Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, và người tiêu dùng

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 105 - 110)

● Xác định và thiết lập được những căn cứ, cơ sở để đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm thúc đẩy ý định mua mỹ phẩm xanh nhiều hơn nữa; xây dựng các chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khỏe, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.

5.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, và người tiêu dùng người tiêu dùng

5.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Tại Việt Nam, trào lưu “chủ nghĩa tiêu dùng xanh” đang dần thành một xu thế mới và đem lại nhiều giá trị tích cực đến kinh tế, đời sống và môi trường trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển với phong trào xanh đang trong giai đoạn phôi thai, nên việc cân bằng sự phát triển kinh tế cùng với vấn nạn ô nhiễm môi trường dường như rất khó để giải quyết tất cả các vấn đề về nguồn lực và cơ hội này trong một sớm một chiều. Do đó, những vấn đề này cần kêu gọi những nỗ lực chiến lược tiếp tục từ cả các nhà hoạch định chính sách Việt Nam và các nhà tiếp thị xanh nếu họ thực sự muốn thúc đẩy một mơ hình tiêu dùng bền vững hơn trên khắp cả nước. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị mà Quản lý nhà nước Việt Nam có thể xem xét và cân nhắc điều chỉnh cơ chế tài chính – tài khóa như sau:

● Hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách sao cho đồng bộ, nhất quán theo định hướng phát triển xanh. Cụ thể, cần đưa ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, không chỉ các công ty niêm yết lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cũng cần chú trọng tham gia sản xuất sản phẩm, dịch vụ xanh. Để đạt được sự đồng thuận này thì những hỗ trợ và ưu đãi về thuế, giá cả trong quá trình thành lập, sản xuất và kinh doanh cho các doanh nghiệp cần được triển khai rõ ràng và mạnh mẽ.

● Đối với các doanh nghiệp khi đăng ký giấy phép sản xuất và kinh doanh sản phẩm xanh, nhà nước cần nới lỏng hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Cụ thể, thơng qua ngân hàng chính sách, nhà nước cho phép các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xanh được vay vốn ưu đãi. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được lớn mạnh và phát triển dài hạn. Đem lại nguồn lợi dài hạn cho tài nguyên thiên nhiên quốc gia và sức khỏe người dân nước nhà.

● Bên cạnh ưu đãi, những quy định pháp luật chặt chẽ về “tiêu chí xanh” cũng cần phải cập nhật và củng cố để trừng trị nghiêm ngặt những hành vi sai phạm từ phía doanh nghiệp, điển hình như hiện tượng “giả xanh” (greenwashing) để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người tiêu dùng. Từ đó, tạo ra một sân chơi cơng bằng- minh bạch-thuận lợi, bao gồm cả các khía cạnh pháp lý và điều tiết sao cho rõ ràng và nhất quán. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần ban hành các chính sách hạn chế và đánh thuế cao các doanh nghiệp đang sử dụng các hợp chất hóa học gây hại ra mơi trường và sức khỏe người dân, và đặc biệt là những hoạt động thí nghiệm sản phẩm trên động vật một cách thiếu đạo đức, thay vào đó khuyến khích những giải pháp thay thế như sử dụng thuật tốn máy tính (Big Data), chỉ can thiệp khi có yêu cầu,

.... Điều này sẽ tạo nên chuẩn mực cá nhân ở mọi người dân rằng việc sử dụng mỹ

phẩm xanh mới là một hành động đúng đắn trong xã hội (góp phần bảo vệ hệ sinh thái quốc gia và bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng).

● Tiếp tục phát triển hệ thống “Nhãn Xanh” đối với các doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh sản phẩm xanh. Việc một doanh nghiệp hay các sản phẩm có gắn những nhãn xanh này khơng chỉ giúp người tiêu dùng nắm bắt được chính xác thông tin và ảnh hưởng của sản phẩm đối với mơi trường, mà cịn trực tiếp tạo nên làn sóng bền vững

về lối sống xanh. Hơn nữa, theo quy định, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường, được gắn Nhãn Xanh Việt Nam còn được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về bảo vệ mơi trường từ đó tạo “lợi ích kép” cho doanh nghiệp.

● Để tiến tới xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững, đòi hỏi sự đồng hành của tồn thể xã hội với chính phủ & doanh nghiệp trong hoạt động về bảo vệ mơi trường. Do đó, Nhà nước cần tích cực vận động các phương tiện truyền thông và giáo dục tới người dân và đặc biệt thế hệ gen Z và các thế hệ về sau về tầm quan trọng của tiêu dùng xanh đến đời sống, sức khỏe và môi trường, coi đây là trách nhiệm và vinh dự của mỗi người trong xã hội. Đồng thời tích cực tuyên truyền về giá trị mà tiêu dùng xanh đem lại cho thế hệ tương lai của đất nước (gìn giữ tài nguyên quốc gia, tạo ra một môi trường sống lành mạnh) bằng việc tổ chức các ngày hội tiêu dùng xanh, các sự kiện vì mơi trường / sức khỏe quốc gia. Bằng cách này, chính phủ Việt Nam đang gián tiếp thúc đẩy giá trị vị kỷ, định hướng tương lai, và niềm tin bảo vệ môi trường trong nhận thức của người dân.

