫu dữ liệu kiễm thử theo kịch bản dựa trên các đặc tả chức năng của khối, thực thi khối xử lý trên máy với mẫu thử và so sánh kết quả thực tế với kết quả dự kiến. Cách này chỉ kiễm thử được các mã lệnh đã được thực thi, chứ không thể biết được các mã lệnh khác có bị lỗi hay không.
White-box: được áp dụng khi người kiễm thử có đủ các đặc tả thiết kế và mã nguồn của khối chương trình. Người kiễm thử sẽ đọc từng lệnh trong khối (hoặc thực thi từng lệnh trên máy – debug) để khẳng định khối chương trình có xử lý đúng theo thiết kế hay không. Đối với các môđun nhỏ ít lệnh thì việc này hoàn toàn khả thi, nhưng đối với môđun lớn nhiều lệnh thì mã nguồn chỉ được dùng để hiểu cấu trúc xử lý bên trong để đưa ra cách kiễm thử thích hợp nhất.
Regression: Một môđun có thể thực thi đúng theo thiết kế nhưng nó làm cho vài môđun khác không thực thi được (có xung khắc nhau). Thay vì chỉ kiễm thử một môđun có thực thi đúng thiết kế không, người ta kiễm thử xem các môđun khác có còn hoạt động đúng không khi chúng cùng hoạt động chung với nhau. Việc này là cần thiết để bảo đãm cho các chương trình hoặc các môđun của nó không gây ra hiệu ứng lề lên các chương trình khác.
5.3 CÀI ĐẶT HỆ THỐNG
Cài đặt hệ thống là thiết lập môi trường vận hành cho hệ thống, để người sử dụng làm việc được trong hệ thống. Việc cài đặt hệ thống phụ thuộc vào hiện trạng thực tế của hệ thống, như cấu hình của các
thiết bị, nơi làm việc của người sử dụng, chế độ vận hành của hệ thống. Nội dung chính của việc cài đặt hệ thống gồm:
1. Cài đặt cho phần mềm ứng dụng. Phần mềm ứng dụng thường được cài đặt chung với các phần mềm khác, đặc biệt là nó được cài đặt trên một hệ điều hành cụ thể, do đó các phần mềm phải có khả năng hoạt động chung với nhau. Nhiệm vụ của người cài đặt phần mềm sẽ là giải quyết các xung khắc giữa các phần mềm nếu nó xãy ra, và giải quyết sự không tương thích giữa phần mềm và lớp nền hệ điều hành hay các phần mềm hổ trợ, như bộ gõ phím tiếng Việt.
2. Thiết lập thông số cấu hình của hệ thống, để hệ thống hoạt động tốt nhất và phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Các thông số này quy định các tính chất xử lý của phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành và các trình điều khiển thiết bị, máy tính, mạng máy tính và các thiết bị ngoại vi. 3. Thiết lập quyền sử dụng các chức năng của hệ thống cho người sử dụng.
4. Lập hồ sơ về các thông số cấu hình cho hệ thống, gồm vị trí đặt thiết bị, thông số cấu hình, phiên bản cài đặt và các thông tin về nguời sử dụng như tên, công việc, quyền sử dụng
5.4 CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG
Hầu hết các hệ thống thông tin quản lý mới đều cần phải qua giai đoạn chuyển đổi từ hệ thống củ sang hệ thống mới, cho dù hệ thống củ có được thực hiện bằng máy tính hay không. Chuyển đổi hệ thống là công việc chuyển tất cả các tác nghiệp (business transactions) đang thực hiện trên hệ thống củ sang hệ thống mới, để bảo đãm rằng tất cả các hoạt động của tổ chức không bị gián đoạn hoặc ách tắt do hệ thống mới. Các tác nghiệp trong tổ chức liên quan rất nhiều đến các nguồn lực thực hiện, trong đó có nội dung thông tin, quy trình thực hiện, con người và các phương tiện mà họ dùng để làm việc như phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu,… Những người nhân viên của tổ chức, với vai trò là đối tượng thụ hưởng thành quả của hệ thống mới, không phải là đối tượng cần chuyển đổi (thay bằng người nhân viên khác), nhưng họ cũng cần được huấn luyện để làm việc trên hệ thống mới.
Vì tổ chức không thể duy trì song hành hai hệ thống thông tin cùng chức năng (nhưng có thể tạm thời vận hành hai hệ thống trong thời gian chuyển đổi), nên việc chuyển đổi hệ thống luôn luôn đòi hỏi một kế hoạch chuẩn bị trước cho nội dung cần chuyển đổi và trình tự chuyển đổi hệ thống.
Các đối tượng cần chuyển đổi bao gồm:
1. Các quy trình nghiệp vụ, trong đó quy định vai trò, trách nhiệm của từng người sử dụng trên hệ thống mới, và định nghĩa quan hệ giữa các công việc củ và mới (đặt biệt là sự khác nhau giữa cách xử lý công việc). Việc ban hành quy trình nghiệp vụ mới có ấn định thời điểm bắt đầu có hiệu lực là để cho tất cả mọi người trong tổ chức ý thức được cách phối hợp thực hiện công việc trên hệ thống mới mà không bị lúng túng khi chuyển đổi.
2. Các biểu mẫu (form/report). Tất cả các hệ thống thông tin đều cần có các biểu mẫu để định khuôn cho dữ liệu hoặc thông tin của hệ thống, do đó cũng giống như quy trình, các biểu mẫu mới cho hệ thống mới cũng cần phải được phổ biến trước khi thay thế các biểu mẫu củ.
3. Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Các loại dữ liệu được lưu trữ đều có chu kỳ sống xác định và được dùng để xử lý nhiều công việc của tổ chức. Để tránh ách tắt công việc khi hệ thống mới chưa có
dữ liệu, các nội dung dữ liệu trong cơ sở dữ liệu củ cũng được chuyển sang cơ sở dữ liệu mới, theo cấu trúc mới.
4. Phần mềm, hệđiều hành. Các phần mềm của hệ thống mới thường được viết ra để sử dụng lâu dài, nên nó cũng thường đòi hỏi hệ điều hành tương ứng (ví dụ, thay hệ điều hành Windows 98 bằng Windows XP để bảo mật tốt hơn cho các ứng dụng).
5. Các loại máy tính và thiết bị, nếu như chúng không còn tương thích với hệ thống mới, hoặc năng lực xử lý thấp hơn yêu cầu.
Trình tự thực hiện các công việc chuyển đổi hệ thống phụ thuộc vào các phương pháp chuyển đổi. Một cách tổng quát, có 4 phương pháp chuyển đổi hệ thống phổ biến minh họa trên Hình 5.3.
Chuyển đổi trực tiếp (direct conversion). Phương pháp này bỏ hẳn hệ thống củ ngay tại thời điểm chuyển đổi. Tuy là nhanh, ít tốn kém nhất trong số 4 phương pháp, nhưng nó không có khả năng ứng phó với rủi ro: nếu hệ thống mới bị hư hỏng (và thực tế là nó thường bị hư hỏng), toàn bộ công việc sẽ bị ách tắt.
Chuyển đổi song hành (parallel conversion). Thay vì bỏ hẳn hệ thống củ như chuyển đổi trực tiếp, hệ thống củ sẽ được vận hành song song cùng với hệ thống mới một khoảng thời gian trước hoặc sau thời điểm chuyển đổi chính thức. Tuy được vận hành song song, nhưng chỉ có một trong hai hệ thống được sử dụng chính thức. Khi hệ thống mới bị hư hỏng, công việc được tạm thời thực hiện trên hệ thống củ cho đến khi sự cố của hệ thống mới được khắc phục. Như vậy, phương pháp này an toàn hơn, thích hợp với những người sử dụng chưa quen với hệ thống mới, nhưng nó cũng khá tốn kém do khối lượng công việc tăng gấp đôi trong thời gian chuyển đổi.
Chuyển đổi theo giai đoạn (phased conversion). Để hạn chế bớt việc vận hành cùng lúc 2 hệ thống, phương pháp này chỉ chuyển đổi từng phần theo từng giai đoạn. Khác với chuyển đổi song hành, cả hai hệ thống đều được sử dụng chính thức trong các giai đoạn chuyển đổi. Mỗi một giai đoạn chuyển đổi tương ứng với một phần của hệ thống củ được chuyển sang hệ thống mới. Như vậy phương pháp này ít gây nhiều biến động lớn trên hệ thống, số lỗi trong mỗi giai đoạn không nhiều và có thể khắc phục được trong khi hệ thống đang chạy. Tuy nhiên phương pháp này có một hạn chế, đó là hai hệ thống phải được làm cho tương thích nhau hoàn toàn.
Chuyển đổi bằng cách thăm dò (pilot conversion). Nếu như tổ chức có nhiều chi nhánh xử lý công việc giống nhau (như các bưu cục), thì chuyển đổi bằng cách thăm dò sẽ rất phù hợp: một trong các chi nhánh của tổ chức (gọi là “pilot site”) sẽ được chuyển đổi trực tiếp. Nếu như hệ thống bị sự cố, các công việc được chuyển sang các chi nhánh khác trong khi chờ cho sự cố được khắc phục. Sau một thời gian, nếu hệ thống mới đã ổn định, các chi nhánh còn lại sẽ được chuyển đổi đồng loạt.
Hệ thống củ Hệ thống củ Hệ thống mới Hệ thống mới Hệ thống mới Hệ thống củ Hệ thống củ Hệ thống củ Hệ thống củ Hệ thống mới Hệ thống mới Hệ thống mới Hệ thống mới Hệ thống mới Hệ thống củ Hệ thống mới Chuyển đổi trực tiếp Chuyển đổi song hành Chuyển đổi theo giai đoạn Chuyển đổi thăm dò Hình 5.3 Các phương pháp chuyển đổi hệ thống
5.5 LẬP TÀI LIỆU VÀ QUẢN LÝ CẤU HÌNH 5.5.1Lập tài liệu
Tài liệu mô tả hệ thống, là các tài liệu đặc tả yêu cầu, tài liệu phát triển hệ thống, tài liệu cấu hình. Các loại tài liệu này có thể chia thành hai nhóm: tài liệu bên trong hệ thống (chủ yếu là mô tả cho chương trình và cấu trúc dữ liệu),và tài liệu bên ngoài hệ thống (tài liệu đặc tả yêu cầu, như DFD, ERD và cấu hình hệ thống). Các loại tài liệu của hệ thống được cập nhật suốt quá trình phát triển và sử dụng hệ thống để phản ánh đúng thực tế, làm cơ sở cho việc quản lý hệ thống. Các thay đổi trong tài liệu được kiểm soát trên từng phiên bản, gồm số phiên bản, thời điểm hiệu lực, ngày ban hành, nơi sử dụng, và các thay đổi so với phiên bản trước.
Tài liệu sử dụng: là tài liệu mô tả cách khai thác, vận hành và quản lý hệ thống cho người sử dụng. Đối với người sử dụng, tài liệu sử dụng là cầu nối giữa các chức năng của hệ thống với nhu cầu sử dụng hệ thống, hình thành từ công việc và trách nhiệm của người sử dụng. Các nhu cầu này được diễn tả thành các vai trò xử lý trên hệ thống, ví dụ: vai trò giám sát kho cần các chức năng tính số lượng hàng tồn kho, nhận hàng, xuất hàng; ngoài ra, một số nhân viên có thể đảm nhận nhiều vai trò như vừa giám sát kho, vừa kết toán kho. Do đó, tài liệu này cần phải mô tả từng vai trò, và liên kết nó với các chức năng hổ trợ của hệ thống. Bằng cách này tài liệu sẽ hữu dụng vì theo sát với thực tế.
5.5.2Quản lý cấu hình
Quản lý cấu hình là các xử lý bảo đãm rằng chỉ có những thay đổi có kiễm soát mới được chấp nhận trong hệ thống. Điều này rất quan trọng trong các hệ thống quản lý có chất lượng (ISO, CMM, TQM,…), vì các thay đổi (thường liên quan đến nhiều công việc khác nhau, hoặc nhiều người) phải được nhận thức (hoặc kiễm soát) từ góc độ của tổ chức chứ không phải từ một nhóm cá nhân. Ví dụ, một sự thay đổi trên phần mềm đã được thực hiện trên máy tính của nguời sử dụng (chức năng xử lý đã thay đổi) sẽ làm cho những người hổ trợ sử dụng bị lúng túng nếu họ không biết về thay đổi này. Để quản lý cấu hình, thì (1) tất cả các thông số cấu hình hệ thống (bao gồm cả version của chương trình, phân quyền sử dụng và quy trình khai thác) đều phải được ghi vết trong tài liệu quản lý cấu hình sau khi hệ thống được cài đặt hoặc cải tiến; và (2) các yêu cầu thay đổi được giải quyết theo quy trình đã ban hành, hoặc theo cách nào đó mà tổ chức có thể kiễm soát được.
