Đặc điểm thị trường

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 42 - 44)

2.6. Tổng quan nghiên cứu thị trường mỹ phẩm xanh cho thế hệ Z tại Việt Nam

2.6.1. Đặc điểm thị trường

Theo nhận định của ơng Nguyễn Văn Minh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Tinh dầu – Hương liệu – Mỹ phẩm Việt Nam (2019), thị trường mỹ phẩm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Trong báo cáo của Mintel - Công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Ln Đơn

(2019), thị trường mỹ phẩm Việt Nam đạt 56.000 tỷ vào năm 2018, tăng mạnh 42.000 tỷ năm 2016. Mức tăng ấn tượng 33% này cho thấy thị trường mỹ phẩm Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Theo chuyên gia Kantar Worldpanel nhận định, thị trường làm đẹp Việt Nam đang tăng trưởng mạnh. Đây là một cơ hội cho những ai biết cách chiến đấu để giành thị phần. Phần thưởng quý giá nằm ở tiềm năng dẫn dắt xu hướng và hành vi của người tiêu dùng (Carrasco, 2017).

Chỉ vài năm trở lại đây, hàng trăm nghìn thương hiệu mỹ phẩm đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mở văn phịng đại diện, đặt đại lý, nhà phân phối bán hàng, thành lập công ty và xây dựng nhà máy sản xuất. Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thấy tiềm năng thị trường mỹ phẩm trong nước nên đã tấn công thị trường và củng cố sức mạnh thông qua việc cải tiến công nghệ để phát triển, nhưng do đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên không thể đuổi kịp cơng nghệ của các tập đồn lớn. Chính bởi lẽ đó, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay chỉ trụ được ở phân khúc giá rẻ và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận (Nguyễn Văn Minh, 2019).

Tuy nhiên, ngành công nghiệp mỹ phẩm lại được nhận định là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất (Thanh Thúy, 2019). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado và Đại học California Berkeley (Mỹ), hiện nay khói bụi từ các phương tiện giao thơng cịn khơng nguy hiểm bằng sự ơ nhiễm khơng khí gây ra do các loại mỹ phẩm làm đẹp. Họ đã xác định được hợp chất có tên là decamethylcyclopentasiloxane hoặc D5 siloxane tồn tại trong chất khử mùi và các sản phẩm chăm sóc tóc. Một phần nhỏ của các sản phẩm này cuối cùng đi xuống cống theo nước khi chúng ta tắm. Tuy nhiên, phần lớn hợp chất này còn lại trên cơ thể chúng ta và cuối cùng đi vào bầu khí quyển. Để thử nghiệm mỹ phẩm, nhiều công ty hay nhà khoa học đã sử dụng động vật như thỏ, chuột để thí nghiệm. Đây được coi là một hành động vơ nhân tính (ELLE, 2018) bởi động vật đang bị tra tấn hàng ngày trong phịng thí nghiệm để thu lợi cho ngành cơng nghiệp làm đẹp. Chính bởi lẽ đó mà Nhà nước đã đề ra mục tiêu “Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh”. Về phía người tiêu dùng, họ cũng đang có xu hướng lựa chọn mỹ

phẩm thiên nhiên để đem lại sức khỏe tốt cho bản thân và có thể ngăn chặn những hành vi xấu đến môi trường. Từ đây, “mỹ phẩm xanh” đã ra đời.

“Mỹ phẩm xanh” với tiêu chí nghiên cứu, và cho ra đời các dịng sản phẩm an tồn với làn da, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, sạch và lành tính, thân thiện với mơi trường, khơng sử dụng các ngun liệu độc hại, quy trình xử lý nước thải nghiêm ngặt, tuyệt đối không thử nghiệm trên động vật, … Sự tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm xanh chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự ủng hộ việc bảo vệ mơi trường từ cả phía các doanh nghiệp và phía người tiêu dùng. Báo cáo “Phát triển bền vững doanh nghiệp toàn cầu” của Nielsen (2020) cho biết doanh số bán hàng của các thương hiệu cam kết ưu tiên tính bền vững tăng gấp 4 lần so với những đối thủ khơng có cam kết điều này.

Trong những năm gần đây, sử dụng mỹ phẩm xanh dần trở thành lối sống thể hiện trách nhiệm chăm sóc bản thân và thể hiện sự bảo vệ môi trường (Lind và cộng sự, 2018).“Mỹ phẩm xanh” khơng chỉ là xu hướng tiêu dùng mà nó cịn là xu hướng trong sản phẩm và các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Các tập đoàn lớn trong ngành hàng mỹ phẩm như L‘Oreal hay Procter & Gamble đã và đang thực hiện những chiến lược “Xanh” nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường. Ví dụ, P&G cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo và 100% vật liệu tái chế vào năm 2020. Người tiêu dùng châu Á đang ưa chuộng các sản phẩm mang thành phần tốt cho sức khỏe và từ thiên nhiên như bùn, dầu hạt hay rong biển. Hơn thế, người tiêu dùng châu Á cũng đang hướng chú ý đến các sản phẩm hữu cơ và khơng có nguồn gốc động vật, cho thấy sự ưu tiên hiện nay dần thay đổi theo hướng làm đẹp an tồn và có lợi cho sức khỏe (Theo Beauty trends in Asia report).

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)