Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 110 - 111)

5.4. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.4.1. Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu này có thể bị giới hạn do phương pháp thu thập dữ liệu. Nghiên cứu thu thập dữ liệu của thế hệ Z tại ba thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh để đại diện cho thế hệ Z Việt Nam, ít nhiều có sai số so với tổng thể. Ngồi ra, nghiên cứu sử

dụng dữ liệu chéo (cross-sectional data), dữ liệu chỉ thu thập dữ liệu của nhiều đối tượng ở cùng một thời điểm.

Thứ hai, quy mô mẫu cũng có thể gây ra hạn chế khi nghiên cứu tiến hành phân tích sự khác biệt về ý định mua mỹ phẩm xanh dưới các biến kiểm soát: mức chi tiêu một tháng cho mỹ phẩm, giới tính, nhóm tuổi. Khi thực hiện so sánh sự sai khác giữa từng nhóm, quy mơ của từng nhóm vẫn cịn nhỏ và có sự chênh lệch lớn về quy mơ ở từng nhóm.

Thứ ba, việc chuẩn đổi thuật ngữ quốc tế liên quan đến mỹ phẩm xanh cũng vẫn còn những hạn chế trong nghiên cứu này. Dù đã rất cố gắng nhưng do tính phức tạp của thuật ngữ nghiên cứu, nghiên cứu vẫn còn những hạn chế về sự chênh lệch giữa thuật ngữ quốc tế và thuật ngữ Việt Nam để đảm bảo ngôn ngữ được truyền tải sát nhất với ngữ nghĩa ở nguyên gốc. Do đó, trong nhiều phần, nhóm tác giả đã để những thuật ngữ song ngữ nhằm giúp người đọc tiện theo dõi và đối chiếu.

Cuối cùng, một số kết quả còn chưa được tốt về mặt thống kê như hệ số tương quan biến tổng trong kiểm định thang đo định hướng giá trị và định hướng thời gian, giá trị Cumulative % chỉ ở ngưỡng trung bình (58.408%).

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)