5.3.2. Đối với doanh nghiệp

Đứng trước sự phát triển kinh tế và nhu cầu về chăm sóc da của thế hệ Z ngày càng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi hoặc cải thiện về chất lượng sản phẩm để tạo “lợi thế cạnh tranh”. Thế hệ Z là thế hệ tiêu dùng đầy tiềm năng, hiểu biết và đề cao giá trị bảo vệ mơi trường. Vì vậy, doanh nghiệp sản xuất/ kinh doanh mỹ phẩm cần tạo ra những hướng đi mới để tiếp cận gần hơn với đối tượng này. Nhóm nghiên cứu khuyến nghị áp dụng marketing 7P’s trong hoạt động sản xuất/ kinh doanh của doanh nghiệp:

Về quy trình (process) và giá cả (price), doanh nghiệp sản xuất nên theo đuổi những giá trị “xanh” trong khả năng cho phép. Sử dụng các nguồn lực để đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu quy trình sản xuất để bảo vệ mơi trường, hạn chế rác thải. Áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, ví dụ như: sử dụng hệ thống điện mặt trời, hệ thống chiếu sáng LED, cảm biến nhiệt, hệ thống gió thu hồi nhiệt… Cắt giảm các chi phí vận hành không cần thiết, nâng cấp công nghệ, đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản mới theo hướng thân thiện với môi trường.

Về sản phẩm (product) và bằng chứng vật lý (physical evidence), doanh nghiệp cần đầu tư vào quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D system) nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giảm thiểu các hợp chất hóa học trong thành phần, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với các da hỗn hợp, da dầu, kiềm dầu… Bao bì và nhãn mác của mỹ phẩm phải làm nổi bật “tính chất xanh” của sản phẩm như lối sống lành mạnh và đóng góp cho cộng đồng trong tương lai. “Chiến lược khác biệt hóa” hồn tồn phù hợp với bối cảnh các công ty mỹ phẩm xanh tại Việt Nam. Các cơng ty có thể tạo ra nhiều đặc điểm nhận dạng sản phẩm phù hợp với các tính cách người tiêu dùng khác nhau.

Về xúc tiến (promotion) và con người (people), kết quả trong trong nghiên cứu này cho thấy thế hệ Z ngày nay được đánh giá có ý định mua mỹ phẩm xanh khá cao, đặc biệt “tính cá nhân hóa” rất được đề cao trong quá trình hình thành ý định mua sắm. Họ coi tiêu dùng là cách thể hiện bản sắc cá nhân. Thế hệ Z chọn lọc thương hiệu theo tiêu chí khơng chỉ cần đáp ứng được nhu cầu mua sắm sản phẩm và trải nghiệm những dịch vụ mới mà cịn cần thể hiện được hình ảnh cá nhân mà họ muốn hướng đến. Hay nói cách khác, đó phải là những thương hiệu mang trong mình giá trị mà Gen Z tin tưởng và ủng hộ trong cuộc sống. Thương hiệu càng đưa ra được những thơng điệp mang tính cá nhân hóa cao, phù hợp với insight đối tượng mục tiêu, tỷ lệ khách hàng thế hệ Z sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm càng cao. Hơn nữa, để thuyết phục thế hệ Z tiêu dùng mỹ phẩm xanh, các doanh nghiệp thương

mại cần thực hiện những chính sách cũng như chương trình Marketing phù hợp. Thơng qua

các chương trình truyền thơng, thương hiệu có thể truyền tải thơng điệp về các giá trị cá nhân, nhấn mạnh vào những từ khóa (keywords) như “khẳng định bản thân” (self- identity), “yêu bản thân” (self-loving) và “đóng góp trong tương lai” (future contribution) nhằm mục đích thúc đẩy hành vi từ khách hàng. Ngoài ra, tham gia các hoạt động trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility- CSR) về bảo vệ môi trường và động vật cũng là cách thức quảng bá hình ảnh hiệu quả cho doanh nghiệp khơng chỉ trong việc nhấn mạnh tính xanh của thương hiệu, tính trách nhiệm và đạo đức của doanh nghiệp, mà còn hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh theo hướng “phát triển bền vững”. Để có nhân sự đáp ứng cho hạt động phát triển sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp cũng cần có những chính sách thu hút nhân tài. Các doanh nghiệp tiêu dùng xanh có thể tiếp cận các bạn sinh viên ưu tú từ các trường đại học thông qua các buổi tư vấn việc làm, các buổi tọa

đàm chia sẻ giữa doanh nghiệp và sinh viên. Đối với các chuyên gia, doanh nghiệp có thể tổ chức và tham gia vào các sự kiện chia sẻ mang tính chun mơn và nền tảng nhân sự trình độ cao (Linkedin) nhằm thu hút và chiêu mộ đội ngũ chuyên gia. Doanh nghiệp cũng cần tạo ra mơi trường làm việc thoải mái, khuyến khích sáng tạo và đóng góp nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở nhân viên.

