Kiểm định mơ hình cấu trúc (structural model)

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 76 - 81)

4.3.1. Đánh giá hệ số xác định (R2)

Giá trị R2 nằm trong khoảng từ 0 đến 1 với giá trị càng cao thì mức độ chính xác của dự báo lại càng cao (Hair và cộng sự, 2016). Với kết quả R2 cho cấu trúc nội sinh (endogenous construct) được trình bày ở Bảng 4.6 là 0.55, 0.232, và 0.264 lần lượt cho mơ hình Chuẩn mực cá nhân (PN), Niềm tin bảo vệ môi trường (PEB), và Ý định mua mỹ phẩm xanh (GPI). Kết quả cho thấy điều kiện tổng thể của các biến nội sinh trong mơ hình phù hợp với mơ hình tổng thể giải thích khoảng 55% phương sai trong PN, giá trị R2 cao hơn 0.55 cho thấy mơ hình có ý nghĩa cao. Ngược lại, mơ hình PEB có ý nghĩa thấp khi giá trị R2 <

0.25. Điều kiện tổng thể của các biến nội sinh trong mơ hình phù hợp với mơ hình tổng thể giải thích khoảng 26.4% phương sai trong GPI, như vậy mơ hình có ý nghĩa trung bình. Bảng 4.5. Kết quả giá trị R-square

R-square R-square hiệu chỉnh

Chuan muc ca nhan (PN) 0.55 0.549

Niềm tin bảo vệ môi trường (PEB) 0.232 0.229

Ý định mua mỹ phẩm xanh (GPI) 0.264 0.261

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2021

Thơng qua phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến Niềm tin bảo vệ môi trường cho thấy Giá trị hưởng thụ, Giá trị vị kỷ, và Định hướng tương lai giải thích được 23.2% sự biến thiên Niềm tin bảo vệ môi trường (P-value = 0,000 < 0.01). Ở mơ hình phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến Chuẩn mực cá nhân, R-square = 55% với P-value = 0,000 < 0.01 cho thấy mức độ giải thích sự tác động của Giá trị hưởng thụ, Giá trị vị kỷ, Định hướng tương lai, và Niềm tin bảo vệ môi trường đến Chuẩn mực cá nhân ở mức độ cao. Mơ hình thứ 3 phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến Ý định mua mỹ phẩm xanh, Giá trị hưởng thụ, Giá trị vị kỷ, Định hướng tương lai, Niềm tin bảo vệ môi trường,

và Chuẩn mực cá nhân giải thích được 26.4% sự biến thiên Ý định mua mỹ phẩm xanh (P- value = 0,000 < 0.01).

4.3.2. Đánh giá tác động của hệ số hồi quy

Nhằm kiểm định độ tin cậy của mơ hình, đề tài sử dụng kỹ thuật bootstrapping với cỡ mẫu lặp lại là 5,000 quan sát (n = 5,000) với cỡ mẫu ban đầu là 655 quan sát. Khoảng chênh lệch giữa ước lượng mơ hình ban đầu và giá trị trung bình từ phương pháp bootstrapping càng nhỏ thì kết luận các ước lượng mơ hình là đáng tin cậy (Schumacker và Lomax, 1996).

Bảng 4.6. Mối tương quan trực tiếp giữa các biến

Mức tác động (β) Độ lệch chuẩn t-value P-value

HVO -> PEB 0.247 0.043 5.775 0.000 EVO -> PEB 0.190 0.053 3.611 0.000 PEB -> PN 0.741 0.03 24.687 0.000 PN -> GPI 0.264 0.039 6.793 0.000 FTP -> PEB 0.176 0.043 4.098 0.000 FTP -> GPI 0.342 0.04 8.582 0.000

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2021

Kết quả từ phép lặp lại 5,000 quan sát cho thấy trọng số gốc có ý nghĩa với trọng số trung bình của bootstrapping vì tất cả trọng số đều nằm trong khoảng tin cậy 95% (t-value > 2.56 và P-value = 0,000). Bên cạnh đó, các giá trị mức độ tác động từ bootstrap khơng có sự chênh lệch với kết quả ở ước lượng mơ hình ban đầu. Như vậy, các ước lượng trong mơ hình có thể kết luận là đáng tin cậy.

