3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức
3.3.2.2. Xây dựng thang đo (likert-scale 5 points)
Nghiên cứu sử dụng thang đo lường Likert 5 điểm từ điểm 1 - “Hồn tồn khơng đồng ý” đến điểm 5 - “Hoàn toàn đồng ý” cho các biến. Nhóm tác giả xây dựng lên thang đo bằng cách chọn lọc, tham khảo và hiệu chỉnh từ các thang đo kế thừa từ các nghiên cứu trước bao gồm trong và ngồi nước. Đồng thời thơng qua những đề xuất từ các đáp viên được khảo sát sơ bộ, theo đó đã có các đề xuất về thay đổi từ ngữ cho dễ hiểu cùng với việc điều chỉnh bớt số câu hỏi của thang đo sao cho phù hợp với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu. Cụ thể:
● 3 biến Thang đo Định hướng giá trị vị tha (AVO) được kế thừa từ hai nghiên cứu của Izagirre-Olaizola và cộng sự (2015), và Jaini và cộng sự (2019).
● 4 biến Thang đo Định hướng giá trị hưởng thụ (HVO) có nguồn gốc từ nghiên cứu của Ghazali và cộng sự (2017) và Jaini và cộng sự (2019), Joireman và cộng sự (2001).
● 5 biến Thang đo Định hướng giá trị vị kỷ (EVO) được lấy từ thang đo của Joireman và cộng sự (2001).
● 4 biến thang đo Niềm tin bảo vệ môi trường (PEB) đã sử dụng thang đo của Han, Hsu, và Sheu (2010).
● 8 biến Thang đo Chuẩn mực cá nhân (PN) đã được kế thừa từ hai nghiên cứu của Onwezen và cộng sự (2013), và Gleim và cộng sự (2013).
● 11 biến Thang đo Định hướng tương lai (FTP) có nguồn gốc từ nghiên cứu của Lu và cộng sự (2016).
● 5 biến Thang đo Ý định mua mỹ phẩm xanh (GPI) được lấy từ nghiên cứu của Ahmad, Shah, và Ahmad (2010), Schuitema và cộng sự (2015), Chen và cộng sự (2018).
Như vậy, bài nghiên cứu của nhóm có tổng cộng 7 biến tiềm ẩn với 40 biến quan sát và đều được kế thừa và phát triển từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đó.