2.4.1. Mục đích thực nghiệm:
Đây chỉ là thực nghiệm bước đầu thực hiện trong điều kiện và khảnăng có hạn (mới áp dụng 2 biện pháp trong số 7 biện pháp đã đề xuất ở mục III). Hai biện pháp
tác động là: Cải tiến nội dung, chương trình mơn học và cải tiến phương pháp dạy học
theo hướng giao tiếp tích cực
Mục đích của việc thực nghiệm là tìm hiểu hiệu quả của việc áp dụng hai biện pháp trên qua các thông số:
- Ý thức của sinh viên ở các khoa không chuyên ngữđối với việc học tiếng Anh - Ý kiến đánh giá của sinh viên về nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh đã được cải tiến
- Nhận thức của các em về sự cần thiết của tiếng Anh đối với sinh viên tại các khoa không chuyên ngữ
- Nhận xét của sinh viên vềphương pháp dạy học của giáo viên bộ môn - Kết quả học tập bộ môn của sinh viên sau khi tham gia thực nghiệm
2.4.2. Cách tiến hành thực nghiệm:
+ Nhóm thực nghiệm: bao gồm 39 sinh viên lớp Lý 2 và 50 sinh viên lớp Địa 2 -
Trường Đại học Sư phạm -Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nhóm đối chứng: bao gồm 45 sinh viên lớp Hóa 2 và 30 sinh viên lớp Tâm lý giáo dục 2 - Trường Đại học Sư phạm -Thành phố Hồ Chí Minh.
b. Thời gian thực hiện:
- Thực nghiệm lần 1: Tháng 9/2001
- Thực nghiệm lần 2 (sau khi tác động): Tháng 4/2002 c. Nội dung thực nghiệm:
• Đối với nhóm thực nghiệm:
-Trước thực nghiệm: Đo ý thức của sinh viên đối với việc học tiếng Anh, ý kiến nhận xét của các em về nội dung, chương trình mơn học, nhận thức của các em về sự
cần thiết của bộ môn tiếng Anh đối với sinh viên ở các khoa không chuyên ngữ, đánh
giá của các em về phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn và kết quả học tập bộ
môn tiếng Anh của sinh viên trước khi tiến hành thực nghiệm. Phiếu thực nghiệm gồm các câu hỏi với 5 nội dung (xin xem phụ lục 3). Kết quảthu được 89 phiếu, tất cảđều hợp lệ.
- Áp dung hai biện pháp cải tiến: Thực hiện giảng dạy tiếng Anh theo chương
trinh đã cải tiến cho sinh viên khoa Địa lý và khoa Vật lý, đồng thời yêu cầu hai giáo viên bộ môn thực hiện cải tiến phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp tích cực. Việc thực nghiệm được thực hiện trong cả hai học kỳ -năm học 2001-2002. Trong thời gian thực hiện có tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả giờ dạy ở mỗi lớp.
-Sau thực nghiệm (Sau khi thực hiện hai biện pháp tác động): Tiến hành đo các
thông số như ở thời điểm trước thực nghiệm. Phiếu thực nghiệm gồm các câu hỏi với 5 nội dung (xin xem phụ lục 3). Kết quảthu được là 89 phiếu, tất cảđều hợp lệ.
• Đối với nhóm đối chứng:
- Trước thực nghiêm: Song song với việc khảo sát ở nhóm thực nghiệm, chúng tơi tiến hành khảo sát ở nhóm đối chứng với các thông số tương đương. Phiếu thực
nghiệm gồm các câu hỏi với 5 nội dung như đã thực hiện đối với nhóm thực nghiệm (xin xem phụ lục 3) và kết quảthu được 75 phiếu, tất cảđều hợp lệ.
- Sau thực nghiêm: Nhóm đối chứng cũng được khảo sát theo các nội dung trong mẫu phiếu thực nghiệm như đối với nhóm thực nghiệm (xin xem phụ lục 3) và cùng khoảng thời gian với nhóm thực nghiệm, số phiếu thu được là 75, tất cảđều hợp lệ.
d. Xử lý số liệu:
+ Thống kê tần số, tính tỉ lệ (%)
+ Dùng kiểm nghiệm Chi Square để kiểm nghiệm sự khác biệt về kết quả của: - Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước thực nghiệm - Nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước và sau thực nghiệm
- Nhóm đối chứng ở thời điểm trước và sau thực nghiệm
- Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm sau thực nghiệm