PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

Một phần của tài liệu GIAO AN LOP 4 TUAN 5,6,7,8-2011 (Trang 151 - 156)

D. Nhận xét, dặn dò:

PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

I. MỤC TIÊU:

- Nắm được trình tự thời gian để kể lại nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai

- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập.

GDHS yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh minh hoạ truyện: ở vương quốc tương lai (70 - 71 SGK), bảng phụ ghi sẵn cách kể chuyện một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.

- HS: Sách vở môn học, giấy nháp.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ (3)

- Gọi HS lên bảng kể 1 câu chuyện mà em thích nhất.

- GV nhận xét, cho điểm HS.

B. Dạy bài mới (35)

1) Giới thiệu bài:

- GV ghi đầu bài lên bảng.

2) HD làm bài tập:

* Bài tập 1:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?

- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin - tin và em bé thứ nhất.

- Nhận xét, tuyên dương HS

- Treo bảng phụ đã viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.

- Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.

- Tổ chức cho HS thi kể từng màn.

- 3 HS lần lượt kể câu chuyện của mình

- HS ghi đầu bài vào vở.

- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

+ Là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.

+ Một hôm Tin- tinMi- tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy một em bé đang mang một cỗ máy có đôi cánh xanh.

Tin- tin ngạc nhiên hỏi:

- Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy? Em bé trả lời:

- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng cách. Cả lớp đọc thầm.

- Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sửa chữa cho nhau.

- 4 → 5 HS thi kể.

- Gọi HS nhận xét bạn kể. - GV nhận xét, cho điểm

Màn 1: Trong công xưởng xanh.

Màn 2: Trong khu vườn kỳ diệu

.

Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, tin tin hỏi em đang

làm gì.

Em nói khi nào ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc.

Mi- tin háu ăn nghe vậy liền hỏi

- Vật ấy ăn có ngon không, có ồn ào không?

Em bé đáp:

- Không đâu chẳng ồn ào gì cả. Mình sắp chế xong rồi, cậu có xem không?

Tin- tin háo hức bảo: - Có chứ ! nó đâu?

Vừa lúc ấy, em bé thứ hai tới khoe vật mình sáng chế là ba mươi lo thuốc trường sinh đang nằm trong chiếc lọ xanh. em bé thứ ba bước ra từ trong đám đông bước ra nói mình mang đến một thứ ánh sáng lạ thường.

m bé thứ tư kéo tay anh Tin- tin khoe một chiếc máy biết bay trên không như một con chim. Còn em thứ năm khoe chiếc máy biết dò tìm những khó báu trên mặt trăng. Rời công xưởng xanh, Tin- tinMi- tin

đến khu vườn kỳ diệu. Thấy một em mang một chùm quả trên đầu gậy, Tin- tin khen chùm lê đẹp quá ! Nhưng em bé đó nói đó không phải là lê mà là nho. Em đã nghĩ ra cách trồng và chăm bón những quả nho đó. Em bé thứ hai bê một sọt quả to như quả dưa, Mi- tin tưởng đó là dưa đỏ, hoá ra đó là những quả táo, mà vẫn chưa phải loại to nhất. m thứ ba khoe một xe quả mà Tin- tin

tưởng dó là bí đỏ. Nhưng đó lại là những quả dưa

* Bài tập 2:

- Gọi yêu cầu của bài.

- GV HD hiểu đúng yêu cầu của bài. - Trong truyện Ở Vương quốc Tương Lai, hai bạn Tin- tin và Mi- tin có đi thăm cùng nhau không?

- Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau?

- GV: Vừa rồi các em đã kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thi kể trước sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.

- GV kể câu chuyện theo một cách khác: Tin- tin đến thăm công xưởng xanh còn Mi- tin tới khu vườn kỳ diệu (hoặc ngược lại)

- Gọi HS thi kể.

- GV và cả lớp nhận xét: Nội dung truyện đã đúng trình tự không gian chưa? bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?

- Nhận xét, cho điểm HS

* VD:

Màn 1: Trong công xưởng xanh Màn 2: Trong khu vườn kì diệu

GV: Các em có thể theo cách khác như kể về Mi- tin đến thăm khu vườn kỳ diệu trước rồi mới kể đến Tin- tin vào công xưởng xanh.

* Bài tập 3

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Treo bảng phụ, yêu cầu đọc trao đổi và trả lời câu hỏi.

* Kể theo trình tự thời gian.

+ Mở đầu đoạn 1: Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.

Em bé nói rằng khi ra đời sẽ trồng những quả dưa to như thế.

- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.

+ Tin- tin và Mi- tin đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kỳ diệu cùng nhau. + Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kỳ diệu sau.

- Từng cặp HS suy nghĩ tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.

- HS thi kể.

- Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể.

+ Trong khi Mi- tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin- tin đến công xưởng xanh... + Mi- tin đến thăm khu vườn kỳ diệu...

- HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.

* Kể theo hình tự không gian.

+ Mở đầu đoạn 1: Mi- tin đến khu vườn kỳ diệu.

+ Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh Tin- tin và Min - tin đến khu vườn kỳ diệu.

- Về trình tự sắp xếp?

- Về từ ngữ nối hai đoạn?

- GV kết luận chung về cách kể.

3)) Củng cố - dặn dò (2)

- Thế nào là: Kể theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện theo thứ tự không gian và thời gian. Chuẩn bị bài sau.

ở khu vườn kỳ diệu thì Tin- tin đến công xưởng xanh.

+ Có thể kể đoạn trong công xưởng trước đoạn trong khu vườn kỳ diệu và ngược lại. + Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm. - HS nhắc lại cách kể. TOÁN Tiết 40 GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Biết sử dụng êke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Gd hs yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ:

- Thước thẳng, êke (giáo viên + học sinh)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ (3)

- Học sinh lên bảng chữa bài tập 5. - Giáo viên kiểm tra vở bài tập dưới lớp.

- Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số ta làm thế nào?

- Nhận xét và cho điểm.

B. Bài mới (35)

1) Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm

- 1 sinh lên bảng.

- 3 HS nêu.

nay chúng ta sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

2. Nội dung bài:

a) Góc nhọn:

- Giáo viên vẽ góc nhọn AOB.

- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh, tên các cạnh của góc này ?

- Giải thích: Góc này là góc nhọn. - Dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB: Góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông ?

+ Kết luận: Góc nhọn bé hơn góc vuông.

- Yêu cầu HS vẽ một góc nhọn.

- Dùng êke vẽ góc nhỏ hơn góc vuông?

Một phần của tài liệu GIAO AN LOP 4 TUAN 5,6,7,8-2011 (Trang 151 - 156)