HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:(40’)

Một phần của tài liệu GIAO AN LOP 4 TUAN 5,6,7,8-2011 (Trang 37 - 41)

Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ.

- GV kiểm tra việc làm bài tập của học sinh ở nhà đã đầy đủ chưa.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài. b. Nội dung.

*) Làm quen với biểu đồ cột.

- GV cho HS quan sát biểu đồ: “Số chuột bốn thôn đã diệt được” treo trên bảng.

? Hàng dưới của biểu đồ ghi gì ?

? Các số ghi bên trái của biểu đồ chỉ gì ?

? Mỗi cột biểu diễn điều gì ? ? Số ghi ở đỉnh cột chỉ điều gì ?

? Số chuột đã diệt được của thôn Đông, Đoài, Trung, Thượng là bao nhiêu? ? Cột cao hơn (thấp hơn) biểu diễn số chuột như thế nào ?

b) Thực hành. Bài 1:

- Cho HS làm 4 câu trong SGK, phát triển thêm một số câu hỏi khác nhằm phát huy trí lực của HS:

? Trong các lớp khối Bốn, lớp nào trồng được nhiều cây nhất ?

? Những lớp nào trồng được ít hơn 40 cây ?

Bài 2:

- GV treo bảng phụ có vẽ biểu đồ trong bài.

- Gọi 1 HS lên làm câu a) trên bảng phụ. 3’ 34’ 1’ 14’ 19’ - Mở vở và vở BT đặt lên bàn cho GV kiểm tra.

- Ghi tên của 4 thôn... -...chỉ số chuột.

-...số chuột của thôn đó đã diệt. -...chỉ số chuột biểu diễn ở cột đó. -...của thôn Đông là 2000 con, thôn Đoài là 2200 con, thôn Trung là 1600 con...

- Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn...

- HS tìm hiểu yêu cầu của bài toán trong SGK.

- HS quan sát.

- Nhận xét và chữ bài.

- Cho HS tìm hiểu yêu cầu của câu b) trong SGK, yêu cầu HS lên bảng chữa bài.

- GV chữ bài.

4. Củng cố - dặn dò.

- GV hướng dẫn HS làm các ý còn lại của bài 1 và bài 2. Yêu cầu HS về nhà làm nốt. - Nhận xét tiết học. 3’ ý thứ 2, cả lớp làm bài vào vở. LT&C: DANH TỪ I. MỤC TIÊU:

- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

- Nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ cho trước và tập đặt câu (BT mục III).

- HS có ý thức học tập, biết đặt câu với danh từ.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Bảng lớp viết sẵn bài 1 phần nhận xét, giấy khổ to, bút dạ, tranh, ảnh vẽ con sông, cây dừa, trời mưa, quyển truyện...

- HS Sách vở môn học.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ (3)

? Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với từ vừa tìm được.

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn đã giao về nhà luyện tập.

- GV nhận xét và ghi điểm cho HS.

B. Dạy bài mới (35)

1) Giới thiệu bài:

- GV ghi đầu bài lên bảng.

2) Tìm hiểu bài:

* Phần nhận xét:

- GV treo bảng phụ ghi ND đoạn thơ bài tập 1.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ

- 2 HS thực hiện yêu cầu. - Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS ghi đầu bài vào vở.

- 2 HS đọc yêu cầu và nội dung.

- HS thảo luận cặp đôi và tìm từ ghi vào vở nháp.

chỉ sự vật trong đoạn thơ.

- Gọi HS đọc câu trả lời: Mỗi HS tìm từ ở một dòng thơ.

- GV dùng phấn màu gạch chân dưới những từ chỉ sự vật.

? Xếp các từ em vừa tìm dược vào nhóm thích hợp?

- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu.

- Yêu cầu các nhóm trình bày phiếu của mình.

+ Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm và đơn vị được gọi là danh từ.

? Danh từ là gì?

? Khi nói đến cuộc đời, cuộc sống em có nếm, ngửi, nhìn được không?

? HSG: Những DT chỉ người, vật, đồ vật, hiện tượng, đơn vị có gì khác so với DT chỉ khái niệm ?

