Tổng quan nghiên cứu mối quan hệ giữa định hướng tương lai đến niềm tin bảo vệ mô

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 40 - 42)

vệ môi trường, và ý định mua mỹ phẩm xanh

Các vấn đề mơi trường địi hỏi sự đánh đổi giữa tư lợi của một người trong hiện tại và lợi ích cộng đồng trong tương lai (Van Vugt và Samuelson, 1999; Van Vugt, 2001; Milfont và các cộng sự, 2012). Do đó, Messick và Brewer (1983), Joireman, Van Lange, và Van Vugt (2004) cho rằng vấn đề môi trường khơng chỉ kéo theo xung đột xã hội (lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân) mà cịn gây ra xung đột thời gian (lợi ích ngắn hạn với lợi ích dài hạn). Zimbardo (1990) phân chia khung thời gian quá khứ, hiện tại, và tương lai trong Thang đo quan điểm thời gian Zimbardo (ZTPI) ra thành 6 nhóm: q khứ-tiêu cực (past- negative), q khứ-tích cực (past-positive), hiện tại-hưởng thụ (present-hedonistic), hiện tại-định mệnh (present-fatalistic), tương lai (future) và tương lai tiên nghiệm (transcendental future). Strathman và cộng sự (1994), Corral-Verdugo và cộng sự (2006), và Milfont và Gouveia (2006) kết luận rằng những cá nhân có định hướng về tương lai có xu hướng quan tâm mơi trường và hành động giải quyết các vấn đề môi trường hơn là các cá nhân có định hướng thời gian hiện tại. Cụ thể trong nghiên cứu “Mối tương quan giữa định hướng thời gian và hành vi tiết kiệm nước”, Corral-Verdugo và cộng sự (2006) đã chứng minh được hiện tại-hưởng thụ và hiện tại-định mệnh đều cho kết quả tiêu cực việc bảo vệ nguồn nước; quá khứ-tiêu cực và q khứ-tích cực đều khơng có mối quan hệ nào đối với việc tiết kiệm nước. Chỉ có các cá nhân có Định hướng tương lai là có xu hướng ủng hộ việc tiết kiệm nước.

Khi mọi người quan tâm đến tương lai, khả năng họ nghĩ về thế hệ tương lai tăng lên. Do đó, họ khơng muốn thế hệ tương lai phải chịu đựng hệ quả môi trường bị khai thác quá mức. Vì vậy, những người hướng về tương lai có mối liên quan mật thiết và tích cực với nhận thức về môi trường (Pham và Khanh, 2020). Như vậy, sẽ là hợp lý khi hi vọng rằng

những cá nhân với quan điểm thời gian hướng về tương lai có mức độ nhận thức về bảo vệ môi trường cao hơn những nhóm người cịn lại.

H6: Định hướng tương lai (FTP) có mối quan hệ tích cực với Niềm tin bảo vệ mơi trường (PEB).

Thói quen suy nghĩ về thời gian của chúng ta từ lâu đã trở thành một nhân tố chính tác động đến ý định và hành vi mua sắm (Settle, Alreck, và Glasheen, 1978; Hawes, 1980).

Tuy nhiên, việc đưa Định hướng thời gian vào trong các đề tài nghiên cứu về ý định hành vi mua sắm thì mới được diễn ra trong khoảng 50 năm đổ lại đây. Trong đó, mơ hình TPB được sử dụng như một cơ sở lý thuyết trong các nghiên cứu về sự tác động của Định hướng thời gian tới Ý định hành vi mua sắm. Theo Kluckhohn và Strodtbeck (1961), quan điểm thời gian được cho là hoạt động như một định hướng giá trị ảnh hưởng đến ý định hành vi. Định hướng thời gian (thông qua định hướng quá khứ, hiện tại, hay tương lai) ảnh hướng đến những đánh giá cá nhân, quyết định, và hành động (Zimbardo và Boyd, 1999). Trong đó, Định hướng tương lai có tác động tích cực đến ý định thân thiện với mơi trường. Những người già có định hướng tương lai thì khả năng họ bỏ hút thuốc lá cũng cao hơn so với những người già có định hướng quá khứ hay hiện tại (Adam, 2009).

Hình 2.8. Mơ hình nghiên cứu “Ý định du lịch sinh thái: Vai trị của Mối quan tâm đến mơi trường, Quan điểm thời gian và Hình ảnh điểm đến”

Nguồn: Pham và Khanh, 2020

Nhóm tác giả đã kiểm tra mối quan hệ giữa trực tiếp giữa “Định hướng thời gian” và “Hình ảnh điểm đến” với “Ý định du lịch sinh thái”; và mối quan hệ gián tiếp của “Định hướng thời gian” và “Hình ảnh điểm đến” với “Ý định du lịch sinh thái” thông quan “Mối quan tâm đến mơi trường”. Tổng cộng có 447 phiếu khảo sát được phát ra và có 431 bản có thể sử dụng được. Trong phân tích định lượng, nhóm tác giả sử dụng phân tích nhân tố

khám phá (EFA), tiếp đó phân tích nhân tố khẳng định CFA và đi đến phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Chỉ số alpha của các nhân tố đều ở mức rất tốt, trên 85%. Sau khi cộng tổng cả mối tương quan trực tiếp và gián tiếp giữa Định hướng thời gian tương lai, Hình ảnh điểm đến, Mối quan tâm đến môi trường với Ý định du lịch sinh thái, thì nhận được kết quả lần lượt là 0.410, 0.305, và 0.187. Như vậy, nhóm nghiên cứu kết luận được rằng cả Định hướng thời gian tương lai và Hình ảnh điểm đến đều có ảnh hưởng trực tiếp đáng kể đến Ý định du lịch sinh thái và chúng có tác động gián tiếp đáng kể đến Ý định du lịch sinh thái thông qua Mối quan tâm môi trường. Như vậy, nghiên cứu đã kết luận được rằng khi đưa ra quyết định chi trả cho một loại hình du lịch, khả năng những người có định hướng tương lai lựa chọn những loại hình du lịch ít gây tác hại tiêu cực đến mơi trường cũng cao hơn so với những cá nhân có định hướng quá khứ và hiện tại (Pham và Khanh, 2020).

Nếu một định hướng trong quan điểm thời gian (quá khứ, hiện tại, hay tương lai) được sử dụng quá mức thường xuyên và trong thời gian dài, nó sẽ chi phối đến ý định hành động của cá nhân đó. Việc nghiên cứu định hướng thời gian nhằm giúp chúng ta dự đoán được ý định hành vi tiếp theo của người tiêu dùng (Holman và Silver, 1998; Boniwell và Zimbardo, 2004; Holman và Zimbardo, 2009). Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây lại mới đưa ra kết luận về sự tác động của Định hướng thời gian tới Ý định hành vi trong ngành du lịch. Đặt trong bối cảnh thị trường Việt Nam cùng đối tượng là người tiêu dùng mỹ phẩm xanh ít nhiều sẽ có sự khác biệt. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất kiểm tra mối quan hệ giữa Định hướng Tương lai và Ý định mua mỹ phẩm xanh.

H7: Định hướng tương lai (FTP) có mối quan hệ tích cực với Ý định mua mỹ phẩm xanh (GPI).

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)