Đặc điểm của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 102 - 104)

5.1. Bình luận kết quả

5.1.7. Đặc điểm của người tiêu dùng

Chi tiêu cho mỹ phẩm

Kết quả cho thấy những người chi tiêu cho mỹ phẩm trong 1 tháng dưới 500.000VNĐ có ý định mua mỹ phẩm xanh thấp hơn 4 nhóm cịn lại. 4 nhóm chi tiêu cịn lại khơng có sự khác biệt về ý định mua. Điều này có thể giải thích bởi 2 lý do:

(i) Những người có chi tiêu ít hơn cho mỹ phẩm (dưới 500.000VNĐ), họ có ít sự lựa chọn hơn về mặt sản phẩm (do tài chính eo hẹp hơn). Trong khi mỹ phẩm xanh có giá cao hơn mỹ phẩm thơng thường, vì thành phần chọn lọc và quy trình sản xuất nghiêm ngặt nhằm bảo vệ mơi trường. Vì vậy, họ ít có cơ hội để trải nghiệm mỹ phẩm xanh.

(ii) Người tiêu dùng thường xuyên nghĩ rằng sản phẩm xanh có giá thành cao hơn bình thường và họ không muốn chi trả số tiền cao hơn chỉ vì yếu tố “xanh” của sản phẩm. (theo “Cảm nhận tính hiệu quả và Niềm tin vào người khác với tư cách là người kiểm soát hành vi bảo vệ môi trường” của Berger and Corbin, 1992; Sriram and Forman, 1993; Prakash, 2002). Vậy nên, do tài chính bị giới hạn, ý định hành vi mua mỹ phẩm xanh của họ thấp hơn các nhóm cịn lại.

Giới tính

Nghiên cứu chỉ ra rằng giới tính khơng ảnh hưởng đến ý định hành vi mua mỹ phẩm xanh. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Matić và Puh (2016), tác giả chỉ ra rằng ý định mua mỹ phẩm xanh ở nữ giới cao gấp 2.26 lần so với nam giới. Tuy nhiên ở nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu đối tượng trên diện rộng tại Croatia. Trái với nghiên cứu hiện tại, nhóm tác giả tập trung vào gen Z tại Việt Nam.

Trong những nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh, các tác giả trước đây vẫn còn nhiều tranh cãi về sự khác biệt ở giới tính trong hành vi tiêu dùng. Cụ thể, Irawan và Darmayanti (2012), Tejpal (2016) kết luận khơng có mối quan hệ giữa giới tính và hành vi mua hàng xanh. Trái lại, Çabuk và cộng sự (2008), Aracıoğlu và Tatlıdil (2009) lại tìm ra sự khác biệt giữa nam và nữ trong hành vi tiêu dùng xanh. Như vậy, kết quả ở nghiên cứu này vẫn cần được kiểm nghiệm trong những nghiên cứu tương lai trước khi đưa ra kết luận chính thức.

Độ tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy thế hệ Z Việt Nam dưới 18 tuổi và từ 18-22 tuổi không cho thấy sự khác biệt về ý định mua. Tuy nhiên, người tiêu dùng thế hệ Z từ 23-25 tuổi có ý định cao hơn 2 nhóm tuổi cịn lại. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Seyrek và Gul (2017) về nhân tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng xanh của người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu chỉ ra rằng: độ tuổi ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh, những người có tuổi cao hơn có xu hướng thực hiện hành vi xanh nhiều hơn.

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)