Cuối cùng, hình thức tiếp cận khách hàng (place) cũng được xem như một yếu tố quan trọng trong hoạt động Marketing, cụ thể là lựa chọn kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận chính xác những điểm chạm khách hàng đồng thời tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát, những kênh thông tin về sản phẩm mà thế hệ Z ngày nay quan tâm khi tìm hiểu về từ khóa mỹ phẩm bao gồm: “mạng xã hội”, “bạn bè/ người quen”, “sách báo tạp chí điện tử”. Do đó có thể thấy doanh nghiệp có thể “tận dụng nền tảng công nghệ số” để phục vụ công tác truyền thông và tăng cường điểm chạm/ tương tác với khách hàng. Doanh nghiệp hồn tồn có thể tạo ra các cộng đồng cho chính mình trên mạng xã hội nhằm nghiên cứu những trăn trở ở khách hàng và đưa sản phẩm của mình tiếp cận đến người dùng với chặng đường ngắn hơn. Hơn nữa, khảo sát cịn cho thấy khơng có sự chênh lệch q lớn giữa các kênh bán hàng truyền thống và hiện đại. Trong đó, sàn thương mại điện tử và mua hàng trực tiếp qua showroom/ đại lý chiếm tỷ lệ tương đương: 50,4% và 51,6%. Như vậy, mặc dù với sự phát triển mạnh mẽ của những nền tảng mua sắm trực tuyến, thế hệ Z vẫn có lịng trung thành và niềm tin với những hình thức mua sắm trực tiếp tại các showroom/ đại lý. Các buổi tọa đàm, chia sẻ cũng nên được tổ chức để tuyên truyền và định hướng người dùng, giúp họ hiểu đúng và hiểu rõ về tiêu dùng xanh nói chung và mỹ phẩm xanh nói riêng. Các CLB doanh nhân cũng là cơ hội để doanh nghiệp tiêu dùng xanh nước ta cùng hỗ trợ nhau tạo nên một hệ sinh thái, giúp doanh nghiệp tiêu dùng xanh Việt Nam đi nhanh, đi xa hơn trên con đường phát triển, nhanh chóng theo kịp các doanh nghiệp nước ngoài đang ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực này tại nước ta và sớm xuất khẩu được sản phẩm tiêu dùng xanh Việt Nam sang thị trường quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào cả hai kênh mua hàng truyền thống và hiện đại để tăng mức độ nhận diện thương hiệu cùng việc phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng-thế hệ Z hiệu quả.

5.3.3. Đối với người tiêu dùng

Mỗi cá nhân trong cộng đồng cần có trách nhiệm thay đổi nhận thức trong việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường bằng cách:

● Cập nhật thơng tin chính thống từ những kênh phương tiện đại chúng chính

thống của Chính phủ để khơng bị hiểu sai lệch trong vấn đề tiêu dùng xanh.

● Nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của bản thân và nhận thức hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường bằng việc chủ động tìm hiểu về vấn nạn này qua báo chí, mạng xã hội, ...Từ đó, nâng cao niềm tin bảo vệ mơi trường và thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường qua tiêu dùng bền vững.

● Không sử dụng các sản phẩm mà quy trình sản xuất gây độc hại đến mơi trường hay được thí nghiệm trên động vật.

● Dành một khoản tiền lớn hơn để chi cho sản phẩm mỹ phẩm xanh. Mỹ phẩm

xanh có giá thành cao hơn mỹ phẩm thơng thường nhưng không quá chênh lệch về giá. Người tiêu dùng có thể đầu tư cho mỹ phẩm xanh để đem lại những giá trị lâu dài và bền vững cho bản thân mình, cộng đồng, và mơi trường.

● Tham gia các buổi tọa đàm về mỹ phẩm xanh, các sự kiện về tiêu dùng xanh

để qua đó lan tỏa tinh thần tin dùng sản phẩm xanh trong cộng đồng và hiểu rõ, hiểu đúng bản chất của tiêu dùng xanh và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội.

● Khuyến khích bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình sử dụng mỹ phẩm xanh, từ đó, tạo nên một xu hướng xanh trong đời sống. Lan tỏa giá trị bền vững đến toàn xã hội.

Một phần của tài liệu báo cáo ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN VÀ GIÁ TRỊ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MỸ PHẨM XANH Ở THẾ HỆ Z TẠI VIỆT NAM (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)