Bảng 4.6 và Bảng 4.7 còn cho biết mối tương quan trực tiếp và gián tiếp giữa các biến đều có mức ý nghĩa cao. Như vậy, các nhân tố trong mơ hình đều có tác động đến ý định mua mỹ phẩm xanh (GPI) của thế hệ Z tại Việt Nam. Đặc biệt trong kết quả, định hướng thời gian (FTP) có cả tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến GPI, mối quan hệ ấy đều có ý nghĩa thống kê và cùng chiều dương. Cụ thể, trong khi mức độ tác động trực tiếp FPT->GPI ở mức trung bình (β = 0.342) thì ở mức độ tác động gián tiếp với sự xuất hiện của biến trung gian PEB và PN, mối quan hệ này bị suy giảm mạnh (β = 0.034). Như vậy, FPT hồn tồn có ảnh hưởng tích cực đến GPI, tuy nhiên mối quan hệ giữa FTP và GPI bị ảnh hưởng tiêu cực khi có sự xuất hiện của biến trung gian niềm tin bảo vệ môi trường (PEB) và chuẩn mực cá nhân (PN).

Bảng 4.7. Mối tương quan gián tiếp giữa các biến

Mức tác động Độ lệch chuẩn t-value P-value

HVO -> PEB -> PN 0.183 0.035 5.266 0.000

HVO -> PEB -> PN -> GPI 0.048 0.012 4.006 0.000

EVO -> PEB -> PN 0.141 0.04 3.487 0.000

EVO -> PEB -> PN -> GPI 0.037 0.013 2.951 0.003

PEB -> PN -> GPI 0.196 0.030 6.558 0.000

FTP -> PEB -> PN 0.130 0.034 3.843 0.000

FTP -> PEB -> PN -> GPI 0.034 0.010 3.463 0.001

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2021 4.3.3. Đánh giá kích thước hiệu ứng (f2)

Ngoài hệ số R-square để đánh giá cấu trúc nội sinh (endogenous structure), Cohen (1988) đưa ra tiêu chuẩn về kích thước hiệu ứng (f2) nhằm đánh giá tầm quan trọng của biến độc lập tới biến phụ thuộc nếu mơ hình bị khuyết đi biến độc lập đó. Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy biến độc lập Niềm tin bảo vệ mơi trường có mức giải thích cao cho sự biến thiên của Chuẩn mực cá nhân với f2=1.22 > 0.35. Các nhân tố cịn lại có mức độ giải thích thấp (0.02 ≤ f2 < 0.15).

Bảng 4.8. Kiểm chứng kích thước hiệu ứng (f2) và hiệu quả dự báo (q2) theo tiêu chuẩn Cohen (1988) f2 q2 HVO -> PEB 0.057 0.032 EVO -> PEB 0.033 0.02 FTP -> PEB 0.032 0.019 PEB -> PN 1.22 0.443 PN -> GPI 0.078 0.042 FTP -> GPI 0.13 0.073

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2021 4.3.4. Đánh giá hiệu quả dự báo (q2)

Một trong những ngộ nhận của nhà phân tích là coi hệ số R-square đại diện cho năng lực dự đốn mơ hình (predictive power); tuy vậy, chỉ số này chỉ đại diện cho năng lực giải thích của mẫu đang phân tích (insample explanatory power) (Hair và các cộng sự, 2019). Hệ số R-square không thể đại diện cho năng lực dự báo ngoài mẫu (out-of-sample prediction) (Shmueli, 2010; Dolce và các cộng sự, 2017). Để đánh giá năng lực dự báo ngồi mẫu, nhóm tác giả sử dụng thang đo hiệu quả dự báo (q2) theo tiêu chuẩn Cohen (1988).

Theo kết quả kiểm định, thang đo đánh giá hiệu quả dự báo của biến Định hướng tương lai đến Niềm tin bảo vệ môi trường q2FTP->PEB = 0.019 < 0.02 (yêu cầu theo Cohen, 1988), tuy

nhiên, nhóm nghiên cứu xét thấy giá trị q2FTP->PEB rất gần với yêu cầu. Hơn nữa, trong

nhóm nghiên cứu quyết định giữ lại mối quan hệ giữa Định hướng thời gian và Niềm tin bảo vệ môi trường. Các chỉ số q2HV->PEB, q2EV->PEB, q2FTP->PI, q2PN->PI nằm trong khoảng

[0.02; 0.15) nên hiệu quả dự báo của Giá trị hưởng thụ tới Niềm tin bảo vệ môi trường, Giá trị Vị kỷ tới Niềm tin bảo vệ môi trường, Định hướng tương lai tới Ý định mua mỹ phẩm xanh, và Chuẩn mực cá nhân đến Ý định mua mỹ phẩm xanh có hiệu quả dự báo thấp. Riêng tác động của Niềm tin bảo vệ mơi trường có hiệu quả dự báo cao cho biến Chuẩn mực cá nhân (q2PEB->PN = 0.443 > 0.35).

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)