Lý thuyết quan điểm thời gian (Time Perspective Theory)

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

2.1. Tổng quan các khái niệm và lý thuyết liên quan

2.1.4. Lý thuyết quan điểm thời gian (Time Perspective Theory)

Thời gian không tồn tại độc lập trong trải nghiệm của con người; mà nó là một cấu trúc tâm lý. Ba yếu tố chính trong Tâm lý về thời gian (Psychological time) được Block (1990) đưa ra gồm có: “khoảng thời gian” (các sự kiện diễn ra liên tục hoặc khoảng thời gian giữa

các sự kiện), “sự tiếp nối của thời gian” (các sự kiện xảy ra tuần tự theo đúng trật tự của chúng), và “định hướng thời gian” (sự trải nghiệm và quan điểm cá nhân về quá khứ, hiện tại, và tương lai). Nghiên cứu dưới đây tập trung vào “Định hướng thời gian” (Time Orientation).

Định hướng thời gian đề cập đến việc tập trung tư duy của một người vào thời gian trong quá khứ, hiện tại, hay tương lai (Gibson và cộng sự, 2007). Milfont và các cộng sự (2012) định nghĩa Định hướng thời gian là định hướng cá nhân về tầm quan trọng của quá khứ, hiện tại, và tương lai. Karniol và Ross (1996) nhấn mạnh tầm quan trọng của định hướng thời gian giúp chúng ta hiểu được vì sao hành vi của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi quan điểm về tương lai của họ, những hồi ức trong quá khứ, và sự kỳ vọng ở hiện tại. Kelly (1955), Karniol và Ross (1996), và Zimbardo và Boyd (1999) xây dựng Định hướng thời gian từ Lý thuyết Nhận thức - Động cơ (Cognitive - Motivational Theory). Nó mơ tả mức độ quan tâm của một cá nhân vào các khung thời gian: quá khứ, hiện tại, và tương lai. Khung thời gian này được sử dụng trong quá trình một cá nhân định hình kỳ vọng và mục tiêu. Từ đây, Zimbardo và cộng sự (1997) định nghĩa Định hướng thời gian là "Cách thức các cá nhân và các nền văn hóa phân chia dịng chảy trải nghiệm của con người vào các phạm trù thời gian riêng biệt: quá khứ, hiện tại, và tương lai". Định nghĩa này được cho là đã làm nổi bật chức năng của Định hướng thời gian khi nó đồng bộ hóa hành vi của con người dựa trên những hoạt động chung ở một bối cảnh nhất định (Usunier, 2000). Nghiên cứu về ý định hành vi mua mỹ phẩm xanh của thế hệ Z Việt Nam, nhóm nghiên cứu cho rằng sẽ thật là phù hợp khi đưa vào trong nghiên cứu này định hướng thời gian để xem xét ảnh hưởng của nó đến tâm lý tiêu dùng.

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)