+ Những DT đó gọi là DT chỉ khái niệm. ? Danh từ chỉ đơn vị là gì?

- Tiếp nối đọc bài và nhận xét. Dòng 1: Truyện cổ.

Dòng 2: Cuộc sống, tiếng, xưa Dòng 3: Cơn, nắng, mưa. Dòng 4: Con, sông, rặng, dừa. Dòng 5: Đời, cha ông.

Dòng 6: Con sông, chân trời. Dòng 7: Truyện cổ.

Dòng 8: Mặt, ông cha. - HS đọc lại.

- Nhận đồ dùng học tập.

- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. + Từ chỉ người: Ông cha, cha ông. + Từ chỉ vật: Sông, dừa, chân trời. + Từ chỉ hiện tượng: Nắng, mưa.

+ Từ chỉ khái niệm: Cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời.

+ Từ chỉ đơn vị: Con, cơn, rặng. - Lắng nghe.

+ Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị.

+ Không nếm, nhìn được về cuộc đời cuộc sống vì nó không có hình thái rõ rệt. + DT chỉ người, đồ vật, hiện tượng, đơn vị ta cảm nhận được bằng giác quan: Nghe, nhìn thấy, sờ thấy. Còn DT chỉ khái niệm ta không cảm nhận được bằng các giác quan như vậy, mà chỉ cảm nhận được bằng tưởng tượng (trí óc)

- Nhắc lại.

+ Là những từ dùng để chỉ những sự vật có thể đếm, định lượng được.

* Phần ghi nhớ

- Gọi 4 HS đọc ghi nhớ trong SGK. ? Lấy ví dụ về danh từ, GV ghi nhanh lên bảng.

3) Luyện tập:

* Bài tập 1:

- Gọi 2 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm danh từ chỉ khái niệm.

- Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung.

? Tại sao các từ: Nước, nhà, người

không phải là danh từ chỉ khái niệm? ? Tại sao từ cách mạng là danh từ chỉ khái niệm?

- GV nhận xét.

* Bài tập 2

- Gọi 2 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập

- Cho HS suy nghĩ đặt câu cá nhân vào vở.

- Gọi HS đọc câu mình đặt nối tiếp.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

4. Củng cố - dặn dò (2)

? Thế nào là danh từ ? lấy ví dụ về danh từ chỉ vật cây cối?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học thuộc bài. - Chuẩn bị bài sau.

- HS đọc ghi nhớ

+ HS nêu ví dụ: Thầy giáo, cô giáo, bàn, ghế, gió, sấm...

- HS đọc.

- Hoạt động theo cặp đôi.

+ Các danh từ chỉ khái niệm: điểm ĐẠO ĐỨC, lòng, kinh nghiệm, cách mạng.

+ Vì nước, nhà là danh từ chỉ vật người là danh từ chỉ người, những sự vật này ta có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được. + Vì cách mạng nghĩa là cuộc đấu tranh về chính trị hay kinh tế mà ta chỉ có thể nhận thức trong đầu, không nhìn thấy và chạm được.

- 1 HS đọc thành tiếng. - HS làm vào vở.

+ Bạn An có một điểm rất đáng quý là thật thà.

+ Chúng ta luôn giữ gìn phẩm chất ĐẠO ĐỨC.

- HS nối tiếp trả lời.

- HS ghi nhớ.

TUẦN 6

Ngày soạn: 19/8/2011 Ngày giảng: 22/8/2011 TẬP ĐỌC

NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CAI. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, thể hiện tròn tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với nỗi lầm của mình. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

*TCTV: Giúp HS hiểu, pâm đúng từ: (Dằn vặt, Chạy một mạch).

II. CHUẨN BỊ:

GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc HS: Sách vở môn học

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Ổn định tổ chức (1)B. Kiểm tra bài cũ (3) B. Kiểm tra bài cũ (3)

- Gọi 2 HS đọc bài: Gà Trống và Cáo và trả lời câu hỏi về ND bài.

- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.

Một phần của tài liệu GIAO AN LOP 4 TUAN 5,6,7,8-2011 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w