2.4.3.Kết quả thực nghiệm:
2.4.4. Kết luận chung về thực nghiệm:
Dù rằng đây là những thực nghiệm bước đầu nhưng những thực nghiệm trên đã
phần nào khẳng định giá trị của những biện pháp đề xuất và chúng đã mang lại những nét tiến bộ khởi đầu trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại Trường Đại học Sư phạm -Thành phố Hồ
Chí Minh.
Kiểm nghiệm bằng những thực nghiệm đã trình bày ở trên cũng như qua những lần dự giờ ở lớp Lý 2B, Địa 2 và ở một số lớp khác, các giảng viên bộ môn trong đơn
vị đều khẳng định, sinh viên các lớp rất thích học tiếng Anh chuyên ngành, hướng biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành là rất phù hợp và hiệu quả đối với việc dạy học ngoại ngữ cho sinh viên của các khoa không chuyên ngữ. Nội dung bộ môn phù hợp cùng góp phần tạo cho sinh viên có ý thức học tập tích cực hơn vì họ cho rằng môn tiếng Anh chuyên ngành rất cần thiết, giúp ích cho họ rất nhiều trong học tập và nghiên cứu sau này. Và càng không thể phủ nhận vai trò của người thầy trong việc sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực để khơi dậy hứng thú học tập trong
sinh viên đối với bộ môn ngoại ngữ. Sự luân chuyển các phương pháp dạy học:
phương pháp thuyết giảng, phương pháp vấn đáp, phương pháp làm việc với tài liệu,
phương pháp thảo luận nhóm, trị chơi nhận thức... đã tạo cho sinh viên sự say mê học tập, hứng thú hơn đối với bộ mơn, qua đó nâng cao hơn hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường sư phạm.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận: