Mô hình hóa dữ liệu của hệ thống

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin quản lý (Trang 60 - 61)

Chúng ta hãy xem ví dụ về hệ thống qun lý kho ca nhà hàng Hoosie Burger có lược đồ dòng dữ liệu mức 0 (DFD-0) vẽ trên hình 3.13. Mục đích của hệ thống này là theo dõi và tường thuật chi tiết những biến động về số lượng nguyên vật liệu trong kho, phát sinh đơn đặt hàng và thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Dữ liệu chính của hệ thống được lưu trong Data store D1 (HỒ SƠ KHO).

Các thay đổi trên D1 được phát sinh bởi 2 sự kiện: Khi nhà hàng nhận được hàng từ nhà cung cấp (có hóa đơn mua hàng), và tiêu thụ nguyên liệu khi làm thức ăn bán cho khách hàng (có biên lai thu tiền hoặc hóa đơn bán hàng).

Mỗi hóa đơn nhận hàng có mã số của nhà cung cấp (Mã_NCC), số của hóa đơn mua hàng (Số_HĐM), ngày phát hành (Ngày_PH), tiền trả (TiềnTrả). Vậy chúng ta có thực thể “HÓAĐƠNMUAHÀNG” diễn tả cho sự kiện một nhà cung cấp nào đó đã giao một số món hàng về kho.

Mỗi mặt hàng lưu trong kho có mã số hàng (Mã_Hàng), đặc tả cho món hàng (Môtả), số lượng tồn (SLG_tồnkho), loại hàng (Loại) và số lượng tối thiểu để đặt hàng lại (Minimum_Order_Quantity, MOQ). Như vậy ta có thực thể “HÀNGTỒN” là thực thể mô tả các món hàng đang có trong kho. Mỗi hóa đơn mua hàng có liệt kê danh sách các mặt hàng được giao về kho kèm theo số lượng của mỗi món. Như vậy, “NHẬPHÀNG” là một quan hệ giữa “HÓAĐƠNMUAHÀNG” và “HÀNGTỒN”, trong đó số lượng của mỗi món hàng được thêm vào kho (Slg_nhập) là thuộc tính của quan hệ này.

Mỗi sản phẩm (món ăn) được bán có mã số sản phẩm (Mã_SP) và mô tả sản phẩm. Vậy ta có thực thể “SẢNPHẨM” có 2 thuộc tính: Mã_SP và MôTả.

Các mặt hàng trong kho được dùng như nguyên liệu để làm ra sản phẩm. Vì mỗi sản phẩm món ăn được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau nên nhà hàng cần duy trì các công thức nấu ăn để xác định sản phẩm nào cần những nguyên liệu gì với liều lượng là bao nhiêu. Như vậy công thức nấu ăn (“CÔNGTHỨC”) là một quan hệ giữa “SẢNPHẨM” và “HÀNGTỒN”, trong đó liều lượng cần sử dụng (Slg_dùng) của mỗi loại nguyên liệu trong công thức nấu ăn là một thuộc tính của quan hệ này. Mỗi lần bán hàng thì nhà hàng phát sinh 1 biên lai để thu tiền (hóa đơn bán hàng) có ghi số hóa đơn và ngày thu tiền. Như vậy “HÓAĐƠNBÁNHÀNG” là một thực thể mô tả cho sự kiện bán hàng của nhà hàng gồm 2 thuộc tính: Số_HĐB và Ngày.

Mỗi hóa đơn bán hàng có liệt kê các sản phẩm được bán kèm theo số lượng. Như vậy “XUẤTBÁN” là một quan hệ giữa thực thể “HÓAĐƠNBÁNHÀNG” và thực thể “SẢNPHẨM”, trong đó số lượng của mỗi sản phẩm đã bán (Slg_bán) là thuộc tính của quan hệ này.

Từ những phân tích trên, chúng ta vẽ được lược đồ thực thể quan hệ (ERD) của hệ thống như hình 3.14.

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin quản lý (Trang 60 - 61)