5.6 HUẤN LUYỆN
Huấn luyện người sử dụng là để bổ sung kiến thức và kỹ năng cần thiết cho họ vận hành, khai thác và quản lý hệ thống được tốt nhất. Các hệ thống mới thường đưa ra nhiều chức năng, tiện ích mà người sử dụng cần phải sẵn sàng để làm việc với nó, như nhận biết được nó làm được gì cho họ, làm như thế nào và họ đã có đủ tự tin để làm việc với nó hay chưa. Chính vì vậy, việc huấn luyện đặc biệt cần thiết khi thiết lập hệ thống mới.
Hình 5.4 Hướng dẫn sử dụng theo vai trò
Vai trò 1 Vai trò 2 Chức năng 1 Chức năng 2 Chức năng 3 Chức năng 4 NSD 1 NSD 2
Có nhiều nội dung huấn luyện cần xem xét để thực hiện, tùy theo tính chất của hệ thống và năng lực của người sử dụng như sử dụng hệ thống, kiến thức cơ bản về máy tính, kiến thức quản lý,…; mỗi nội dung huấn luyện được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như: hướng dẫn từng người (tutorial), tổ chức lớp tập huấn, thực tập trên phần mềm dùng để huấn luyện.
5.7 HỔ TRỢ SỬ DỤNG
Mặc dù sau khi được huấn luyện người sử dụng có thể an tâm làm việc trên hệ thống mới, nhưng họ có thể không xử lý được các tình huống khó khăn, như có thêm công việc chưa từng làm trên máy, bị hư dữ liệu, quên password, hay máy tính bị trục trặc; các tình huống khó khăn này cần được trợ giúp từ những người hiểu biết để tháo gỡ. Những tình huống khó khăn này phát sinh vào bất cứ lúc nào tại bất cứ chổ nào trong trong hệ thống, nên chúng được xếp vào loại “rủi ro”, và hổ trợ sử dụng là một dạng xử lý rủi ro của tổ chức. Vì vậy, các kênh hổ trợ sử dụng được thiết lập cho phù hợp với các tình huống khó khăn có thể xảy ra nhiều, hoặc gây nguy hại đến hệ thống, và phải luôn luôn sẵn sàng. Tuy nhiên, việc khắc phục khó khăn do sự cố không phải lúc nào cũng thành công, và tốn kém (vì phải duy trì thường xuyên nguồn nhân lực hổ trợ) do đó phòng tránh sẽ tốt hơn là khắc phục sự cố.
5.8 CẢI TIẾN HỆ THỐNG
Sau khi được triển khai và ứng dụng, các tổ chức thường mong muốn kéo dài thời gian sống của hệ thống bằng cách cải tiến hệ thống, bởi vì thay thế hệ thống sẽ rất tốn kém. Cải tiến hệ thống là sửa đổi, bổ sung một số chức năng của hệ thống cho phù hợp với yêu cầu công việc hoặc môi trường vận hành của tổ chức. Việc cải tiến hệ thống được thực hiện tuần tự theo 4 buớc:
1. Nhận thức các yêu cầu thay đổi. Đây là một công việc quản lý cấu hình của hệ thống, và được thực hiện bằng cơ chế giám sát, theo dỏi của các nhà quản lý.
2. Phân tích tác dụng của các thay đổi đối với hệ thống. Việc phân tích yêu cầu thay đổi dựa trên cân nhắc giữa mức độ chi phí để đáp ứng thay đổi so với tầm quan trọng (lợi ích) của chúng đối với tổ chức, và thường đưa đến các trường hợp được xếp theo thứ tự ưu tiên giải quyết như sau: • Sửa lỗi cho hệ thống (ưu tiên cao nhất).
• Thay đổi hệ thống cho phù hợp với môi trường mà hệ thống hoặc tổ chức đang vận hành (đáp ứng cho nhu cầu thích nghi).
• Cải tiến hệ thống để nó có khả năng giải quyết thêm các vấn đề sẽ phát sinh trong tương lai (theo nhận thức của các nhà quản lý).
3. Thiết kế giải pháp giải quyết các yêu cầu, như thành lập dự án mới, sử dụng nhóm bảo trì sẵn có, hoặc thuê mướn các công ty khác thực hiện.
4. Thực thi giải pháp thay đổi cho hệ thống, trong đó các tài liệu cấu hình cần phải cập nhật lại cho phù hợp với thực tế, đặc biệt là các version/release của phần mềm.
5.9 CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA HỆ THỐNG CBIS