1.2.2.3.Quản lý hoạt động dạy học:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường đại học sư phạm tp HCM​ (Trang 29 - 32)

Quản lý tổ chức đào tạo, quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình dạy của giáo viện và quá trình học của học sinh. Đây là hai q trình gắn bó hữu cơ. Q trình

dạy và học là tập hợp những hành động liên tiếp của giáo viên và của học sinh được

giáo viên hướng dẫn. Những hành động này nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trong q trình đó phát triển năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hóa lao động trí óc và chân tay, hình thành những

cơ sở của thế giới quan đúng đắn.

Nếu xét dạy và học như một hệ thống thì quan hệngười hoạt động dạy và hoạt

động học là quan hệđiều khiển. Do đó, hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy và học) của hiệu trưởng, của cán bộ quản lý các đơn vị đào tạo chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy, và là trực tiếp với thầy, gián tiếp với trị; thơng qua hoạt động dạy của thầy, quản lý hoạt động học của trị.

• Quản lý hoạt động dạy của thầy:

-Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học:

+ Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học là quản lý việc thực hiện kế

hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo của trường, về nguyên tắc, chương trình là pháp

lệnh nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

+ Hiệu trưởng, cán bộ quản lý các đơn vị đào tạo phải làm cho giáo viên nắm vững chương trình, khơngđược tùy tiện thay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung

chương trình dạy học.

+ Hiệu trưởng, cán bộ quản lý các đơn vị đào tạo điều khiến hoạt động dạy và học phải dựa vào nội dung chương trình theo yêu cầu và hướng dẫn của chương trình. Do đó, việc nắm vững chương trình dạy học là một tiền đề đảm bảo hiệu quả quản lý dạy và học.

+ Về lý thuyết, hiệu trưởng hay cán bộ quản lý các đơn vị đào tạo càng nắm vững, nắm chắc, nắm sâu, nắm rộng chương trình đào tạo càng tốt. Tuy nhiên,

trong thực tếđiều này cịn khó. Do đó, chỉ yêu cầu hiệu trưởng, cán bộ quản lý

các cơ sở đào tạo nắm vững chương trình ở mức độ giới hạn cần thiết. Cụ thể là nắm vững những vấn đềsau đây:

- Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của cấp học

- Những ngun tắc cấu tạo chương trình dạy học mơn học, nội dung phạm vi kiến thức của từng môn học

- Phương pháp dạy học đặc trưng của từng môn học - Kế hoạch dạy học từng môn học

+ Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên là quản lý việc dạy

đúng và đủ chương trình qui định. Thực hiện yêu cầu này, người hiệu trưởng, cán bộ

quản lý đơn vịđào tạo làm một số việc sau đây:

- Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy môn học. Đây là kế hoạch chủ yếu của giáo viên và cần phải được trao đổi trong tổ chuyên môn.

- Bảo đảm thời gian qui định cho chương trình (trong chỉ thị của Bộ gọi là biên chế năm học). Nghiêm cấm việc cắt xén chương trình để dành cho những hoạt động khác.

- Hiệu trưởng, hiệu phó hay cán bộ quản lý các đơn vịđào tạo phải theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của giáo viên.

- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi: biểu bảng, sổ sách, phiêu báo giảng bài, sổ dự giờ, lịch kiểm tra học tập, sổghi đầu bài...

- Quản lý việc soạn bài, việc chuẩn bị lên lớp: + Cần hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức trao đổi phương hướng giảng dạy từng bài, những bài khó, những tư liệu mới cần bổ sung vào bài giảng, những điều kiện vật chất, kỹ thuật cần cho bài giảng.

+ Cố gắng xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp cho từng loại bài học đối với từng môn học. Đây là cơng trình chung của tập thểSư phạm nhà trường, nhất là tổ

chun mơn. Có tiêu chuẩn cụ thể vừa giúp cho việc đánh giá giờ học vừa giúp cho việc nâng cao tay nghề của giáo viên. Đương nhiên, tiêu chuẩn giờ lên lớp chỉ là những qui định tối thiểu, cơ bản nhưng rất cần thiết. Trong thực tế, tùy tình hình cụ

thể, cần vận dụng linh hoạt tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp.

+ Để góp phần nâng cao trình độ chun mơn của giáo viên, hiệu thưởng hay cán bộ quản lý các đơn vị đào tạo cần chỉ đạo việc tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp. Thực tiễn cho thấy đây là cách tự bồi dưỡng có hiệu quả, thiết thực nhất đối với giáo viên.

+ Việc tổ chức và hướng dẫn học sinh cũng nằm trong công tác chỉđạo của hiệu

trưởng, của cán bộ quản lý các đơn vị đào tạo. Thực chất đây là nhiệm vụ của giáo viên bộ mơn, song cần có sự quan tâm chỉ đạo của hiệu trưởng, của cán bộ quản lý các

đơn vị đào tạo để đảm bảo có sự hiệp đồng thống nhất trong các giáo viên. về việc này, hiệu trưởng hay cán bộ quản lý các đơn vịđào tạo cần kết hợp với các đoàn thể trong trường nhằm tạo nên phong trào quần chúng rộng rãi trong nhà trường.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:

+ Hiệu trưởng hay cán bộ quản lý các đơn vị đào tạo cần nắm được tình hình của giáo viên thực hiện sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh với những nội

dung như sau:

- Có lịch kiểm tra hàng tháng và cả học kỳ.

- Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm như qui định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo.

- Chấm và trảbài đúng thời hạn.

- Báo cáo tình hình kiểm tra theo qui định của trường.

+ Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng) hay cán bộ

quản lý các đơn vịđào tạo kiểm tra kết quả học tập của học sinh.

• Quản lý hoạt động học tập của học sinh:

+ Thông qua giáo viên hiệu trưởng hay cán bộ quản lý các đơn vị đào tạo quản lý hoạt động học tập của học sinh. Hoạt động đó xảy ra ở lớp, ngồi lớp, ngồi trường,

ở gia đình và được thể hiện qua nhiều hình thức: học trên lớp, thực hành, lao động, tự

học ở nhà.

+ Để giúp cho hoạt động của học sinh được tốt, hiệu trưởng hay cán bộ quản lý

các đơn vị đào tạo phải chú ý:

- Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn trong học sinh. - Xây dựng và thực hiện nề nếp học tập.

- Áp dụng các hình thức động viên khuyến khích học sinh học tập.

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của học sinh. Trong việc này cần đề cao vai trị của Đồn, Hội...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường đại học sư phạm tp HCM​ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)